Top 6 Đại học tự chủ tài chính của Việt Nam hiện nay

Năm 2016 là năm có nhiều thay đổi trong ngành giáo dục. Một trong những vấn đề được đề cập đến nhiều nhất là việc các đại học "tự chủ tài chính". Việc tự chủ về tài chính trong ngành giáo dục liệu có phải là hướng đi đúng đắn khi chính phủ cho phép các trường tự chủ toàn bộ, đặc biệt là học phí. Hãy cùng toplist điểm qua những trường đại học tự chủ tài chính hiện nay.

Đại học Ngoại Thương

Theo Đề án “Thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Ngoại thương giai đoạn 2015-2017” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trường sẽ chủ động và tiến hành đề án một cách hợp lí để có được hiệu quả cao nhất. Đại học Ngoại thương đặt ra mục tiêu trong 13 năm tới ( tức là năm 2030) trường sẽ trở thành trung tâm đào tạo, giảng dạy và nghiên cứu chất lượng thế giới.
Đáng xem xét đến nhất trong đề án là dự kiến tăng học phí lên tối đa không quá 30%. Mức thu học phí tối đa (của chương trình đại trà, trình độ đại học, chính quy), năm 2015 – 2016, là 14,5 triệu đồng/sinh viên/năm, năm 2016 – 2017, là 16 triệu đồng/sinh viên/năm (hiện, trường đang thu ở mức 13 triệu đồng/sinh viên/năm). Học Phí đối với tiến sĩ thì tăng 2,5 lần, thạc sĩ tăng 1,5 lần, cao đẳng bằng 0,8 lần mức học phí nói trên. Đề án có hiệu lực ngày 2-06-2015.

Đại học Ngoại Thương
Đại học Ngoại Thương

Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Chính phủ thông qua nghị quyết tự chủ tài chính vào tháng 3/2016, Đại học Kinh Tế Quốc Dân tăng học phí lên đến gần 30% vào năm học 2016-2017. Chi tiết học phí tăng như sau: Sinh viên K57 (năm thứ 2) và sinh viên K58 sắp vào trường lần lượt là 375.000đ/tín chỉ gồm các ngành như tin học kinh tế, hệ thống thông tin quản lí, công nghệ thông tin, kinh tế học, kinh tế tài nguyên, kinh tế bất động sản và địa chính, kinh doanh bất động sản và luật kinh doanh, luật kinh doanh quốc tế, thống kê kinh tế xã hội và thống kê kinh doanh. Và 530.000đ/ tín chỉ cho nhóm ngành kế toán tổng, kiểm toán, kinh tế đầu tư, kinh tế quốc tế, tài chính doanh nghiệp. Và 450.000đ cho nhóm ngành còn lại. Năm ngoái thì học phí 3 nhóm ngành này là 295.000đ/tín chỉ, 415.000đ/ tín chỉ và 355.000đ/ tín chỉ.
Cổng trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân và nỗi lo lắng không
Cổng trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân và nỗi lo lắng không "bước vào" được của nhiều sinh viên
Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập trường
Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập trường

Đại học Công Nghiệp TP HCM

Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh là trường đại học trực thuộc Bộ Công thương Việt Nam, được thành lập theo quyết định 214/2004/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2004. Ngày 6-5-2016 công bố đề án tự chủ , học phí của năm 2016-2017 trung bình là 423.000đ/tín chỉ cho sinh viên chính quy. Năm ngoái (2015-2015) là 417.000đ/tín chỉ. Đối với các khóa tuyển sinh năm 2014-2015 trung bình là 260.000đ/tín chỉ. Vừa qua ngày 12-09-2016 Đại học Công Nghiệp vừa được công nhận là cơ sở giáo dục chất lượng quốc gia. Và đây cũng là trường Đại học đầu tiên ở phía nam đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Đại học Công Nghiệp TPHCM
Đại học Công Nghiệp TPHCM
Đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của trường
Đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của trường

Đại học Tôn Đức Thắng

Đại học Tôn Đức Thắng và Đại học Kinh Tế TP HCM là 2 trường được chính phủ đồng thời phê duyệt đề án tự chủ tài chính. Theo đó trường được phép thu học phí trung bình tối đa đối với đại học chính quy là 13 triệu đồng/năm/sinh viên trong năm 2014-2015. Và tiếp tục tăng trong năm 2015-2016 là 14,95 triệu đồng/năm/sinh viên. Dự kiến năm 2016-2017 là 17,2 triệu đồng/năm/sinh viên.Trường thu học phí với mức năm sau không quá 20% năm trước.
Tính đến nay Đại học Tôn Đức Thắng là trường đại học công lập có khuôn viên đẹp, rộng rãi và đạt chuẩn nhất. Hiện trường đang có một sân vận động tiêu chuẩn 3 sao, đang xây dựng khu thư viện tổng hợp quy mô lớn, thư viện điện tử và phòng đọc chất lượng quốc tế.

Khuôn viên sân vận động đạt chuẩn 3 sao của Đại học Tôn Đức thắng
Khuôn viên sân vận động đạt chuẩn 3 sao của Đại học Tôn Đức thắng
Đại học tọa lạc ngay khu đô thị lớn của quận 7 nguy nga như một tòa lâu đài
Đại học tọa lạc ngay khu đô thị lớn của quận 7 nguy nga như một tòa lâu đài

Đại học Tài Chính - Marketing

Ngay sau ngày 23-03-2015 chính phủ phê duyệt đề án tự chủ về tài chính cho trường Đại học Tài Chính - Marketing. Trường đã bắt đầu có những kế hoạch thu học phí theo đề án, với mức học phí trung bình đối với đại học chính quy là 14,5 triệu đồng/sinh viên/năm trong năm 2015-2015. Vào năm học kế tiếp 2016-2017 trường tiếp tục gia tăng học phí bình quân là 16,5 triệu đồng/sinh viên/năm. Đối với mức học phí gia tăng bình quân theo năm này, sinh viên nên dự trù trước những chi phí phát sinh có thể xảy ra.
Góc học tập của sinh viên
Góc học tập của sinh viên
Đại học Tài Chính - Marketing
Đại học Tài Chính - Marketing

Đại học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh

Đề án tự chủ về tài chính của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM cũng đã được Chính phủ phê duyệt. Theo quyết định phê duyệt đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của trường, mức học phí mới bình quân đối với các chương trình đại trà từ năm học 2014-2015 tối đa là 13 triệu đồng/sinh viên/năm, năm học 2015-2016 là 14,5 triệu đồng/sinh viên/năm và năm học 2016-2017 là 16,5 triệu đồng/sinh viên/năm.
Bắt đầu từ K41 học phí sẽ tăng dần, hiện nay K41 đang bước vào giai đoạn chuyên ngành với mức học phí trung bình từ khoảng 535.000đ/tín chỉ. Mặc dù học phí tăng cao và có dự báo trước nhưng lượng sinh viên nộp đơn ứng tuyển vào trường vẫn không hề giảm đi. Năm 2015 là 4500 sinh viên và năm 2016 là có hơn 5000 sinh viên.

Cơ sở A của Đại học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh
Cơ sở A của Đại học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh
UEH là một trong những trường có thế mạnh về đoàn hội
UEH là một trong những trường có thế mạnh về đoàn hội

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?