Top 9 Địa danh nổi tiếng của Phú Thọ

Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, được coi là vùng đất tổ cội nguồn của đất Việt. Với bản sắc văn hóa dân tộc gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương, với trên 200 di tích lịch sử, cách mạng, danh lam thắng cảnh. Du lịch Phú Thọ đang thu hút được rất lớn từ các du khách trong nước cũng như du khách nước ngoài. Đến với Phú Thọ du khách sẽ được tham quan các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử lâu đời, và trải nghiệm những nét văn hóa độc đáo của miền đất này. Nếu bạn đang có dự định đến với Phú Thọ mà chưa biết địa danh nào? Vậy hôm nay hãy cùng toplist khám phá ngay những địa danh nổi tiếng của Phú Thọ qua bài viết dưới đây nhé.

Đền Hùng

Đền Hùng được xây dựng trên núi Hùng, thuộc đất Phong Châu, vốn là đất đế đô của Nhà nước Văn Lang. Trong tâm thức dân tộc, vùng đất này được coi là vùng đất Tổ, là cái nôi và cội nguồn của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong khu vực đền Hùng có 4 ngôi đền, 1 ngôi chùa, 1 lăng và một số hạng mục kiến trúc khác, được xây dựng hài hòa với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nơi khí thiêng của non sông hội tụ.

Chùa Thiên Quang được xây theo kiểu nội công ngoại quốc, gồm các tòa Tiền đường (5 gian), Thiêu hương (2 gian), Tam bảo (3 gian) ở phía trước, dãy hành lang, nhà Tổ ở phía sau. Các tòa được làm theo kiểu cột trụ, quá giang gối đầu vào cột xây, kèo suốt. Mái chùa được lợp ngói mũi, có đầu đao cong. Bờ nóc tiền đường đắp lưỡng long chầu nguyệt. Chùa thờ Phật theo lối Đại thừa.


Đền Hạ được xây dựng lại trên nền cũ, vào khoảng thế kỷ XVII - XVIII, kiểu chữ “nhị”, gồm tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian, cách nhau 1,5m, kiến trúc đơn sơ, kèo cầu suốt, bẩy gối vào đầu kèo làm cho mái sau dài hơn mái trước. Đốc xây liền tường với đốc hậu cung, hai bên đắp phù điêu, một bên voi, một bên ngựa. Bờ nóc phẳng, không trang trí, mái lợp ngói mũi, địa phương gọi là ngói mũi lợn. Ngay chân đền Hạ là nhà bia. Trong nhà bia hiện nay đặt một bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm đền Hùng ngày 19/9/1954: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.Đền Trung (Hùng Vương Tổ miếu) nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, được xây theo kiểu hình chữ nhất, có 3 gian, quay về hướng Nam, dài 7,2m, rộng 3,7m; mái hiên cao 1,8m. Bộ vì kiểu kèo cầu quá giang gối vào tường, phía trước mở 3 cửa. Đền Thượng, các công trình của đền được xây dựng qua ba cấp khác nhau: phía trước là bức nghi môn lớn, nhà chuông trống, tiền tế, đại bái và hậu cung. Bên phía tay trái đền có một cột đá thề, hình vuông, cao 1,3m, rộng 0,3m. Năm 1968, Ty Văn hoá Vĩnh Phú tôn tạo di tích, làm bệ cho cột đá thề như hiện nay. Đền Giếng tên chữ là Ngọc Tỉnh, nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, được xây dựng vào thế kỷ XVIII, quay hướng Đông Nam, kiến trúc kiểu chữ Công, gồm nhà tiền bái (3 gian), hậu cung (3 gian), 1 chuôi vồ và 2 nhà oản (4 gian), có phương đình nối tiền bái với hậu cung. Cổng đền Giếng được xây vào thời Nguyễn, theo kiểu kiến trúc 2 tầng, 8 mái. Ở giữa tầng dưới có một cửa xây kiểu vòm, hai bên có hai cột trụ, trên đắp nghê chầu. Trên cổng có bức đại tự đề: “Trung sơn tiểu thất” (ngôi nhà nhỏ trong núi).


