Như các bạn đã biết, tủ lạnh là nơi bảo quản thực phẩm vô cùng phổ biến trong các gia đình hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm nào cũng có thể cho vào tủ lạnh vì nếu làm như vậy thì một trong số chúng dễ bị biến chất hay mất đi mùi vị thơm ngon đặc trưng. Không chỉ có vậy, điều đó còn có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn. Hãy cùng toplist tìm hiểu đó là những loại thực phẩm nào nhé!
Chuối, vải
Chuối, vải đều là những loại hoa quả nhiệt đới và chúng rất kỵ môi trường lạnh. Đây là loại quả cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, thay vì lưu trữ trong tủ lạnh. Vì chúng là một loại trái cây nhiệt đới nên phù hợp với khí hậu ấm hơn môi trường do tủ lạnh cung cấp. Khi để trong tủ lạnh với nhiệt độ 5 độ C, chuối dễ bị thâm đen, hư thối, biến chất, phát tán mùi và giảm các thành phần dinh dưỡng. Nếu vẫn muốn cho chuối vào tủ lạnh, hãy để chúng chín và nên bọc phần cuốn để quả chuối được tươi lâu hơn.
Ngoài ra, chuối còn chứa nhiều thyroxine, một tiền chất có vai trò tích cực đối với sự nhanh nhạy, khả năng học hỏi và điều hòa hoạt động của tim mạch nhất là đối với trẻ nhỏ. Vì vậy, bạn chỉ nên đặt chúng ở những nơi thật thoáng mát, và không bị ánh nắng chiếu vào để chúng giữ được nhiều nhất những dưỡng chất của mình nhé.
Rượu vang
Tuyệt đối không trữ rượu trong tủ lạnh vì nơi đó có nhiệt độ quá lạnh, độ ẩm rất thấp, có ánh đèn LED chiếu sáng thường xuyên, có mùi thức ăn. Rượu cần phải ở trạng thái “tĩnh”, mà tủ lạnh là nơi có rất nhiều sự xáo trộn, không thích hợp để cất chứa rượu. Trữ rượu là một quá trình công phu và đòi hỏi nhiều điều kiện về ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ. Tủ lạnh không phải là nơi đáp ứng tốt các điều kiện đó.
Vì là thức uống cao cấp nên bảo quản rượu vang cũng cần tuân thủ những yêu cầu khá khắt khe. Nếu gia đình bạn thỉnh thoảng mới mua hoặc được tặng 1 chai rượu vang và thường uống hết sau một vài ngày thì việc bảo quản rượu vang trong tủ lạnh là điều có thể chấp nhận được.
Cà chua
Trong các loại rau củ, thì cà chua cũng là một loại thực phẩm mà bạn không nên bảo quản trong tủ lạnh. Không chỉ riêng gì cà chua, cả những loại quả có nhiều nước bạn cũng nên hạn chế cho chúng vào tủ lạnh. Vì những loại quả này nếu bảo quản ở điều kiện nhiệt độ thấp trong thời gian dài sẽ làm xuất hiện các chấm đen, khiến quả mềm nát và thay đổi hẳn mùi vị của ban đầu nó. Việc cất giữ cà chua trong tủ lạnh chỉ làm cho chúng dần héo đi và không còn tươi ngon như lúc đầu. Tốt nhất, bạn nên đặt cà chua ở những chỗ thoáng mát và dùng luôn trong ngày.
Khi cho cà chua vào tủ lạnh, hơi lạnh sẽ ngăn cản cà chua chín tiếp, như vậy hương vị tươi ngon của cà chua sẽ bị giảm sút. Một quả cà chua ngon là quả cà chua chín với nhiều nước, thịt chắc, ngọt và nhiều bột. Khí lạnh khiến cà chua bị khô, mất nước khiến mùi vị ngọt thơm của cà chua cũng bị ảnh hưởng. Cà chua được bảo quản tốt nhất ở nhiệt độ phòng (khoảng 25 độ). Tuy nhiên, nếu cà chua của bạn đã chín kỹ mà bạn chưa có nhu cầu ăn ngay thì nên bọc cà chua vào một tờ báo rồi cất vào ngăn rau củ trong tủ lạnh để bảo quản cà chua, tránh việc cà chua bị thối.
Cà phê
Khi đặt hạt cà phê vào trong tủ lạnh, chúng sẽ làm mất mùi của những loại thực phẩm khác, đồng thời hạt cà phê trong tủ lạnh cũng sẽ biến chất so với hạt cà phê ban đầu. Để bảo quản hạt cà phê luôn trong tình trạng tốt nhất, hãy đặt chúng ở chỗ thoáng mát và tối. Cà phê có khả năng hấp thụ mùi rất cao.
