Top 7 Việc cần làm sau khi biết điểm thi THPT QG 2019

Sau kỳ thi THPT Quốc Gia 2019 một cánh cổng mới sẽ mở ra với các sĩ tử. Đây là cánh cổng giúp các bạn có thể thực hiện ước mơ của mình. Và để đạt được ước mơ đó thì có rất nhiều điều mà các sĩ tử cần làm. Dưới đây sẽ là những việc mà tất cả các việc sĩ tử cần làm sau khi biết điểm thi THPT Quốc gia 2019 của mình.

Thí sinh có thể làm đơn phúc khảo nếu có nguyện vọng.

Quy chế thi THPT quốc gia năm 2019 Bộ GD&ĐT cho phép thí sinh được quyền xin phúc khảo bài thi. Nếu thí sinh có nguyện vọng làm đơn phúc khảo thì sẽ nộp đơn tại chính nơi mà thí sinh đăng ký dự thi. Trong vòng 10 ngày kể từ khi công bố điểm thi và chuyển dữ liệu thí sinh xin phúc khảo đến hội đồng thi, các trường THPT nơi thí sinh ĐKDT sẽ nhận đơn phúc khảo của thí sinh. Hội đồng thi phải công bố và gửi kết quả cho thí sinh trong vòng 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo.


Ngay sau khi có kết quả thi, thí sinh cần liên hệ trực tiếp với trường dự thi để biết thời hạn nhận đơn phúc khảo cụ thể.Thông thường, lệ phí phúc khảo do từng trường quy định. Nếu sau khi phúc khảo phải sửa điểm bài thi, Hội đồng tuyển sinh sẽ hoàn lại khoản lệ phí này cho thí sinh.

Thí sinh có thể đến trường nộp trực tiếp hoặc gửi chuyển phát nhanh qua đường bưu điện (tránh tình trạng bị thất lạc). Địa chỉ ghi trên bì thư có thể viết như sau: Hội đồng tuyển sinh trường, địa chỉ. Đối với kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, dù điểm môn thi có thay đổi 0,25 điểm cũng vẫn được chấp nhận. Nói cách khác, bất kỳ có sự thay đổi nào về điểm thi thì Hội đồng tuyển sinh phải công nhận kết quả đó.

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Chuẩn bị hồ sơ nhập học

Các bạn tân sinh viên cần chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục nhập trường như sau:

1. Giấy báo nhập học (bản chính) , hồ sơ trúng tuyển có dán ảnh đóng dấu giáp lai và đóng dấu của chính quyền địa phương theo mẫu Bộ giáo dục (bản chính). _ Hồ sơ mua tại hiệu sách hoặc dowload: tại đây

2. Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (hoặc tương đương) đối với những thí sinh tốt nghiệp năm 2018; bằng tốt nghiệp THPT (bản chính và bản sao công chứng) đối với những thí sinh tốt nghiệp trước năm 2018

3. Học bạ THPT (bản sao công chứng và bản gốc để đối chiếu).

4. CMND hoặc thẻ căn cước, giấy tạm vắng ,sổ đoàn.

5. Giấy khai sinh (bản sao có thị thực)

6. Phiếu khám sức khỏe do phòng khám quận, huyện cấp

7. Hồ sơ, giấy Chứng nhận ưu đãi, ảnh nhỏ 3x4 hoặoc 4x6. (chuẩn bị tối thiểu 4 ảnh)

8. Ngoài ra bạn nên chuẩn bị sinh hoạt phí, học phí theo mức thu mà nhà trường thông báo

9. Bản sao có chứng thực các giấy tờ pháp lý để xác nhận đối tượng ưu tiên (nếu có) như giấy chứng nhận con liệt sĩ, thẻ thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh của bản thân hoặc cha mẹ.

10. Giấy chứng nhận đăng ký Nghĩa vụ quân sự (NVQS) và Giấy xác nhận đăng ký vắng mặt do BCH quân sự cấp (*) (đv nam)(bản sao)


Các bạn lưu ý:

- Giấy báo nhập học phải là bản chính, Bằng tốt nghiệp phải có bản chính và bản sao (có công chứng), bằng tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT, trung học chuyên nghiệp hoặc bản chính giấy chứng nhận tốt nghiệp;


- Với giấy khai sinh, các bạn phải có bản sao chứ các bạn không được photo công chứng. Đối với Hồ sơ trúng tuyển Sinh viên phải ghi đầy đủ tất cả các mục, dán hình có đóng dấu giáp lai và xác nhận của địa phương (theo mẫu do Bộ GD-ĐT phát hành, các bạn có thể chỉ có thể mua tại Sở GD-ĐT ở địa phương bạn học cấp III);


