Năm 2016 đã khép lại với những thay đổi lớn liên quan đến ngành công nghiệp ô tô, thị trường và cùng những quy định giao thông mới. Hãy cùng điểm lại những điều nổi bật nhất trong năm qua.
Chuẩn khí thải mới Euro 3 và Euro 4
Các hãng xe sẽ phải thay đổi công nghệ, đảm bảo cân bằng 2 yếu tố: khả năng vận hành của xe và đáp ứng tiêu chuẩn khí thải. Đồng thời nhiên liệu sử dụng cho xe ô tô cũng phải đảm bảo được chất lượng cung cấp thì xe mới có thể đáp ứng được tiêu chuẩn khí thải mới.
Thay đổi thuế Tiêu thụ đặc biệt
- Dưới 1.500cc: cũ 45% - mới 40%.
- 1.500 - 2000cc: giữ nguyên 45%.
- 2500 - 3000cc: cũ 50% - mới 55%.
- 3000 - 4000cc: cũ 60% - mới 90%.
- 4000 - 5000cc: cũ 60% - mới 110%.
- 5000 - 6000cc: cũ 60% - mới 130%.
- Trên 6000cc: cũ 60% - mới 150%.
Xu hướng mua xe nhập khẩu thay vì lắp ráp
Nguyên nhân khác đến từ việc người tiêu dùng e ngại năng lực lắp ráp của các đơn vị trong nước, chất lượng gia công thua kém một số quốc gia trong khu vực ASEAN. Bản thân các doanh nghiệp lắp ráp cũng không quá mặn mà, khi mà chi phí cho việc duy trì nhà máy lắp ráp tốn kém hơn rất nhiều so với chi phí nhập khẩu xe nguyên chiếc.
Mazda 3 báo lỗi đèn check-engine
Hiện tượng xe Mazda 3 bị báo đèn check-engine hay còn gọi là lỗi "cá vàng" bắt đầu từ tháng 7/2015, với khoảng 100 khách hàng phản hồi xe báo đèn khi chưa lăn bánh đến 10.000km. Mazda sau đó đã đưa ra những giải pháp tình thế như xúc rửa hệ thống phun nhiên liệu, đổ dung dịch làm sạch phun kim nhưng không giải quyết được dứt điểm tình trạng này. Mazda Việt Nam sau đó đã phải ra thông báo triệu hồi những xe bị dính lỗi để kiểm tra.
Đại diện Mazda tại Việt Nam cho biết hiện lỗi này chỉ có trên động cơ SkyActiv 1.5L và đang được tập đoàn Mazda - Nhật nghiên cứu, phân tích để tìm biện pháp khắc phục triệt để.
Truy thu 1.000 tỷ đồng tiền thuế các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô
Hàng loạt đại lý phân phối xe sang, siêu xe đã bị truy thu với số tiền lên đến 1.000 tỷ đồng. Đáng chú ý trong đó có các đại lý lớn như: Tân Thành Đô - phân phối Jaguar Land Rover, Regal - phân phối Rolls-Royce, Euro Auto - phân phối các dòng xe châu Âu như BMW, MINI...
Đổi GPLX sang vật liệu PET
Đây là điểm gây tranh cãi nhiều nhất trong năm vừa qua, bởi nhiều người đang sở hữu GPLX loại cũ cho rằng bắt người dùng phải đổi trong thời hạn cố định là không có căn cứ. Bộ Tư pháp sau đó đã khẳng định việc Bộ GTVT bắt người dân chuyển đổi GPLX là "không có cơ sở pháp lý, không đảm bảo tính thống nhất, tác động tiêu cực đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người dân".
Bộ GTVT sau đó đã phải bỏ quy định bắt người dân chuyển đổi GPLX, thay vào đó là khuyến khích người có GPLX ô tô chuyển sang GPLX chất liệu PET.
Cuộc chiến nhập khẩu ô tô
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại đã là Tháng 1/2017 vẫn chưa có văn bản chính thức nào ra đời, thay thế cho Thông tư 20. Cuộc chiến giữa 2 phe: nhập khẩu ô tô chính hãng và nhập khẩu ô tô không chính hãng sẽ tiếp tục nóng lên trong năm 2017, với lợi thế dành cho những nhà nhập khẩu đang có giấy phép ủy quyền trong tay.
Các bộ Giao thông Vận tải, Công thương và Khoa học Công nghệ đang trong quá trình soạn thảo văn bản cụ thể hơn về nhập khẩu và sẽ sớm ban hành chính thức.
Quy định bình chữa cháy trên xe ô tô
Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh việc bắt tất cả các ô tô lưu thông trang bị bình cứu hỏa là "vô lý". Đặc biệt, một số trường hợp bình cứu hỏa phát nổ gây thiệt hại cho xe và chủ xe đã khiến làn sóng phản đối Thông tư 57/2015/TT-BCA trở nên mạnh mẽ. Cục Cảnh sát giao thông khẳng định rằng CSGT tuyệt đối không được dừng phương tiện để kiểm tra thiết bị phòng cháy chữa cháy.
Quy chuẩn biển báo, vạch kẻ đường mới
Quy định xử phạt vi phạm giao thông mới
Tuy nhiên, Nghị định mới vẫn gây tranh cãi, chủ yếu ở lỗi ô tô vượt đèn vàng với khung xử phạt không hợp lý. Còn lại các điểm khác đều được người dân ủng hộ vì một môi trường tham gia giao thông an toàn hơn.