Khi để chung cà phê với các thực phẩm khác trong tủ lạnh khiến cho cà phê hút mùi của các thực phẩm đó và làm mất đi mùi vị đặc trưng. Bạn cũng không nên bảo quản cà phê trong ngăn đông đá của tủ lạnh, vì nhiệt độ tủ lạnh gây ngưng tụ, ảnh hưởng đến hương vị và chất lượng của cà phê.
Khoai tây
Trong môi trường lạnh từ 7 độ C trở xuống, tinh bột trong khoai tây dễ dàng bị chuyển thành đường làm giảm hương vị thơm ngon và trạng thái vốn có của củ. Tốt nhất, bạn nên bảo quản khoai tây trong túi giấy và đặt nó ở nơi thật thông thoáng. Tuyệt đối không nên để khoai tây trong túi nylon vì hơi ẩm tích tụ ở trong đó không thoát ra ngoài được sẽ khiến khoai thối rữa với tốc độ nhanh hơn.
Đa số khoai tây vẫn giữ được trạng thái tươi ngon trong 3 tuần nếu như không đặt vào tủ lạnh. Nhiệt độ trong tủ lạnh có thể chuyển hóa tinh bột trong khoai tây thành đường. Sau đó khi bạn nướng hay rán khoai tây ở nhiệt độ trên 120 độ C, lượng đường đó sẽ kết hợp với axit amin Asparagine và tạo ra một hợp chất tên là Acrylamide. Acrylamide là một hợp chất hóa học được sử dụng trong các loại thuốc nhuộm, nhựa hoặc xuất hiện trong khói thuốc lá. Ngoài ra, Acrylamide còn được hình thành trong quá trình chiên, rán thực phẩm như khoai tây, nếu bạn ăn phải những thực phẩm chứa acrylamide quá nhiều có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Từ bỏ thói quen tích trữ khoai tây trong tủ lạnh và giảm thời gian nấu để thức ăn không bị cháy xém là cách để giảm lượng Acrylamide. Thay vì cất trong tủ lạnh, chúng ta có thể để khoai tây ở chỗ mát và nấu ở nhiệt độ và thời gian vừa phải.
Bánh mì
Bánh mì rất dễ bị khô cứng khi bạn đặt chúng vào trong tủ lạnh. Ngoài ra, nó cũng là một loại thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn, trong điều kiện tủ lạnh lại là nơi chứa đủ mọi loại thực phẩm, mà lại lâu ngày không lau dọn...làm cho bánh mì sẽ rất dễ bị mốc. Chính vì thế, bạn chỉ nên bảo quản bánh mì ở nhiệt độ thường thôi và sử dụng trong vòng 4 ngày là tốt nhất.
Các loại bánh làm từ bột mì điển hình như bánh mì sẽ bị cứng gây mất ngon khi bảo quản trong tủ lạnh do gặp nhiệt độ thấp. Nếu muốn bảo quản bánh mì trong tủ lạnh, bạn chỉ việc cắt nhỏ bánh mì ra rồi cho vào túi thấm dầu và để vào ngăn đá tủ lạnh. Khi cần sử dụng chỉ cần lấy bánh mì để ra ngoài khoảng từ 3-5 phút sau đó nướng lại.
Dưa hấu
Bạn có biết dưa hấu là một loại quả có chứa rất nhiều chất chống oxy hoá tự nhiên vô cùng có lợi cho sức khoẻ, đồng thời có thể ngăn ngừa ung thư hay chống tổn thương cho da do ánh nắng mặt trời. Là một trong những loại trái cây được yêu thích trong mùa hè, các chị em hay để dưa hấu trong tủ lạnh để có thể ăn được những miếng dưa hấu mát lạnh. Tuy nhiên, nếu như bạn không biết cách bảo quản dưa hấu trong tủ lạnh đúng cách thì có thể sẽ làm ảnh hướng đến sức khoẻ của chính bạn.
Theo đó, bạn có thể để dưa hấu còn nguyên quả vào trong ngăn lạnh và khi nào muốn ăn thì mang ra, nhưng nếu như quả dưa hấu đã bị cắt ra thì tốt nhất, bạn nên để ở ngoài để tránh làm giảm các chất oxy hoá có trong loại quả này. Hơn nữa ở điều kiện nhiệt độ khoảng 5 độ C thì rất dễ làm dưa bị úng, không chỉ có vậy việc này còn làm cho dưa hấu thất thoát một lượng các chất chống oxy hoá.
Bạn có thể sử dụng dưa hấu trong khoảng thời từ 15 đến 21 ngày nếu được bảo quản ở mức 12 độ C. Chính vì vậy, tủ lạnh không phải là nơi tốt nhất để bảo quản dưa hấu mà vẫn giữ được độ tươi ngon. Miễn là dưa hấu chưa bị bổ ra, bạn không nên giữ chúng trong tủ lạnh. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, các thành phần dinh dưỡng của dưa hấu sẽ bị ảnh hưởng ở nhiệt độ thấp. Với những quả dưa đã cắt bổ bạn mới nên bảo quản trong tủ lạnh, nhưng cũng nên bọc chúng vào để không tiếp xúc trực tiếp vi khuẩn.
