Top 10 Câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất trên trang google năm 2019

Mới đây, Google chính thức công bố danh sách tìm kiếm nổi bật Việt Nam 2019, trong đó có hạng mục câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất trên trang google năm 2019. Sự thực là mỗi ngày trong mỗi chúng ta, có không biết bao nhiêu câu hỏi mà chúng ta cần tra google để giải đáp thắc mắc, và có bao giờ các bạn tự hỏi rằng đâu mới là câu hỏi được người Việt chúng ta tìm kiếm nhiều nhất chưa, nếu chưa hãy cùng toplist khám phá ngay qua bài viết dưới đây nhé.

Văn hóa giao thông là gì?

Lý do "Văn hóa giao thông là gì?" nằm trong top câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất trên trang google:


Ý thức và văn hóa giao thông kém của người Việt là nguyên nhân chính gây ra các vụ giao thông thảm khốc thời gian qua. Nói cho cùng, có hai nguyên nhân lớn và cơ bản nhất liên quan đến vấn đề tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay đó là: cơ sở hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế và ý thức, văn hóa của người dân khi tham gia giao thông.

Trong hai nguyên nhân lớn này thì vấn đề cơ sở hạ tầng giao thông nếu muốn cải thiện khắc phục nhất định cần có lộ trình và nhiều yếu tố phức tạp khác như tầm nhìn về quy hoạch đô thị hay tiềm lực, sức sống của nền kinh tế đất nước...

Dẫu vậy đây không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra các vụ tai nạn thảm khốc và làm chết nhiều người như nguyên nhân thứ hai. Bởi lẽ, tuy vấn đề hạ tầng, đường sá còn nhiều hạn chế nhưng nếu ý thức và văn hóa giao thông của người Việt tốt hơn thì tin chắc rằng sẽ không có nhiều vụ tai nạn giao thông thảm khốc và khủng khiếp như vừa rồi.

Thế nên, trong khi chờ đợi một lộ trình để Việt Nam có được một cơ sở hạ tầng giao thông hoàn chỉnh và hiện đại thì việc nâng cao ý thức và văn hóa khi tham gia giao thông là những việc cần phải chấn chỉnh ngay để mỗi người Việt trước hết bảo vệ bản thân mình và không gây nguy hiểm cho người khác. Vì vậy mà " Văn hoá giao thông là gì" được rất nhiều người quan tâm và đặt câu hỏi trong thời gian qua.


Vậy Văn hóa giao thông là gì?


Trước tiên, đó là phải hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông. Hai là, phải có tính cộng đồng khi tham gia giao thông. Khi lưu thông trên đường phải biết không chỉ vì lợi của bản thân mình mà còn phải bảo đảm an toàn cho những người khác. Gặp trường hợp người bị nạn cần giúp đỡ, chia sẻ kịp thời. Ba là, cư xử có văn hóa khi lưu thông trên đường như tham gia giao thông từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt.


Khi văn hóa giao thông của mỗi người được nâng lên, những hành vi sai trái, quậy phá trên đường sẽ trở thành lố bịch, bị cộng đồng lên án. Từ đó, văn hóa giao thông của cả cộng đồng sẽ được nâng lên, TNGT và ùn tắc giao thông sẽ giảm.

Văn hóa giao thông là gì?
Văn hóa giao thông là gì?

Kumanthong là gì?

Lý do Kumanthong được tìm kiếm nhiều nhất trên trang google:

Theo những thông tin đồn thổi, KumanThong có “năng lực” thấp được yểm bằng những bùa chú mà thầy phép viết, cất trong bụng hoặc dán sau lưng, trên đầu của những búp bê. Loại này thường có giá thấp, và dĩ nhiên, sự “siêu nhiên” đem lại cho người nuôi cũng chỉ dừng lại ở việc gặp nhiều may mắn trong kinh doanh, được bảo vệ an toàn trong cuộc sống, được giữ nhà cửa giùm. Những KumanThong có “năng lực” cao hơn, thường được yểm bằng xác thai nhi (những bào thai còn trong bụng mẹ đã bị phá đi, vứt bỏ, chỉ bé bằng bàn tay), được các pháp sư, thầy phép quảng cáo là nếu đem chúng về nhà, nuôi chúng bằng sữa (cắm ống hút vào hộp sữa rồi đặt vào miệng búp bê), kẹo bánh hàng ngày, trò chuyện và yêu thương chúng như con mình thì sẽ được các “linh hồn” trong búp bê phù hộ, cầu gì được nấy, làm ăn thuận lợi, tình duyên như mong muốn, may mắn trong xổ số và những điều siêu nhiên khác. Đạo sĩ ở Thái Lan còn nhắc nhở người nuôi phải dành toàn bộ tình cảm và sự quan tâm cho búp bê, nếu trong nhà có trẻ em thì phải đối xử công bằng, không được bỏ bê hay thiếu quan tâm vì nếu không sẽ khiến Kuman Thong nổi giận, gây hại đến người nuôi… Vì vậy mà đây là câu hỏi được rất nhiều người Việt quan tâm, là câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất trên trang goodle năm 2019.



Vậy Kumanthong là gì?


Kumanthong (ku ma thong) còn được biết đến là “cậu bé vàng” hay “quỷ linh nhi”. Là một loại bùa ngải huyền bí có xuất xứ từ Thái Lan. Sở dĩ bùa kumanthong được sử dụng bởi nó chứa đựng mối tương quan giữa cuộc sống và nghiệp. Đó là nguyên nhân của con người trong cuộc sống quá khứ và kết quả nhận được trong cuộc sống này.


Các nhà sư Thái Lan vốn có lòng trắc ẩn với những đứa trẻ đáng thương không có điều kiện để được tái sinh vào nơi tốt. Và họ dùng bùa phép để cứu các đứa trẻ này bằng cách đưa chúng vào tạm một nơi để trú ẩn. Chẳng hạn như mặt dây chuyền họa tiết hoặc bức tượng nhỏ hình em bé. Đó cũng chính là lí do búp bê kumanthong được ra đời.

Có 2 loại kumanthong cơ bản là kumanthong trắng và kumanthong đen:


  • Kumanthong phép trắng là loại phép được luyện lên từ các thành phần lành tính như hoa, cỏ, thảo mộc quý, đất chùa, đất rừng tâm linh, xá lợi, … cộng với chú thuật cổ xưa trong Phật giáo Thái Lan. Nó đều dựa trên cái thiện.
  • Kumanthong phép đen có những thuật phép đen tốt tùy thuộc vào tay chủ nhân tốt hay xấu. Nhưng hầu như là phần lớn các pháp sư thực hành luyện bùa ngãi từ những vong linh trẻ em không thể siêu thoát, thai nhi, máu, xương, mỡ của người chết,…

Kumanthong được tạo ra như thế nào?

Các nhà sư sẽ lấy xác chết của trẻ sơ sinh và sử dụng xương hoặc lông, tóc của chúng tạo thành các mẫu bùa hộ mệnh. Với những bé chưa được sinh ra hay chết trong bụng mẹ thì sẽ được đưa vào hình tượng em bé đang nằm và mút vú giả. Còn những bé ở độ tuổi từ 2 đến 8 thì thường có dạng là đứng hoặc ngồi, hoặc mang thêm các vũ khí như cung hoặc giáo mác.


Một số linh hồn hung dữ thì sẽ được pháp sư bịt mắt bằng tấm vải màu đỏ. Những loại này sẽ mất rất nhiều năm để có thể rửa sạch nghiệp chướng cho chúng và cũng rất khó để chế ngự.

Búp bê kumanthong giá bao nhiêu?


Giá kumanthong sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tùy chủng loại, nơi bán. Do đó không thể nào đưa ra một mức giá chính xác. Thông thường giá của kumanthong có thể dao động từ vài triệu đến vài chục triệu.

Kumanthong là gì?
Kumanthong là gì?

Cà khịa là gì?

Lý do "Cà khịa là gì" nằm trong top câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất trên trang google:


"Cà khịa" đang là hot trend được sử dụng nhiều trên mạng xã hội. Nhiều người cho rằng từ khóa này chuẩn bị thay thế trào lưu "khẩu nghiệp" trong thời gian tới.