Đền Tổ mẫu Âu Cơ được khởi dựng trên đỉnh Ốc sơn (thường gọi là núi Vặn) vào năm 2001, khánh thành tháng 12 năm 2004. Các hạng mục kiến trúc gồm: đền chính, tả, hữu vu, nhà bia, trụ biểu, tam quan, nhà tiếp khách và hệ thống sân, vườn. Kiến trúc đền theo lối cổ, với cột, xà, hoành, rui bằng gỗ lim, mái được lợp bằng ngói mũi hài, tường bằng gạch. Đền chính kiểu chữ đinh, có diện tích 137m2. Đền thờ Lạc Long Quân khởi công xây dựng năm 2007, tại đồi Sim, với tổng diện tích đất sử dụng là 13,79ha, khánh thành năm 2009, gồm các hạng mục: nghi môn, trụ biểu, nhà bia, đền chính (gồm tiền tế, đại bái, hậu cung), tả, hữu vu. Trong đền đặt tượng Lạc Long Quân, đúc bằng đồng, bệ tượng, lư hương được tạc bằng đá khối, họa tiết trang trí tinh xảo.


Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ của vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía Đông của đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong 8 góc, tạo thành 2 tầng mái; tầng dưới 4 góc đắp 4 con rồng trong tư thế bò, tầng trên đắp rồng uốn ngược, đỉnh lăng đắp hình “quả ngọc” theo tích “cửu long tranh châu”; mái đắp giả ngói ống cổ; diềm 3 phía đều đắp mặt hổ phù; ba mặt Tây, Đông, Nam đều có cửa vòm, 2 bên cửa đều đắp kỳ lân, xung quanh có tường bao quanh, chất liệu bằng đá. Trong lăng có mộ vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật, dài 1,3m, rộng 1,8m, cao 1,0m. Phía trong lăng còn có bia đá ghi: biểu chính (lăng chính). Phía trên ba mặt lăng đều có đề: Hùng Vương lăng (lăng Hùng Vương).


Lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam: đặc biệt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vừa qua đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của Di tích, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử đền Hùng là di tích quốc gia đặc biệt.

Đền Hùng
Đền Hùng
Đền Hùng
Đền Hùng

Đền thờ Mẫu Âu Cơ

Vào thời Hậu Lê thế kỷ XV, Vua Lê Thánh Tông đã phong thần và cho xây dựng đền Âu Cơ ngay trên mảnh đất của miếu thờ. Đền thờ là một công trình nghệ thuật - kiến trúc với các kết cấu đền chùa cổ. Đền có các pho tượng quý như tượng Mẫu Âu Cơ, tượng Đức Ông, các bức chạm quý và nhiều cổ vật vô giá. Khu vực đền hiện nay có chiều dài gần 200 mét, chiều rộng 150 mét với tường cao bao quanh.


Theo tục truyền, lễ hội chính đền thờ Mẫu Âu Cơ được tổ chức vào ngày 7 tháng Giêng hàng năm. Đây cũng là lễ hội đầu tiên trong năm, mở đầu cho các lễ hội ở Đất Tổ Vua Hùng. Ngoài lễ hội chính, tại đền Mẫu Âu Cơ còn có các ngày lễ khác vào các ngày 10 và 11 tháng Hai, ngày 12 tháng Ba, ngày 13 tháng Tám và lễ hội ngày 25 tháng Chạp là ngày “Tiên Thăng” (ngày Âu Cơ cùng bầy Tiên nữ bay về trời). Năm nay, Lễ hội đền Mẫu Âu Cơ vừa được tổ chức trong hai ngày 6 và 7 tháng Giêng.


