Top 8 Sự kiện Văn hóa nổi bật nhất tháng 2 năm 2022

Trải qua một năm 2021 đầy biến động với diễn biến phức tạp của dịch Covid – 19, có thể nói tháng 2/2022 này là sự trở lại của các sự kiện văn hóa với những lễ hội mang tính cổ truyền ở trong nước cũng như ở quốc tế. Cùng Toplist điểm qua 10 sự kiện văn hóa nổi bật trong tháng 2 này nhé.

Tết Nguyên Đán của người Việt

Tết Cổ truyền Nguyên Đán là ngày lễ được người Việt Nam dùng để chào mừng thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Ngày lễ này được tính theo Âm lịch và tuy rằng thời khắc chuyển giao giữa hai năm chỉ có vài phút nhưng người Việt ăn Tết cổ truyền trong nhiều ngày.


Vào dịp Tết Cổ truyền, người Việt dù làm ăn xa đến đâu cũng cố gắng quay về quê hương để quây quần bên gia đình đón năm mới. Sau đó, vào những ngày Tết, người Việt bỏ hết công việc, để tâm hồn được thoải mái, thư giãn và vui chơi, đi chúc Tết lẫn nhau.


Rất nhiều lễ hội được tổ chức vào dịp Tết Cổ truyền tùy theo đặc trưng của từng địa phương. Bên cạnh đó, người Việt cũng sẽ làm nhiều món ăn đặc trưng của Tết như gói bánh chưng, bánh tét, làm các loại mứt Tết, bánh Tết…Hoa đào hay hoa mai là loại hoa được trưng bày trong ngày Tết của người Việt, nó không chỉ trang trí cho căn nhà thêm đẹp mà còn thể hiện được tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam. Ngoài ý nghĩa tiễn năm cũ đi, đón năm mới đến, Tết Cổ Truyền của người Việt còn có ý nghĩa của sự đoàn viên, sum họp và gặp gỡ trong vui mừng hân hoan.

Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa

Rằm tháng Giêng - Tết Nguyên Tiêu

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới. Ngày này còn được coi là “Tết muộn” vì diễn ra ngay sau Tết Nguyên đán. Vào dịp này, các gia đình không may có người thân bị ốm hay đi vắng vào đúng dịp năm mới có cơ hội được về đoàn tụ cũng gia đình. Ngày Rằm tháng Giêng, người Việt thường đi chùa lễ Phật hoặc các đền miếu, di tích lịch sử để cầu bình an, tốt lành cho bản thân và gia đình. Đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình cùng chuẩn bị mâm cơm cúng, đứng trước bàn thờ tổ tiên nhớ về công đức của các bậc sinh thành, nhớ về nguồn cội. Tuỳ vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán mà mỗi gia đình, vùng miền có mâm cỗ cúng khác nhau, nhưng tựu chung lại đều thể hiện lòng tấm lòng thành kính đối với Phật, thánh, ông bà, tổ tiên.


Theo phong tục truyền thống, trước đây vào đêm 15.1 âm lịch (đêm Rằm tháng Giêng), nơi đâu cũng treo đèn, kết hoa, ngâm thơ, bình thơ và thực hiện các nghi lễ cúng Rằm. Mặc dù hiện nay đã hạn chế rất nhiều, nhưng phong tục đêm Rằm tháng Giêng đã trở thành nét sinh hoạt văn hoá truyền thống mang đậm chất thơ của dân tộc.

Hình minh họa
Hình minh họa
Bữa cơm Tết Nguyên Tiêu
Bữa cơm Tết Nguyên Tiêu

Lễ Hội chùa Hương

Lễ hội Chùa Hương Hà Nội thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức và là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn ở miền Bắc đặc biệt là dịp đầu xuân năm mới. Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch thu hút rất nhiều phật tử và khách du lịch trong nước lẫn quốc tế.


Thời gian khai hội chùa Hương vào ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm, ngày này vốn là ngày mở cửa rừng, của người dân địa phương sau này trở thành ngày khai hội. Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.


