Top 10 Công ty gia đình nổi tiếng tại Việt Nam

Trong điều kiện nền kinh tế đang từng bước chuyển biến, hội nhập toàn cầu, không thể không kể đến vai trò của các thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế ngoài nhà nước hiện nay. Và trong đó, công ty gia đình là một mô hình quan trọng trong vận hành nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam cũng vậy, các công ty gia đình cũng đóng góp lớn vào sự thay đổi bộ mặt nền kinh tế Việt Nam. Toplist xin giới thiệu top những công ty gia đình hùng mạnh, nổi tiếng tại Việt Nam mà danh tiếng, thương hiệu của họ đã khá quen thuộc với người tiêu dùng trong nước.

Gia đình ông Johnathan Hạnh Nguyễn: Tập đoàn Liên Thái Bình Dương

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn sinh năm 1951 tại Nha Trang. Năm 1974 ông sang định cư tại Philippines. Ông là người có nhiều nỗ lực trong việc đàm phán mở tuyến bay chính thức Việt Nam - Philippines. Hệ thống Imex pan Pacific hiện là nhà phân phối của nhiều thương hiệu như nước hoa Chanel; các nhãn hàng thời trang Nike, Burberry,... và là đối tác nhận nhượng quyền của nhiều nhà hàng như Thai Village, Domino Piazza,...
Hiện nay, vợ và các con ông cũng tham gia vào hoạt động kinh doanh của IPP, chị, em gái ông cũng đang là người điều hành chuỗi siêu thị Citimark và Maximark.

Logo của tập đoàn Liên Thái Bình Dương
Logo của tập đoàn Liên Thái Bình Dương

Gia đình bà Nguyễn Thị Điền: Công ty may thêu giày An Phước

Trong khi đang làm việc cho một công ty xuất nhập khẩu nhà nước, bà Nguyễn Thị Điền quyết định rẽ hướng lập công ty riêng vào năm 1992. Hiện nay An phước là công ty dệt may lớn tại Việt Nam với trên 5.000 nhân viên và quản lý trên 100 cửa hàng trên cả nước.
Công ty TNHH May Thêu Giày An Phước là công ty quản lý hệ thống nhà máy sản xuất, xuất khẩu sản phẩm thời trang cao cấp cho thị trường Nhật Bản, Châu Âu, và quản lý hệ thống cửa hàng bán lẻ sản phẩm thời trang nam, nữ thương hiệu An Phuoc, Pierre Cardin, Bonjour, Anamai tại thị trường Việt Nam – Lào – Campuchia, và thương hiệu G. Weis tại thị trường Cộng Hòa Liên Bang Đức.
An Phước tạo dấu ấn bởi việc gia công cho nhiều thương hiệu lớn như Pierre Cardin vào năm 1997. Ngoài ra An Phước còn mua lại nhiều công ty may, thời trang như nhà máy sản xuất Tomiya Summit Gargent của Nhật tại Đồng Nai vào năm 2010, nhà máy FLD của tập đoàn SPATZ của Pháp tại Nha Trang năm 2013,...
Kế nghiệp công ty An Phước sẽ là con trai bà Nguyễn Thị Điền - anh Trần Minh Khoa, hiện anh đang giữ chức phó tổng giám đốc của công ty.

Một trong các chuỗi cửa hàng bán lẻ của Thương hiệu An Phước
Một trong các chuỗi cửa hàng bán lẻ của Thương hiệu An Phước

Gia đình ông Trần Kim Thành, Trần Lệ Nguyên: Tập đoàn Kinh Đô

Từ một cơ sở sản xuất nhỏ, 2 anh em ông Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên đã xây dựng nên thương hiệu Kinh Đô nổi tiếng trong ngành thực phẩm. Bước đột phá của Kinh Đô là đầu tư dây chuyền công nghiệp để sản xuất bánh trung thu - mặt hàng đem lại phần lớn doanh thu cho mảng bánh kẹo của tập đoàn.
Mặc dù vậy năm 2014 Kinh Đô đã bán lại mảng kinh doanh đem lại phần lớn lợi nhuận này cho tập đoàn Mondelez và chuyển hướng sang sản xuất dầu ăn, mì gói, bột nêm. Thương hiệu mì gói Đại Gia Đình chính là do Kinh Đô xây dựng nên.
Thương hiệu Kinh Đô trong ngành thực phẩm đã không còn xa lạ
Thương hiệu Kinh Đô trong ngành thực phẩm đã không còn xa lạ