Khi đến với Đền thờ Mẫu Âu Cơ ngoài được thăm quan các kiến trúc của đền thờ thì còn có thể tham gia các lễ hội chính tại đây. Vì thế, Đền thờ Mẫu Âu Cơ là một trong những địa điểm bạn nên ghé thăm khi đến với Phú Thọ.


Địa điểm: Hiền Lương, Hạ Hòa, Phú Thọ

Đền thờ Mẫu Âu Cơ
Đền thờ Mẫu Âu Cơ
Đền thờ Mẫu Âu Cơ
Đền thờ Mẫu Âu Cơ

Khu Du Lịch Đảo Ngọc Xanh

Đảo Ngọc Xanh là địa điểm tiếp theo mà du khách nên đến để vui chơi và trải nghiệm khi đến với Phú Thọ. Đảo Ngọc Xanh nằm trên vị trí địa lý thuộc địa phận Thị trấn Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, khu du lịch sinh thái Đảo Ngọc Xanh được xây dựng trên diện tích gần 65 ha, tọa lạc trên một bãi nổi được bồi đắp qua nhiều thập kỷ giữa dòng sông Đà trong xanh, mềm mại và thơ mộng.


Đảo Ngọc Xanh thực sự tạo được ấn tượng với du khách bởi quần thể du lịch sinh thái phong phú, hấp dẫn bao gồm khu vui chơi giải trí cộng đồng, khu nghỉ dưỡng cao cấp, khu vật lý trị liệu, khu bể bơi, sân tập golf mini, sân tennis, nhà hàng ẩm thực, sân khấu trình diễn nghệ thuật dân gian…


Theo kinh nghiệm du lịch Đảo Ngọc Xanh, tới đây vào mùa hè (cuối tháng 5 - tháng 10) trời nắng nóng rất thích hợp để vui chơi ở công viên nước và "chill" cùng các trò chơi thú vị. Để tắm nước khoáng nóng tự nhiên bạn nên đi vào những tháng mùa đông như tháng 10, 11, 12 hoặc sau Tết vào tháng 1, 2, 3 khi trời vẫn còn lạnh.


THÔNG TIN THAM KHẢO

Địa chỉ: thị trấn La Phù, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.

Giờ mở cửa: 7h – 19h vào tất cả các ngày trong tuần

Giá vé Đảo Ngọc Xanh:

  • Đối với người cao từ 1,3 m trở lên áp dụng giá vé 200.000 VND/vé/người
  • Đối với người cao dưới 1,3 m áp dụng giá vé 120.000 VND/vé/người
Khu Du Lịch Đảo Ngọc Xanh
Khu Du Lịch Đảo Ngọc Xanh
Khu Du Lịch Đảo Ngọc Xanh
Khu Du Lịch Đảo Ngọc Xanh

Ao Giời - Suối Tiên

Cảnh quan du lịch Ao Giời – Suối Tiên bắt nguồn từ trên núi Nả, chảy qua các khe đá, hình thành dải lụa trắng bạc, vắt ngang sườn núi, nổi bật giữa màu xanh mượt mà của núi rừng, lẫn vào màu xanh của mây trời, làm cho cảnh trí càng sinh động, kỳ ảo, cảnh tượng vừa gần gũi, vừa sâu thẳm, vừa rõ ràng, vừa huyền bí thơ mộng làm xao xuyến lòng người. Ao Giời – Suối Tiên nằm trên Núi Nả thuộc xã Quân Khê, huyện Hạ Hòa, cách thành phố Việt Trì 80 km về phía Tây Bắc, cách Ao Châu 15 km, có ưu thế là liền kề với hệ thống đường bộ, đường thủy, đường sắt, nằm trong tổng thể phát triển của du lịch Phú Thọ.