Hành củ
Giống như cà chua, hành cũng có xu hướng trở nên mủn đi và có thể bị mốc khi để trong tủ lạnh trong thời gian quá lâu. Nếu hành đã được cắt ra, thì các lớp của chúng sẽ bắt đầu khô dù cho bạn đã bọc rất cẩn thận. Ngoài ra, hành cũng gây ám mùi lên những thực phẩm bên cạnh nó khi đặt vào tủ lạnh, đó chính là lí do vì sao rất nhiều thớt gỗ sử dụng để thái hành thì đều không thể khử được mùi của nó ra khỏi thớt. Hành tây nói riêng và các loại củ nói chung thường có thời hạn bảo quản khá dài ngay cả khi ở nhiệt độ thường.
Hành tây cần không khí khô thoáng để "thở". Nếu để hành tây trong tủ lạnh, hành tây sẽ bị mềm, sũng nước và hỏng đi rất nhanh. Nhiệt độ tối ưu để bảo quản hành tây là 7 độ C, tuy nhiên nhiệt độ không khí thông thường sẽ không ở mức này. Vậy nên, hãy giữ hành tây trong các thùng hoặc rổ rá và đặt dưới nền đất. Hành tây có mùi rất hăng và nó sẽ khiến tủ lạnh của bạn giữ mùi khó chịu. Và nhất là khi hành bị hư hỏng, mùi hành thối càng khiến tủ lạnh giữ mùi tệ hơn. Các thực phẩm được bảo quản trong tủ cũng theo đó bị giảm chất lượng và hương vị. Trong môi trường ẩm và kín như tủ lạnh, nấm mốc sẽ càng phát triển nhanh và phát tán. Bỗng chốc, tủ lạnh nhà bạn, nơi tích trữ nhiều loại thực phẩm khác nhau dùng cho gia đình lại trở thành 1 ổ vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm.
Mật ong
Mật ong khi được bảo quản trong tủ lạnh sẽ dễ bị kết tinh và đông cứng làm mất đi một lượng dưỡng chất nhất định có trong nó. Vì vậy đối với mật ong thì bạn chỉ cần đóng nắp thật chặt là có thể bảo quản chúng tốt rồi. Mặc khác, bản thân loại thực phẩm này cũng đã có tính kháng khuẩn khá cao, nên bạn cứ yên tâm bảo quản mật ong ở ngoài. Tuy nhiên, bạn không nên để mật ong ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào bởi nhiệt độ phòng là nhiệt độ phù hợp để bảo quản mật ong nhất. Khi nhiệt độ nóng hơn hoặc lạnh đi, chúng đều làm mật ong bị biến chất, giảm hương vị do chênh lệch nhiệt độ.
Khi nhiệt độ thấp hơn xuống dưới 18 độ C sẽ diễn ra quá trình kết tinh ở mật ong thành những hạt nhỏ li ti rất mịn và đều nhau mà dân gian có thói quen gọi là lắng đường. Có nhiều dạng kết tinh ở cổ chai, thân chai hoặc đáy chai". Do vậy, bạn không nên để mật ong trong tủ lạnh, bởi mật ong nguyên chất thông thường có thể bảo quản chừng 1 -2 năm khi ở nhiệt độ thường. Khi bạn cho mật ong vào tủ lạnh không những không giúp bảo quản được lâu mà còn làm mất đi những dưỡng chất tốt có trong mật ong.
Chocolate
Nhiều người vẫn thường có thói quen bảo quản chocolate trong ngăn mát tủ lạnh, thế nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm vì khi bảo quản trong tủ lạnh như vậy bề mặt của chocolate sẽ dễ kết thành sương trắng làm mất vị ngon đặc trưng vốn có của nó. Có vẻ nghịch lý vì để giữ những thanh sôcôla không tan chảy ở nhiệt độ cao, chúng ta thường chọn cách cho chúng vào tủ lạnh. Điều này khiến cho hương vị thơm ngon ban đầu của sôcôla không còn nguyên vẹn.
Ngoài ra, với điều kiện hơi ẩm sẽ tạo sự thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Chính vì vậy, nếu bạn muốn bảo quản chocolate thì tốt nhất nên cho chúng vào túi hút chân không, rồi đặt vào ngăn đá tủ lạnh là đảm bảo nhất. Hoặc bạn chỉ cần để chocolate ở nơi tối, lạnh nhưng không nên bỏ vào tủ lạnh.