Thời gian gần đây, mạng xã hội bùng nổ trào lưu mới mang tên "Cà khịa". Hàng loạt câu nói, ảnh chế về động từ này ra đời. Theo nhiều người, "cà khịa" đang là từ khóa hot nhất trên mạng.


Theo đó, hàng loạt câu nói ăn theo hot trend "cà khịa" ra đời. Thậm chí, có người nói điều làm họ ám ảnh nhất không phải hình ảnh ghê rợn của phim Chuyện kinh dị lúc nửa đêm đang được công chiếu, mà là hai từ "cà khịa".


Những câu nói như "Trong tất cả các loại cà, em thích nhất là cà khịa", "Nhân chi sơ, tính cà khịa", "So với việc yêu đương thì mình hợp với việc đi cà khịa hơn"... xuất hiện hàng loạt dưới phần bình luận của mỗi bài viết, hình ảnh trên mạng xã hội.

"'Cà khịa"
đã thay thế 'khẩu nghiệp' trở thành hot trend trên mạng", Hoàng Tâm (23 tuổi, TP.HCM) khẳng định. Vì vậy " Cà khịa là gì" được rất nhiều người quan tâm trong thời gian qua.


Vậy Cà khịa là gì?


Theo Wikipedia, cà khịa là từ ngữ địa phương mang hai nghĩa: cố ý gây sự để cãi vã, đánh đấm nhau và xen vào chuyện riêng của người khác.

"Cà khịa, cà chớn, cà nhắc... là những từ ngữ người dân vùng mình hay dùng. Những từ này đều có nghĩa không mấy tích cực, chủ yếu chỉ những thanh niên thích xen vào chuyện của người khác", Văn Cường (24 tuổi, Sóc Trăng) nói.


Tuy nhiên, với nhiều dân mạng, từ "cà khịa" được sử dụng với ý nghĩa "sang" hơn. Một số người lý giải từ này dùng để chỉ việc "khẩu nghiệp" ở mức độ nhẹ hơn, xen vào chuyện người khác theo hướng "thanh lịch, tinh tế".

"Khi đi 'cà khịa', có thể người khác thấy khó chịu, riêng bạn sẽ thấy hả hê. Tuy nhiên, làm gì cũng cần có điểm dừng, đừng 'cà khịa' quá đà kẻo mang họa vào thân", Thúy Vy (24 tuổi, TP.HCM) nói.

Trên các diễn đàn, hội nhóm, từ khóa "cà khịa" đang viral và được sử dụng nhiều. Một số người cho rằng từ này sắp thay thế trào lưu "khẩu nghiệp" và trở thành hot trend duy trì trong thời gian dài.

Cà khịa là gì?
Cà khịa là gì?

Độ ta không độ nàng là gì?

Lý do "Độ ta không độ nàng là gì" nằm trong top câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất trên trang google:


“Độ ta không độ nàng” là một từ khóa được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã hội thời gian vừa qua và nhận được nhiều sự quan tâm của giới trẻ trên mạng xã hội. Với cái tên khá lạ, thế nhưng độ ta không độ nàng lại trở thành xu hướng mới thay thế cho “cục xì gầu ông bê bắp”.


Chỉ sau vài ngày xuất hiện tại Việt Nam, “độ ta không độ nàng” đã nhanh chóng lọt vào top 2 trending của Youtube và top 10 bảng xếp hạng âm nhạc Zingchat. Trước khi về Việt Nam thì ca khúc Độ ta không độ nàng đã là một ca khúc cực hot trên Tiktok trung quốc cho đến sau khi bài hát này được phổ lời Việt thì nó thì lại càng được thổi bùng lên nhờ sự yêu thích của cộng đồng mạng Việt Nam. Với giai điệu da diết, ca từ đậm chất ngôn tình bi ai khiến cho ai đã nghe một lần cũng bị ấn tượng. Đó là lý do tại sao câu hỏi này lại được cộng đồng Việt quan tâm tới vậy.



Vậy "Độ ta không độ nàng là gì?"