Khu sinh thái Ao Giời – Suối Tiên hai bên có hàng trăm đỉnh núi lớn, nhỏ có độ cao trung bình từ 500-600 m so với mặt biển. Với đỉnh cao 1.200m, núi Nả cao vượt lên sừng sững, trông thật hùng vĩ như điểm tựa của miền thượng vùng trung du rộng lớn, được phủ một màu xanh dày đặc của các loài cây nhiệt đới, chen chúc nhau tầng tầng, lớp lớp với khá nhiều loài cây quý hiếm như đinh, lim, gụ, vàng tâm… Trong rừng còn có các bầy khỉ, nai, hoẵng, lợn rừng, cầy hương…

Với chiều dài hơn 10 km, lòng suối dày kín lớp sỏi đá và cát vàng làm cho nước suối được thanh lọc tinh khiết, trong vắt, lấp lánh ánh mặt trời phản chiếu. Đầu nguồn của con suối có Giếng Tiên, diện tích chừng 40m2, sâu đến hơn 10m. Từ đáy giếng, dòng nước phun lên mát lạnh, ngọt ngào tạo thành Suối Tiên. Suối Tiên quanh co chảy qua nhiều tầng, bậc tạo nên nhiều thác nước thẳng đứng. Suốt chiều dài con suối có tới 14 thác nước, trong đó có một số thác cao 20m, tựa những tấm màn the trắng xóa, che các hang, hốc đá phía trong. Dưới chân các thác nước cao là những phiến đá khổng lồ, trải qua thời gian dài bị xói mòn, đã thành những chiếc ao nhỏ mà đáy ao là cả một phiến đá, làm nên vẻ đẹp riêng chỉ có ở khu du lịch sinh thái hấp dẫn này.

Theo truyền thuyết: “xưa kia chỉ có Giếng Tiên, hàng ngày có các nàng tiên thường tới đây tắm mát, Ngọc Hoàng đã cho nước giếng dâng lên tạo thành các thác nước đổ xuống, lâu dần tạo thêm các ao. Ai được tắm ở Ao Giời – Suối Tiên trong 3 năm sẽ có làn da trắng mịn như ngọc, khuôn mặt sáng đẹp như trăng rằm, tâm hồn thư thái, sáng láng”. Có lẽ, chính vì vậy Suối Tiên có sức hấp dẫn lạ kỳ đối với du khách có nhu cầu du lịch sinh thái ở Phú Thọ , nhất là vào các ngày hè nóng nực, thường có hàng trăm lượt người đến đây tắm mát, nghỉ ngơi, vãn cảnh.


Ao Giời – Suối Tiên nằm trong tổng thể phát triển khu du lịch sinh thái của tỉnh Phú Thọ nhưng hiện vẫn còn nguyên dạng hoang sơ, có tiềm năng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng dồi dào, phát triển các loại hình leo núi, cắm trại, nghỉ dưỡng và nghiên cứu khoa học…

Ao Giời - Suối Tiên
Ao Giời - Suối Tiên
Ao Giời - Suối Tiên
Ao Giời - Suối Tiên

Đầm Ao Châu

Đầm Ao Châu là một địa điểm nổi tiếng ở huyện Hạ Hòa, có một vị trí giao thông vô cùng thuận lợi rất thích hợp cho việc du khách tới đây du lịch. Theo đường sắt thì địa danh này nằm trên tuyến đường Hà Nội – Lào Cai và trong tương lai là đường sắt xuyên Châu Á. Đường thủy thì có nhiều con sông lớn chảy qua như Sông Hồng, Sông Đà… Nơi đây cách Việt Trì không xa lắm, ngoài ra đối với du khách ngoại tỉnh thì Đầm Ao Châu Phú Thọ là một địa điểm du lịch gần Hà Nội cách Hà Nội khoảng 140km điều kiện rất thuận lợi cho khách ở xa đến tham quan.

Đầm Ao Châu Phú Thọ có diện tích khoảng 300ha và có khoảng 99 đầm. Mỗi đầm có một vẻ đẹp riêng đang chờ các bạn khám phá. Không những thế đầm còn có khoảng 100 hòn đảo lớn nhỏ được bày bố khắp mặt hồ. Theo truyền thuyết lưu truyền lại xưa kia nơi này là nơi dừng chân của vua Hùng Vương trong hành trình đi tìm đất để đóng đô bởi vì thấy nơi đây có dải đất hình sông, địa thế hài hòa, phong thủy hữu tình.