Gia đình ông Vưu Khải Thành: Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên (Biti's)

Ông Vưu Khải Thành khởi nghiệp năm 1980 với 2 tổ sản xuất Bình Tiên và Vạn Thành, sản xuất dép cao xu xuất khẩu sang thị trường Liên Xô, các nước Đông Âu, sau đó là phục vụ thị trường Tây Nam Trung Quốc và các nước Tây Âu.
Đến năm 1990 Bình Tiên chuyển hướng sang tập trung vào thị trường nội địa và nhanh chóng trở thành thương hiệu số 1 với thông điệp "Nâng niu bàn chân Việt".
Thương hiệu Biti's đã quá quen thuộc với mọi người
Thương hiệu Biti's đã quá quen thuộc với mọi người

Gia đình bà Nguyễn Thị Nga: Tập đoàn BRG, SeaBank, Intimex

Bà Nguyễn Thị Nga khởi nghiệp với ngành kinh doanh xe máy từ những năm 1980. Bà cũng từng giữ chức chủ tịch HĐQT Techcombank trước khi giữ chức vụ chủ tịch HĐQT SeaBank. Ngoài ra, bà còn là người đứng đầu của tập đoàn đa ngành BRG.
Tập đoàn BRG hiện đang điều hành những sân golf lớn như Kings's Island Golf Resort, Legend Hill Resort. Các công ty thuộc sở hữu gia đình bà cũng đầu tư vào các chuỗi khách sạn thương hiệu Hilton như Hilton Hanoi Opera và Hilton Hanoi Inn.
Bà Nguyễn Thị Nga trong lễ kí kết kinh doanh giữa Tập đoàn BRG và Sumitomo
Bà Nguyễn Thị Nga trong lễ kí kết kinh doanh giữa Tập đoàn BRG và Sumitomo

Gia đình ông Đặng Văn Thành: Tập đoàn Thành Thành Công

Gia đình ông Đặng Văn Thành tạo dấu ấn trong các lĩnh vực ngân hàng, mía đường và bất động sản. Ông đã từng dẫn dắt ngân hàng Sacombank trong vòng 20 năm. Còn Tập đoàn Thành Thành Công được ông thành lập với xuất phát điểm trong lĩnh vực kinh doanh cồn, mật rỉ.
Qua các thương vụ mua bán sáp nhập, Thành Thành Công hiện nắm cổ phần lớn tại Đường Biên Hòa, Đường Bourbon Tây Ninh,... cũng như tham gia vào bất động sản, du lịch, năng lượng, đầu tư tài chính. Tính đến năm 2014 tập đoàn có 19 công ty con và 3 công ty liên kết.
Con gái ông sẽ là người kế nghiệp và giữ chức chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Thành Thành Công.
Tập đoàn Thành Thành Công kí kết triển khai dự án
Tập đoàn Thành Thành Công kí kết triển khai dự án "Nông trường kiểu mẫu"

Gia đình ông Đỗ Minh Phú: Tập đoàn Doji, ngân hàng Tiên Phong

Gia đình ông Đỗ Minh Phú vốn là gia đình có truyền thống 3 đời kinh doanh. Ông Phú đã mang lại thành công lớn cho sự nghiệp kinh doanh của gia đình với việc gây dựng nên thương hiệu nổi tiếng Diana và sau này bán lại cho tập đoàn Unicharm.
Hiện nay ông Phú và 2 con trai nắm toàn bộ cổ phần của Doji Group. Doji hiện có 7 công ty con và 6 công ty liên kết góp vốn và nằm trong top 3 ngành trang sức Việt Nam. Ông Phú còn là chủ tịch HĐQT của ngân hàng Tiên Phong. Trong gia đình ông các em ông cũng tham gia vào việc kinh doanh tại nhiều công ty khác nhau.