“Độ ta không độ nàng” có tên gốc là “Độ tôi, không độ cô ấy" (tên tiếng Trung: 渡我不渡她) là một bài hát nhạc Hoa. Phiên bản gốc cùng tên do Tô Đàm Đàm và Giai Bằng trình bày, lời Việt Yu Ling. Những ca từ trong bài hát là câu chuyện tình buồn giữa một vị tiểu hòa thượng và cô gái phàm trần là quận chúa rất xinh đẹp. Tuổi thơ của hai người lớn lên cùng nhau chính vì thế cô gái có tình cảm đặc biệt với vị tiểu hòa thượng này. Thế nhưng, vì tiểu hòa thượng là người đã quy y cửa phật nên không thể động lòng được trước quận chúa.

Sau này, nàng bị hoàng tử xấu xa nhìn trúng, muốn lấy nàng làm thiếp, nàng không chịu, chạy đến hỏi hòa thượng: "Chàng có thích ta không?", chàng không đáp lời, nàng nói: "Ta hiểu rồi". Đêm trước ngày thành thân, vị hoàng tử kia uống say, mò đến phòng nàng đòi động phòng trước, cướp mất sự trong trắng của nàng, nên nàng đã treo cổ tự vẫn trên người còn đang mặc đồ cưới.

Chính cái chết của nàng đã khiến cho vị tiểu hòa thượng thức tỉnh và nhận ra rằng mình cũng có tình cảm sâu đậm với cô gái ấy nhưng không dám thừa nhận. Hòa thượng tìm đến tên hoàng tử kia, một kiếm chém đứt yết hầu.


Trong lúc đau khổ tột độ, vị hòa thượng chỉ biết hỏi Phật Tổ, tại sao phổ độ chúng sinh, cứu giúp mọi người mà lại không độ cho cô gái ấy để cô chịu nhiều đau khổ.

Như vậy, cái tên “Độ ta, không độ nàng” xuất phát từ câu nói oán trách của nhà sư với Phật Tổ. “Độ” (渡) nghĩa gốc là “qua/vượt qua”, nhưng cũng có nghĩa là “cứu giúp” trong giáo lý của Phật giáo. “Độ ta, không độ nàng” được hiểu là: “Vì sao phù hộ ta mà không phù hộ cho nàng?”.

Trên thực tế, chủ đề tình yêu đôi lứa luôn hấp dẫn trong nghệ thuật. Những tác phẩm càng oan trái, oái ăm như “Độ ta, không độ nàng” lại càng khiến khán giả nhớ đến. Chủ đề nhà sư lưu luyến hồng trần cũng không hiếm thấy trong nền văn hóa Á Đông. Như truyện “Đức Phật và nàng”, “Bất phụ Như Lai bất phụ khanh” của Trung Quốc hay bi kịch của nhà sư Anchi và Kiyo trong truyện cổ “Nàng Kiyohime hóa rắn” của Nhật Bản.

Hiện tại, Độ ta không độ nàng do một công ty ở Việt Nam nắm bản quyền nên hàng loạt các video cover lại ca khúc này trên YouTube đã bị xóa. Giọng ca Thiên An trong video dưới đây cũng đã phải chi một số tiền để giữ video 44 triệu view của mình.

Độ ta không độ nàng là gì?
Độ ta không độ nàng là gì?

Chill là gì?

Lý do "Chill là gì?" nằm trong top câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất trên trang google:


Gần đây chúng ta thường nghe nói về “Chill” và thấy nó được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày của các bạn tuổi teen. Thậm chí là xuất hiện trên các status, comment, bài viết trên trang mạng xã hội, nhất là Facebook.


Thỉnh thoảng lại thấy trên Facebook người ta hay dùng từ Chill mà nhiều người chả hiểu đó là từ chỉ gì cả. Vậy Chill là gì mà giới trẻ hiện nay hay dùng vậy nhỉ? Đó là lý do nhiều người thắc mắc và tra google.


Vậy Chill là gì?


Chill là gì? Theo một số giải thích mà Ad được biết, thì Chill là một danh từ thể hiện sự thờ ơ, lạnh nhạt, vô cảm với một sự việc hay hiện tượng nào đó. Chill hiểu một cách đơn giản thì giống như là mặc kệ, “bơ đi mà sống”, dạng như vậy.