Đến tham quan Đầm Ao Châu bạn được ngồi trên những chiếc thuyền vãn cảnh hồ. Ngày nay Đầm Ao Châu Phú Thọ đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng đang được thành phố Phú Thọ khai thác và phát triển hơn về du lịch tiềm năng của nó. Đến với Đầm Ao Châu bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp nên thơ, phong cảnh hữu tình, thoải mái thả hồn mình hòa quyện với tự nhiên ở nơi đây. Cây cối quanh hồ và trên những hòn đảo nhỏ nhiều xanh tươi như một thảm thực vật phong phú. Những đồi vải được trồng hàng chục năm nay vẫn là chiếm số lượng nhiều nhất. Vào mùa vải bạn qua ghé thăm nơi này được tự tay hái những chùm vải chín đỏ và được thưởng thức vị ngon ngọt ngay tại đó. Ngồi dưới những gốc cây vừa được thư giãn vừa được thưởng thức hương vị của hoa quả vừa được nghe tiếng chim hót…không có cảm giác nào thú vị hơn.


Đây giống như là một quần thể tự nhiên kết hợp hài hòa giữa núi đồi, cây lá, những tiếng chim hót và đầm nước. Nước trong đầm ao xanh như ngọc, cuốn hút lòng người. Mỗi mùa đều mang một vẻ đẹp riêng.

Đầm Ao Châu
Đầm Ao Châu
Đầm Ao Châu
Đầm Ao Châu

Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn

Vườn quốc gia Xuân Sơn thuộc địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, là một trong 15 vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam, được ví là “lá phổi xanh” ở phía Tây Bắc tỉnh Phú Thọ. Một ngày ở Xuân Sơn có thời tiết đặc trưng của 4 mùa: buổi sáng là khí hậu trong lành của mùa xuân, buổi trưa ấm áp của mùa hè, buổi chiều mát mẻ của mùa thu, buổi tối trời se lạnh đặc trưng của mùa đông. Đây là lợi thế của vườn trong phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng.


Vườn quốc gia Xuân Sơn có hệ động, thực vật phong phú và đa dạng: Tại đây hiện có 365 loài động vật, trong đó có 46 loài ghi trong Sách đỏ Việt Nam và 18 loài ghi trong Sách đỏ Thế giới. Các loài đặc trưng cho hệ động vật Tây Bắc như voọc xám, vượn chó, cầy bạc má, sóc bụng đỏ đuôi trắng, gấu, báo,... về chim có: gà lôi, gà tiền, đại bàng đất,... riêng sơn dương có nhiều nhất toàn quốc. Bên cạnh đó, vườn còn có 726 loài thực vật bậc cao trong đó có 52 loài thuộc ngành quyết và ngành hạt trần. Nằm trong khu vực giao tiếp của hai luồng thực vật Mã Lai và Hoa Nam hệ thực vật ở Xuân Sơn có các loài re, dẻ, sồi… Ở Xuân Sơn còn có các loài tiêu biểu cho khu vực Tây Bắc như táu muối, táu lá duối, sao mặt quỷ và chò chỉ, chò vảy, nghiến, dồi, vầu đắng, kim giao (rừng chò chỉ ở Xuân Sơn là một trong những rừng chò chỉ đẹp và giàu nhất miền Bắc). Xuân Sơn còn là kho giống bản địa, kho cây thuốc khổng lồ, đặc biệt là cây rau sắng mọc tự nhiên có mật độ cao nhất miền Bắc.