Khi đến tham quan chùa Hương, du khách còn được hòa mình vào những hoạt động văn hóa, lễ hội tại nơi đây. Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn… Tuy nhiên năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid – 19, lễ hội chùa Hương mở cửa đón khách muộn hơn mọi năm và áp dụng những quy tắc phòng chống dịch bệnh.

Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa

Lễ hội mừng xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc

Lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc được tổ chức vào tháng 2 hàng năm nhằm kỷ niệm ngày mất của Đệ tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả (1334-2014) và tôn vinh công đức to lớn của thiền phái phật giáo Trúc Lâm trong sự nghiệp thống nhất tôn giáo, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời quảng bá các giá trị của khu di tích quốc gia Côn Sơn - Kiếp Bạc.


Lễ hội truyền thống mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc là lễ hội lớn của tỉnh Hải Dương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội hằng năm được tổ chức từ ngày 10 - 23 tháng giêng âm lịch với các nghi lễ chính như: khai hội, lễ tưởng niệm ngày viên tịch của Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả, lễ tế trên núi Ngũ Nhạc, lễ giỗ Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả, cùng các hoạt động hội như thi gói bánh chưng, bánh dày, liên hoan pháo đất, giải vật dân tộc, giải cờ tướng...

Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa

Ngày lễ Valentine (14/2)

Ngày Valentine (tên tiếng Anh là Valentine’s Day, Saint Valentine’s Day) còn được gọi là ngày lễ tình yêu, ngày lễ tình nhân, được đặt tên theo Thánh Valentine – một trong những vị Thánh tử vì đạo Kitô giáo đầu tiên. Ngày lễ Valentine trước kia phổ biến tại Bắc Mỹ và Châu Âu nhưng ngày nay đã phổ biến gần như ở mọi quốc gia.


Valentine không chỉ có 1 ngày 14 tháng 2 mà hiện nay chúng ta có đến 3 ngày Valentine trong 1 năm, gồm: Valentine Đỏ (14/2), Valentine Trắng (14/3) và Valentine Đen (14/4). Trong đó Valentine Đỏ và Valentine Trắng là ngày dành cho các cặp tình nhân, còn ngày Valentine Đen được tổ chức cho những người còn đang độc thân.


Valentine là dịp để các cặp đôi bày tỏ tình cảm, những ai chưa có người yêu có thể thổ lộ với đối phương. Mặc dù mỗi đất nước có cách đón Valentine khác nhau nhưng nhìn chung, đa số đều tặng cho nhau chocolate, hoa hồng đỏ, thiệp... Ở thời hiện đại, những món quà trong dịp lễ Valentine đã đa dạng hơn nhưng hầu như không thể thiếu socola và hoa hồng.


Socola tượng trưng cho những cung bậc cảm xúc yêu ghét, ngọt ngào, đắng chát... trong tình yêu nhưng cũng giống với chocolate, ai cũng muốn được trải nghiệm những cảm xúc trong tình yêu dù nó có ra sao đi chăng nữa. Trong khi đó, hoa hồng lại là biểu tượng của thần Venus - nữ thần tượng trưng cho sắc đẹp, tình yêu trong thần thoại La Mã và màu đỏ là màu thể hiện cho tình yêu mãnh liệt.

Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được tổ chức tại xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, Hà Nam là một lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông và là nét đẹp văn hóa trở về nguồn cội. Lần đầu tiên nghi thức lễ tịch điền này được diễn ra vào thế kỷ X ở Hà Nam, trên quê hương vua Lê Đại Hành và sau nhiều năm thất truyền, được khôi phục từ năm 2009 vào mùng 7 tháng Giêng.


Theo tích cũ, lễ Tịch điền có nguồn gốc từ rất xa xưa do vua Thần Nông, một vị vua huyền thoại được xem là thủy tổ của người Việt, cụ nội của Vua Hùng khai mở. Lễ Tịch điền về sau được người Việt thực hiện mang ý nghĩa tế Thành hoàng, Thần Nông, các thần mây, mưa, sấm, chớp để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu nên còn được gọi là Hạ điền cầu bông.