Hiện nay, từ “Chill” được các bạn trẻ dùng trong nhiều hình thức khác nhau và ý nghĩa của chúng cũng rất đa dạng. Chẳng hạn như:


  • Khi bạn muốn rủ một ai đó ra ngoài chơi, đến một nơi rất thú vị hoặc là nơi mà cả 2 cùng thích. Chúng ta có thể nói “Guys! Let’s Chill”.
  • Nếu như bạn thật sự không bận một việc gì hoặc không phải làm gì quan trọng. Công việc của bạn chỉ là ngồi đọc báo, đọc truyện, xem phim,lướt web, chơi game, chat Facebook,vv…Chỉ cần là hoạt động thư giãn đầu óc với những công việc mang tính giải trí bình thường thì bạn cũng có thể gọi đó là “Chill”.
  • Khi bạn gặp một anh chàng hay cô gái nào đó rất “cool” (phong cách, ngầu hay cá tính”, bạn cũng có thể họi họ là một người rất “Chill”.

Giải thích đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về Chill là gì rồi đúng không nào? Nói một cách đơn giản, từ lóng “Chill” được các bạn trẻ sáng tạo ra để dùng biểu đạt những cảm xúc thật tuyệt vời, thoải mái, thật tốt, thật sáng tạo, thật đẹp, thật đặc biệt, thật thư giãn,…


Chill là gì?
Chill là gì?

Senorita là gì?

Lý do "Senorita là gì?" nằm trong top câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất trên trang google:


Senorita chính là ca khúc được trình bày bởi 2 ca sĩ trẻ Shawn Mendes và Camila Cabello đã gây được tiếng vang trên khắp thị trường nhạc toàn thế giới trong năm vừa qua. Nội dung bài hát nói về cặp đôi luôn che giấu tình cảm của mình, phủ nhận tình cảm của đối phương dành cho mình. Nhưng cuối cùng con tim cũng chiến thắng lý trí và họ đã trở về bên nhau với tình yêu đích thực.


Trong ca khúc Senorita, nữ ca sỹ Cabello đã vào vai một cô gái Tây Ban Nha phục vụ ở quán ăn. Cô gặp chàng trai do Mendes đóng và 2 người đã phải lòng nhau.


Vậy Senorita là gì?


Senorita trong tiếng Tây Ban Nha là "señorita", xưng danh được đặt tên trước một người con gái chưa có gia đình. Từ señorita được phát âm là /ˌsān-yə-ˈrē-tə/. Từ này được sử dụng riêng cho cộng đồng người Tây Ban Nha. Theo nghĩa từ điển Merriam-Webster thì từ señorita hoặc senorita được sử dụng tương đương với từ Miss trong tiếng Anh, cũng chỉ các quý cô trẻ chưa có gia đình.


Ngoài ra Senorita còn là tên bài hát của ca sỹ kiêm nhạc sỹ người Mỹ Justin Timberlake trong album solo đầu tay Justified ra mắt năm 2002. Bên cạnh đó Senorita cũng là chủ đề bài hát trong album I made của 5 cô gái từ nhóm nhạc Hàn Quốc (G)I-dle ra mắt vào cuối tháng 2 vừa rồi. Bài hát cũng đã giúp (G)I-dle tạo được sự chú ý trong làng công chúng yêu nhạc K-Pop.


Senorita là gì?
Senorita là gì?

Cục xì lầu ông bê lắp là gì?

Lý do "Cục xì lầu ông bê lắp là gì?" nằm trong top câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất trên trang google:


Giới trẻ luôn là những người đi đầu trong việc sáng tạo ra nhiều trào lưu kỳ lạ. "Cục xì lầu ông bê lắp" là câu hát vô nghĩa nhưng liên tục được nhắc tới và chế ảnh trên mạng xã hội những ngày qua. Vì vậy mà từ khoá này được nhiều bạn trẻ quan tâm và đặt câu hỏi không biết "Cục xì lầu ông bê lắp là gì?".


Vậy Senorita là gì?