Ngoài sức hấp dẫn của hệ động thực vật phong phú, Xuân Sơn còn có nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú được tạo ra trong quá trình kiến tạo thiên nhiên: Ba đỉnh núi cao trên 1.000m (núi Voi, núi Ten và núi Cẩn) phù hợp với những du khách yêu thích du lịch mạo hiểm khám phá; hệ thống hang động đa dạng phong phú với hệ thống nhũ đá, măng đá được hình thành qua hàng trăm năm tạo nên nhiều hình thù, hình dạng khác nhau vô cùng độc đáo và sinh động.


Trong vùng lõi vườn quốc gia Xuân Sơn hiện có hai cộng đồng người dân tộc đang sinh sống là dân tộc Dao và Mường. Cộng đồng các dân tộc nơi đây hiện vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc của mình từ trang phục, lễ hội đến các hoạt động đời sống sinh hoạt hàng ngày như đan lát đồ dùng thủ công, dệt thổ cẩm, thêu, lễ cấp sắc, múa đâm đuống, múa xòe, uống rượu hoẵng, cơm lam... Cùng với sự phong phú của sản vật, các món ăn ẩm thực tại đây như gà nhiều cựa, xôi ngũ sắc, thịt chua, rau sắng, cá suối… vùng lõi vườn quốc gia Xuân Sơn đã và đang được xây dựng thành điểm du lịch cộng đồng kiểu mẫu hấp dẫn, thu hút du khách.


Với những giá trị về cảnh quan thiên nhiên,địa chất, địa mạo, hệ thống động thực vật đa dạng phong phú và nhiều loài đặc hữu, quí hiếm cùng với những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Dao, Mường… hiện đang được bảo tồn, lưu giữ và phát triển, vườn quốc gia Xuân Sơn thực sự là một danh thắng tuyệt đẹp và điểm đến kỳ thú, hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.

Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn
Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn
Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn
Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn

Đồi Chè Long Cốc

Đồi chè Long Cốc nằm tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, nằm cách Hà Nội khoảng 125 km, và khoảng 70 km từ trung tâm thành phố Việt Trì. Những “ốc đảo chè” khiến Long Cốc được mệnh danh là “vịnh Hạ Long vùng trung du”.

Long Cốc được đánh giá là một trong những đồi chè đẹp nhất Việt Nam, có tiềm năng phát triển du lịch. Nơi đây thu hút đông đảo du khách và các nhiếp ảnh gia.
Bình minh là thời điểm đẹp nhất để chụp ảnh đồi chè, lúc này sương bay là là và còn đọng trên lá tạo nên khung cảnh như thực như mơ.Mỗi đồi chè rộng khoảng 1 ha, nối tiếp nhau đến tận chân trời.Đứng trên đỉnh đồi cao, bạn sẽ thu vào tầm mắt màu xanh tươi của lá chè giữa không gian bao la.Cây chè tại đây đã gắn bó với cuộc sống người dân tại Long Cốc từ bao đời nay, được xác định là cây trồng chủ lực đem lại hiệu quả kinh tế cao.Thương hiệu chè Long Cốc được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, với các loại sản phẩm chè an toàn từ truyền thống đến giống mới chất lượng cao, như chè Đinh Bát Tiên hay chè Shan Bát Tiên.Khi tiết trời chuyển từ thu sang đông, sương bao phủ dày đặc những đồi chè Long Cốc.“Lúc trời lập đông, những làn mây ùa về hòa quyện với sương che kín cả lối đi và bao phủ thung lũng chè. Tôi thật sự ấn tượng trước khung cảnh này”, nhiếp ảnh gia Phạm Hoàng Cương (Hà Nội), chia sẻ. Anh Cương từng nhiều lần tới Long Cốc săn ảnh sương vờn mây trên những “ốc đảo chè”.Đến với Phú Thọ, du khách có thể chọn tour khám phá đồi chè Long Cốc - vườn quốc gia Xuân Sơn, chọn hình thức lưu trú homestay để trải nghiệm cuộc sống văn hóa cùng người dân Mường bản địa.