- Với học bạ bạn cần có bản sao (có công chứng, bạn có thể sao học bạ tại trường cấp III bạn đã theo học);

Đối với SV trúng tuyển nhờ xét điểm ưu tiên (đối tượng, khu vực) phải nộp giấy chứng nhận ưu tiên. Giấy chứng nhận diện chính sách: dân tộc ít người, con liệt sĩ, con thương/bệnh binh (kèm bản sao thẻ thương/bệnh binh có công chứng), chứng nhận hộ nghèo… dùng để xét miễn giảm học phí.


Các bạn chú ý nhé, đây là các giấy tờ cần thiết và nhất thiết là không được thiếu một loại nào nha các bạn!

Thêm nữa, các bạn cần có giấy xin phép tạm vắng ở địa phương để đăng ký tạm trú tại địa phương nơi các bạn sẽ thuê nhà trọ. (Các bạn không cắt hộ khẩu ở địa phương vì các trường không nhập hộ khẩu cho SV)

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Theo dõi điểm chuẩn của trường mình đăng ký và xác nhận nhập học

Ngày công bố điểm xét tuyển NV1 là 9/8/2019: Các trường Đại Học sẽ công bố kết quả điểm xét tuyển nguyện vọng 1.Ngày 15/8/2019 các thí sinh cần xác nhận nhập học đợt 1. Lưu ý: cần xác nhận trước 17h ngày 15/8. Nếu thí sinh không thực hiện các thủ tục đúng thời gian quy định sẽ phải xét tuyển bổ sung vào trường khác.

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Xem xét thứ tự ưu tiên các nguyện vọng


Trong năm nay bộ sẽ không hạn chế nguyện vọng của thí sinh nhưng các bạn nên cần cân nhắc kĩ càng các nguyện vọng của mình chứ không nên điền tràn lan, không có thứ tự ưu tiên. Thí sinh nên đăng kí các ngành học phù hợp với năng lực và sở thích của mình. Vì thí sĩnh đỗ nguyện vọng trên sẽ không đỗ nguyện vọng dưới nên thí sinh nên để ngành học mình thích lên trên tránh trường hợp khi dã trúng tuyển lại phải cân nhắc việc có nên nhập học hay không.

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Xét tuyển bổ sung

Nếu thí sinh chưa trúng tuyển trọng xét tuyển đợt 1 thì có thể xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Từ ngày 28/8/2019: Các trường sẽ thực hiện xét tuyển nguyện vọng bổ sung (NV2). Lưu ý: Xét tuyển bổ sung sẽ không xét tuyển đủ các ngành như đợt 1.

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Nhập học

Theo lịch nhập học của trường thí sinh sẽ đến trường nộp các giấy tờ (học bạ, giấy chứng nhận ưu tiên,…) để làm thủ tục nhập học.


Hội đồng tuyển sinh trường gửi giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển, trong đó ghi rõ những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học.


- Thí sinh trúng tuyển phải đến nhập học theo đúng yêu cầu ghi trong Giấy triệu tập trúng tuyển của trường. Đến chậm 15 ngày trở lên (kể từ ngày ghi trong giấy triệu tập trúng tuyển), nếu không có lí do chính đáng, coi như bỏ học. Đến chậm do ốm đau, tai nạn có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, được xem xét vào học hoặc bảo lưu sang năm sau.

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Điểu chỉnh nguyện vọng

Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia, thí sinh có thể xét vào các trường Đại học, Cao đẳng theo quy định riêng của từng trường. Dựa vào số điểm thi thực tế của mình thí sinh có thể thay đổi nguyện vọng xét tuyển ban đầu để có cơ hội trúng tuyển cao hơn vào những ngành hay trường đại học mình mơ ước.


Từ ngày 22/7/2019 – 29/7/2019: Thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng thông qua hình thức đăng ký xét tuyển bằng hình thức trực tuyến.


Từ ngày 22/7/2019 – 31/7/2019: Thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng bằng phiếu đăng ký xét tuyển.


Trước 17h:00 ngày 2/8/2019: Thí sinh kiểm tra lại thông tin đăng ký xét tuyển và cập nhật lại nếu có sai sót. Chỉ áp dụng cho thí sinh điều chỉnh nguyện vọng bằng phiếu.

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?