"Cục xì lầu ông bê lắp" là cụm từ không có ý nghĩa nhưng liên tục được nhắc tới và chế ảnh trên mạng xã hội những ngày qua. Xu hướng này bắt nguồn từ việc dân mạng "Việt hóa" câu hát “Don't you know, pump it up. Don't you know, pump it up” trong ca khúc đình đám Pump It Up do ca sĩ Danzel (người Bỉ) ra mắt vào năm 2004. Ca khúc Pump It Up rất phổ biến trên mạng xã hội Tik Tok. Nhiều người đoán một số dân mạng nghe và yêu thích giai điệu này nhưng không biết chính xác tên bài hát nên đã dịch ra tiếng Việt thành "Cục xì lầu là ông bê lắp". Câu hát kỳ lạ này hiện xuất hiện khắp nơi trên mạng xã hội. Nhiều "thánh chế ảnh" không bỏ lỡ cơ hội bắt trend mới. Sự chiếm sóng của cụm từ này khiến nhiều dân mạng "hoang mang", ám ảnh. Tóm lại, "Cục xì lầu là ông bê lắp" là câu hát tiếng Anh được lái sang tiếng Việt với mục đích giải trí chứ không có ý nghĩa gì.


Cục xì lầu ông bê lắp là gì?
Cục xì lầu ông bê lắp là gì?

Curacao ở đâu?

Lý do "Curacao là gì" nằm trong top câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất trên trang google:


Curacao là đối thủ của ĐT Việt Nam trong chung kết King's Cup 2019. Tuy nhiên có lẽ nhiều người Việt vẫn còn chưa từng nghe tên đất nước Curacao và nền bóng đá của họ.


Vậy Curacao ở đâu?


Curacao (viết chính xác là Curaçao, phát âm là ‘kjʊərəsaʊ’ – Cu-ra-xao) là một đảo quốc nằm ở phía nam của biển Caribe, gần bờ biển Venezuela, đảo quốc này hình thành một quốc gia cấu thành của Vương quốc Hà Lan.


Thủ đô và thành phố lớn nhất của Curacao là Willemstad, đây là đảo lớn nhất và đông dân cư nhất, với diện tích 444 km2 đất liền.


Curacao được gọi là Lãnh thổ Đảo Curacao cho đến ngày 10 tháng 10 năm 2010, khi Antille của Hà Lan giải tán, Curacao chính thức trở thành một quốc gia cấu thành của Vương quốc Hà Lan.


Đội tuyển bóng đá quốc gia Curacao:

Đội tuyển bóng đá quốc gia Curacao là đội tuyển cấp quốc gia của Curacao do Liên đoàn bóng đá Curacao quản lý. Thực tế, trong các giải đấu quốc tế hay của châu Mỹ, đội Curacao đúng là "không tên tuổi". Tuy vậy, đội tuyển Curacao lại đang xếp thứ 82 trên bảng xếp hạng FIFA, hơn đội tuyển Việt Nam 16 bậc (tháng 6/2019). Tính ra đội tuyển Curacao cũng là đội có thứ hạng cao nhất trong 4 đội dự King's Cup 2019 tại Thái Lan lần này.

Ngoài ra, một vài cái tên đáng chú ý trong đội hình Curacao đang chơi bóng tại Hà Lan và Anh khi nhắc đến có thể nhiều người Việt cũng biết.


Ví dụ, thủ môn Eloy Room đang chơi cho PSV Eindhoven, cao 1m90; trung vệ Darryl Lachman đang chơi cho PEC Zwolle, cao 1m89; hậu vệ Shermar Martina đang chơi cho MVV Maastricht, cao 1m80; hậu vệ đội trưởng Cuco Martina (chơi cho Feyenoord, cao 1m85). Trong khi đó các tiền vệ Shermaine Martina (cao 1m81); tiền đạo Gervane Kastaneer cao 1m85; hay tiền vệ Leandro Bacuna chơi cho Cardiff, cao 1m87 cũng là những cái tên rất đáng chú ý. Tại King's Cup 2019, Curacao đã đánh bại Ấn Độ với tỉ số 3-1, cho thấy đẳng cấp của họ với các đội bóng châu Á là khá chênh lệch.

Curacao ở đâu?
Curacao ở đâu?

Cúng rằm tháng 7 như thế nào cho đúng?