Địa chỉ: Long Cốc, Tân Sơn, Phú Thọ
Đồi Chè Long Cốc
Đồi Chè Long Cốc
Đồi Chè Long Cốc
Đồi Chè Long Cốc

Nước khoáng nóng Thanh Thuỷ

Nước khoáng nóng Thanh Thủy thuộc địa phận xã La Phù, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Cách Việt Trì khoảng 80km, là một loại nước nóng nằm sâu trong lòng đất có độ sâu 35- 100m, được khoan ở độ sâu bơm trực tiếp lên sử dụng, nhiệt độ của nước khoan lên khoảng 40oC- 57oC. Đây chính là nguồn nước khoáng được làm nóng qua quá trình địa nhiệt. Ban đầu, nước mưa thấm xuống qua những vết nứt trên mặt đất. Khi nó rơi xuống sẽ trở thành nhân tố dẫn tới nguồn năng lượng ngày một nhiều thêm từ sự làm nóng địa nhiệt tự nhiên, rồi chuyển thành khí và những khoáng sản hết sức đa dạng từ đá và các lớp chất khoáng. Nước ngấm vào các khoáng sản này thông qua quá trình lọc rồi được làm nóng bởi sức nóng địa nhiệt dưới lòng đất. Sau đó nguồn nước khoáng này sẽ được khai thác, hút lên trên mặt đất đưa vào các bể tắm khoáng nóng Thanh Thủy để sử dụng.


Nguồn khoáng nóng nguyên sinh cũng là nguồn nước được làm nóng bằng quá trình địa nhiệt, khi mà hoạt động trực tiếp của núi lửa đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành ra nguồn nước khoáng nóng này.

Một trong những sự khác biệt cơ bản về mặt tự nhiên giữa hai nguồn nước khoáng nóng này và nguồn nước khoáng qua quá trình thẩm thấu chính là thành phần khí và khoáng chất của nước, như là nguyên tố radon và bromua. Nguồn nước khoáng nguyên sinh thường được cấu thành bởi các khoang macma ở rất sâu dưới lòng đất, như ở các khu vực hoạt động của núi lửa.


Qua thăm dò đánh giá cho thấy mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy được tạo thành và vận động theo các khe đứt gãy dưới sâu lòng đất tạo thành nước khoáng sulpát nóng dọc theo sông Đà với diện tích trên 1 km2, trữ lượng gần 20 triệu m3.

Nước khoáng nóng Thanh Thuỷ
Nước khoáng nóng Thanh Thuỷ
Nước khoáng nóng Thanh Thuỷ
Nước khoáng nóng Thanh Thuỷ

Núi Nghĩa Lĩnh

Núi Nghĩa Lĩnh là một địa điểm du lịch Phú Thọ rất thú vị. Ngoài ra, khi đến với Núi Nghĩa Lĩnh du khách còn thu hút bởi vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ của ngọn núi này. Ngọn núi Nghĩa Lĩnh còn có một hệ sinh thái rừng rậm bao quanh cũng như nhiều đền, chùa linh thiêng mang đến trải nghiệm hấp dẫn và ý nghĩa cho du khách.


Khi đến với núi Nghĩa Lĩnh ngoài việc ngắm được vẻ của thiên nhiên như cây, cỏ, mây trời thì còn có các côgn trình trên núi như đền chùa cũng là điểm rất hấp dẫn dành cho những người hướng về du lịch tâm ;linh, muốn tìm kiếm một nơi yên tĩnh cho tâm hồn. Dù hơi mệt khi leo lên núi nhưng cảm giác thoải mái từ khí trời nơi đây chắc chắc là một điều tuyệt vời đúng không nào. Nếu có dịp ghé đến Phú Thọ thì hãy cùng bạn bè hay người thân tham quan núi Nghĩa Lĩnh nhé!


Địa chỉ: Hy Cương, Tp. Việt Trì, Phú Thọ

Núi Nghĩa Lĩnh
Núi Nghĩa Lĩnh
Núi Nghĩa Lĩnh
Núi Nghĩa Lĩnh

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?