Lễ tịch điền không chỉ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của các vị vua đối với người nông dân mà còn tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, lòng biết ơn tiền nhân, tích cực phát triển sản xuất nông nghiệp. Bởi thế, mỗi người dân Hà Nam nói riêng, Việt Nam nói chung cần phát huy truyền thống thi đua lao động, sản xuất, phát triển kinh tế trên chính mảnh đất quê hương mình.


Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm nay được tổ chức long trọng trong 3 ngày từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng 2 (tức từ 5-7 tháng Giêng năm Nhâm Dần) với sự tham dự của chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Trước đó, vào ngày mùng 5 và mùng 6 tháng Giêng tổ chức các nghi lễ tâm linh như lễ cáo yết, lễ rước nước lên Đàn tế, lễ Sái tịnh, lễ cầu an trên chùa Đọi Sơn...

Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa

Phiên chợ Âm Dương Bắc Ninh

Chợ Âm Dương (chợ Âm Phủ) là phiên chợ chỉ họp duy nhất vào đêm mùng 4 Tết (tức ngày 4-2) và kết thúc vào sáng mùng 5 Tết (tức ngày 5-2) tại làng Ó, nay là khu Xuân Ổ, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh.


Chợ Âm Dương lập ra là để người đã mất gặp lại người thân, người quen trên trần gian. Như quan niệm cũ, người sống sẽ thắp hương, đốt vàng mã, đốt nến hoặc ngọn đèn dầu để kết nối với thế giới bên kia. Chợ Âm Dương còn có mục đích là “mua may, bán rủi”. Trong chợ, người mua không ai mặc cả, người bán không đếm lại tiền người mua trả. Thay vì đưa tiền cho người bán, người mua sẽ thả tiền vào chậu nước, nếu tiền nổi lên thì đó là tiền của người âm, nếu tiền chìm xuống thì đó là tiền của người dương.


Trong khung cảnh tối om như mực, ánh nến le lói trong từng gian hàng là thứ duy nhất dẫn lối người đi chợ. Theo ánh nến hiu hắt, người đi chợ sẽ được đưa tới các gian hàng bán rượu, cau, trầu, hàng mã, hương… Qua 12h đêm, chợ vãn, nhiều người đi chợ ngồi lại với nhau để uống nước, mời nhau miếng trầu, hát quan họ Bắc Ninh...


Với người dân làng Ó, sau khi phiên chợ Âm Dương kết thúc vào rạng sáng ngày mùng 5 Tết cũng là ngày mở hội làng, và là ngày mừng chiến công vua Quang Trung Nguyễn Huệ đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược bờ cõi.

Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa

Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)

Non thiêng Yên Tử luôn là điểm đến lý tưởng để du khách hành hương viếng Phật mỗi độ xuân về. Hàng năm, Lễ hội Yên Tử được tổ chức từ ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch và kéo dài trong 3 tháng mùa xuân. Lễ khai hội sẽ có các hoạt động, như: Lễ cầu quốc thái, dân an, lễ đóng dấu thiêng Yên Tử, biểu diễn múa lân và các tiết mục văn nghệ, các trò chơi dân gian,...Sau phần nghi lễ long trọng được chính quyền địa phương tổ chức dưới chân núi Yên Tử là cuộc hành hương của hàng vạn người đến với đỉnh cao nhất của Yên Tử-chùa Ðông. Ðường lên đỉnh Yên Tử uốn lượn, gập ghềnh, luồn dưới những bóng cây đại thụ, xuyên qua những vạt rừng thông, trúc…


Về với cõi thiêng Yên Tử, du khách không chỉ được vãn cảnh, cầu an mà còn được cùng dâng hương tưởng niệm vua Trần Nhân Tông, vị anh hùng dân tộc và cảm nhận sự bình yên, linh thiêng nơi cõi phật.

Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?