Lý do "Cúng rằm tháng 7 như thế nào cho đúng?" nằm trong top câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất trên trang google:


Người ta hay nói cúng cả năm không bằng ngày rằm tháng 7? Vì vậy "Cúng rằm tháng 7 như thế nào cho đúng?" là câu hỏi mà rất nhiều người băn khoăn. Cũng như các ngày rằm trong các tháng khác, người ta thường thắp hương, khấn gia tiên. Nhưng có điều khác là trong tháng 7 vào ngày rằm, họ thường chuẩn bị đồ lễ và văn cúng cẩn thận hơn, chu đáo hơn.


Trong ngày rằm tháng 7, cũng chính là 2 ngày lễ lớn của người dân Việt Nam, đó là ngày lễ vu lan báo hiếu và ngày xá tội vong nhân.


Về nguồn gốc của ngày lễ như sau:


Nguồn gốc ngày lễ vu lan: Trong Phật giáo có bồ tát bồ tát Mục Kiều Liên sau khi tu thành chánh quả, ông đã tưởng nhớ tới mẹ mình và đã dùng mắt thần để tìm kiếm xem vong hồn mẹ mình đang ở đâu. Bằng phép thần thông quảng đại, ông đã tìm thấy mẹ ông dưới địa ngục, trở thành quý đói, bị hành hạ và ông rất thương xót. Vì thương mẹ, ông đã tự mình xuống dâng cơm lên mẹ mình. Nhưng bản tính “tham, sân, si” trong mẹ ông vẫn còn, lúc thấy cơm, bà đã sợ các vong hồn khác thấy và cướp mất nên đã lấy tay che bát cơm đi. Vì thế khi đưa cơm lên miệng thì cơm biến thành lửa. Qúa thương xót, ông đã tìm tới Phật tổ, Phật đã dạy: “Dù ông thần thông quản đại đi chăng nữa cũng không thể tự cứu mẹ mình chỉ dựa vào sức của mình. Chỉ còn cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương trời mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy chính là ngày thích hợp cho ông cung thỉnh các chư tăng, sắm sửa lễ cúng để nhằm cứu được mẹ mình”. Ông đã làm theo lời Phật chỉ bảo và đã cứu được mẹ mình cùng các vong hồn khác. Từ đó, lễ vu lan ra đời, như là ngày lễ cho con người ta cầu siêu cho cha mẹ đã mất hoặc thể hiện lòng tôn kính tới bậc sinh thành, biết ơn công dưỡng dục của cha mẹ.


Nguồn gốc ngày xá tội vong nhân: Ngày xá tội vong nhân hay còn gọi là ngày cầu siêu xuất phát từ sự tích rằng, từ ngày 1 đến tối 15/7 âm lịch hàng năm, cửa Quỷ Môn Quan sẽ được mở để cho các vong hồn trở lại trần thế. Họ thường cúng lễ xá tội vong nhân vào ngày rằm tháng 7 để cầu siêu cho các vong hồn không về cõi âm kịp, cầu siêu cho các vong hồn không nơi nương tựa, trẻ sinh trẻ lạc, cũng là cách cầu khấn cho bản thân và gia đình không bị ma quỷ quấy phá Còn trong Phật giáo thì cho rằng, đức phật A Nan Đà trong lúc đang tụng kinh thì có một con Quỷ Miệng Lửa bay vào báo hiệu 3 ngày nữa Đức Phật sẽ chết và bị hóa thành Diệm Khẩu Quỷ. Trừ khi Người cho chúng thức ăn thì thì mới thêm tuổi thọ. Đồng thời Đức Phật phải tụng kinh siêu độ, tăng thêm phước cho mình, cũng vừa giúp cho Diệm Khẩu Quỷ có thể siêu thoát. Và ngày lễ Xá Tội Vong Nhân ra đời từ đó.


Vậy Cúng rằm tháng 7 như thế nào cho đúng?