Tập đoàn Doji- gia đình ông Đỗ Minh Phú
Tập đoàn Doji- gia đình ông Đỗ Minh Phú

Gia đình ông Đỗ Duy Thái: Công ty Thép Việt Pomina

Ông Đỗ Duy Thái tốt nghiệp Đại học Sư Phạm nhưng ông lại chọn con đường kinh doanh thép vào những năm 1990. Thương hiệu thép Pomina đã trở thành biểu tượng của chất lượng hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất thép của Việt Nam, đồng thời tạo được uy tín và sự tin tưởng tuyệt đối với khách hàng.
Hiện tại, Đỗ Duy Hiếu - con trai ông Thái đang làm CEO tại Thép Việt - được hứa hẹn sẽ là người kế nghiệp sự nghiệp của gia đình.
Thép Việt Ponima- thương hiệu thép hàng đầu Việt Nam
Thép Việt Ponima- thương hiệu thép hàng đầu Việt Nam

Gia đình bà Trần Thị Hường: Tập đoàn Hoàn Cầu, ngân hàng Nam Á

Bà Trần Thị Hường sinh năm 1936 trong một gia đình nghèo tại tỉnh Bình Định. Tuổi trẻ bà đã từng làm rất nhiều công việc khác nhau như bán hàng, học may,... nhưng sau khi lấy chồng bà chuyển sang làm công nghiệp và đi lên nhờ kinh doanh bất động sản.
Đầu những năm 90 bà đầu tư nhà máy bia tại Khánh Hòa và sau đó bán lại cho hãng San Miguel với giá 24 triệu USD. Sau đó, bà xây dựng nhà máy Sài Gòn Cola tại TP. HCM rồi lại chuyển nhượng cho Coca-Cola với giá 15 triệu USD. Không lâu sau bà tiếp tục xây dựng và bán nhà máy nước tăng lực Lipovitan với giá khoảng 17 triệu USD.
Hiện nay, gia đình bà chủ yếu kinh doanh bất động sản (Chung cư Saigonland - Điện Biên Phủ, Chung cư cao cấp Cantavil - Hoàn Cầu), du lịch khách sạn (Diamond Bay City, Diamond Bay Golf & Villas,...), ngân hàng (ngân hàng Nam Á), xây dựng - sản xuất, hạ tầng - khu công nghiệp, truyền thông - y tế - giáo dục (Đại học Quang Trung, Saint Luke). Tập đoàn Hoàn Cầu hiện có 8 công ty thành viên.
Hiện tại, bà chỉ đảm nhận vai trò cố vấn HĐQT ngân hàng Nam Á và chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Hoàn Cầu. Thế hệ tiếp theo kế thừa sự nghiệp chính là các con của bà.
Lễ mở bán căn hộ trong dự án Diamond Bay của tập đoàn Hoàn Cầu
Lễ mở bán căn hộ trong dự án Diamond Bay của tập đoàn Hoàn Cầu

Gia đình ông Lý Ngọc Minh: Gốm sứ Minh Long

Gốm sứ Minh Long là một trong những thương hiệu gia đình danh tiếng nhất Việt Nam. Công ty được ông Lý ngọc Minh cùng một người bạn thành lập năm 1970. Năm 1990 Minh Long là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên nhận được giấy phép xuất khẩu. Đến năm 1994 công ty chuyển sang tập trung vào thị trường nội địa.
Bốn người con của ông hiện đều đang tham gia điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.

Gốm sứ Minh Long- thương hiệu hàng đầu về gốm sứ
Gốm sứ Minh Long- thương hiệu hàng đầu về gốm sứ

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?