  • Tiền vàng nên rải về 4 phía và đặt ở mỗi phía từ 3 - 7 cây nhang.
  • Nên cúng vào buổi chiều tối vì lúc đó ánh sáng yếu, các cô hồn dễ dàng hoạt động, nhanh nhạy hơn. Nếu cúng ban ngày ánh sáng dương khí mạnh thì các vong hồn sẽ bị suy yếu, dễ bị đốt cháy.
  • Lễ cúng Rằm phải được bày ra trước sân nhà hoặc trước cửa nhà. Đặc biệt lễ này nên được bày cúng ngoài trời. Trong mâm lễ phải cúng đồ chay, không được phép có xôi gà, vì xôi gà chỉ dành cúng tổ tiên, thần linh, không cúng âm hồn ma quỷ.
  • Khi thủ tục khoa lễ kết thúc, đem hóa hết vàng mã, tiền vàng quần áo, muối gạo, cháo trắng được vãi ra ngoài, theo quy tắc nên rải từ nhà ra đầu ngõ rồi đến đường lớn để tiễn sinh linh, cô hồn.
  • Khi chưa cúng xong mà lễ vật bị tranh cướp thì gia chủ thả tay không dành lại lễ vật vì nếu giật lại đồ lễ sẽ khiến gia chủ gặp nhiều điều không may. Việc chưa cúng xong mà có người cướp lễ thì đó là tín hiệu tốt cho gia cát nhà bạn.
  • Không nên để trẻ con, phụ nữ mang thai và người già lại gần khi cúng cô hồn vì dễ bị cô hồn trêu chọc, quấy rối.
Cúng rằm tháng 7 như thế nào cho đúng?
Cúng rằm tháng 7 như thế nào cho đúng?

Đường lưỡi bò là gì?

Lý do "Đường lưỡi bò là gì?" nằm trong top câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất trên trang google:


Bốn giây xuất hiện của "đường lưỡi bò" trong bộ phim hoạt hình dài hơn tiếng rưỡi có thể không dài, nhưng đó lại là cách thức tuyên truyền rất tinh vi của Trung Quốc.


Dư luận đang dậy sóng về chuyện bộ phim hoạt hình Abominable (tên phát hành tại Việt Nam: Everest: Người tuyết bé nhỏ) bị dừng chiếu sau khi khán giả phát hiện cảnh phim có hình ảnh "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc tự ý vẽ ra trên Biển Đông.


Vậy Đường lưỡi bò là gì?


"Đường lưỡi bò" hay "đường chín đoạn" là khái niệm mà Bắc Kinh dựa vào để tuyên bố quyền lịch sử đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Tuy nhiên, yêu sách này hoàn toàn trái với luật quốc tế và trên thực tế, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) năm 2016 đã ra phán quyết khẳng định tuyên bố của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.


Vụ việc một lần nữa cho thấy sự nguy hiểm của chính sách tuyên truyền mà Bắc Kinh đang thực hiện về một thứ mà thậm chí ngay cả bản thân họ cũng mơ hồ về nguồn gốc.



Trung Quốc từ lâu đã ý thức được điều đó. Họ tận dụng mọi cơ hội để tuyên truyền về "đường lưỡi bò", từ sách giáo khoa cho đến các tạp chí khoa học, dù là trong những lĩnh vực có vẻ không liên quan như môi trường, cả trong nước lẫn trên thế giới.

Tháng 5/2018, một đoàn du khách Trung Quốc bị phát hiện mặc áo thun in hình "đường lưỡi bò" ngay tại sân bay Cam Ranh, Khánh Hòa. Sau đó, cơ quan chức năng địa phương đã yêu cầu những người này cởi bỏ và tịch thu số áo trên.

Tháng 9 cùng năm, bộ sách Wow! - Những bí mật kỳ diệu dành cho học sinh của tác giả Trung Quốc, dành cho học sinh từ 6 đến 16 tuổi, bị phát hiện có hình ảnh minh họa "đường lưỡi bò". Vụ việc khiến nhà xuất bản cấp phép phải yêu cầu đơn vị phát hành thu hồi sách và chỉnh sửa nội dung.

Đáng lưu ý, từ năm 2012, Trung Quốc đã phát hành mẫu hộ chiếu mới gắn chip điện tử với các trang bên trong có in hình "đường lưỡi bò". Thế nhưng, Bắc Kinh không chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền đối với người dân nước này. Họ đã tiến xa hơn.
Đường lưỡi bò là gì?
Đường lưỡi bò là gì?

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?