Ai là người có sức ảnh hưởng nhất thế giới? Những người mà tư tưởng của họ có thể định hướng hành động của hàng triệu con người? Trên thế giới ngày nay, có rất nhiều người nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực, từ nghệ thuật đến chính trị hay kinh tế và bất kì ai trong số họ cũng có thể tác động mạnh mẽ đến một nhóm người nhất định. Thế nhưng ai mới là người có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất? Hãy cùng xem điều đó qua danh sách "Những nhà tư tưởng có ảnh hưởng nhất thế giới" trong năm 2016 do Viện Gottlieb Duttweiler (GDI), một tổ chức tư vấn độc lập về kinh tế, xã hội và tiêu dùng có trụ sở tại Thụy Sĩ nghiên cứu và công bố.
Pope Benedict XVI
Pope Benedict XVI là người sáng lập và điều hành Tổ chức Joseph Ratzinger, hoạt động nhờ nguồn quỹ từ việc bán các bài luận và sách của Giáo Hoàng. Được thành lập từ năm 2010, Tổ chức Joseph Ratzinger nhắm vào việc hỗ trợ những học giả Thần Học bằng cách trao giải cho những nhà nghiên cứu xuất sắc trong lĩnh vực này, góp phần vào việc cổ vũ cho sự phát triển của các nghiên cứu về Công Giáo. Pope Benedict XVI cũng là vị Giáo Hoàng đầu tiên sử dụng Twitter để kết nối với giáo dân toàn cầu.
Dù đã thoái vị nhưng Pope Benedict XVI vẫn được rất nhiều người ủng hộ và theo dõi. Trong năm 2016, cuốn tự truyện của ông với tựa đề "Ultime Conversazioni" (tựa tiếng Anh: Last Testament: In His Own Words, tạm dịch: Những cuộc đàm luận cuối cùng) nói về sự tranh đoạt quyền lực trong giáo hội Công Giáo, những vấn đề trong thời gian ông tại vị và nhiều điều tiêu cực khác của Vatican. Cuốn sách này đã làm chấn động cộng đồng Công Giáo và gây tranh cãi lớn trong suốt một thời gian dài.
Bill Gates
Từ năm 2000, Bill Gates không còn giữ chức chủ tịch tập đoàn Microsoft nữa mà chỉ nhận chức cố vấn kỹ thuật phần mềm. Ông chỉ dành một phần thời gian làm việc cho tập đoàn và tập trung toàn bộ thời gian và nỗ lực của mình cho công việc từ thiện và phát triển Quỹ Bill & Melinda Gates. Đây là quỹ từ thiện do ông cùng vợ điều hành, tập trung vào việc hỗ trợ các nước kém phát triển về năng lượng, lương thực, giáo dục và y tế.
Ngoài các hoạt động từ thiện, diễn thuyết về kinh doanh, Bill Gates còn là tác giả và đồng tác giả của nhiều cuốn sách. Trong đó, cuốn tự truyện "Con Đường Phía Trước" do chính tay ông viết là cuốn sách nổi tiếng nhất. Hiện cuốn sách này đã được xuất bản tại Việt Nam, bạn có thể tìm mua tại tất cả các nhà sách trên toàn quốc.
Paul David Hewson
Ngoài hoạt động nghệ thuật, Paul David Hewson còn là một nhà từ thiện nổi tiếng. Anh cùng những thành viên ban nhạc của mình đã tham gia nhiều hoạt động vì nhân quyền và công bằng xã hội; tổ chức nhiều show diễn quyên góp tiền cho người nghèo. Paul David Hewson là người phát ngôn kiêm đồng sáng lập tổ chức DATA (Debt, AIDS, Trade in Africa) vào năm 2002. Đây là một tổ chức phi chính phủ xuyên quốc gia hoạt động nhằm mục đích dòi lại công lý và bình đẳng xã hội cho các quốc gia châu Phi bằng cách: củng cố sự dân chủ, bài trừ dịch AIDS, thay đổi các luật thương mại hà khắc và hủy bọ nợ từ những nước giàu. Các hoạt động của Paul David Hewson không chỉ tạo nên những thay đổi tích cực mà còn có ảnh hưởng đến hoạt động chính trị của nhiều quốc gia.
Paul David Hewson được tạp chí Time bầu chọn là Nhân vật của năm năm 2005, được Pháp trao tặng Huân chương Nghệ thuật và Ngôn ngữ năm 2013 và từng được đề cử cho giải Nobel Hòa bình ba lần nhờ những nỗ lực không mệt mỏi cho công tác nhân đạo.
Mary Robinson
Không chỉ là nhà chính trị tài giỏi, Mary Robinson còn là một nhà hoạt động tích cực vì nhân quyền. Trong quãng thời gian hoạt động tại Liên Hợp quốc, bà đã đến nhiều quốc gia để diễn thuyết, tổ chức nhiều hội thảo về các vấn đề nổi bật như: nhập cư, án tử hình, tình trạng phân biệt chủng tộc... Sau khi dừng làm việc tại Liên Hợp Quốc vào năm 2002, Mary Robinson tiếp tục các hoạt động đấu tranh cho nhân quyền của mình thông qua tổ chức Realizing Rights. Tổ chức này hoạt động vì những mục tiêu: thúc đẩy thương mại công bằng và công nghiệp bền vững, thúc đẩy các chính sách di cư nhân đạo, tăng cường vai trò lãnh đạo của phụ nữ và khuyến khích trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Tổ chức này cũng hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý hiệu quả tại các nước đang phát triển.
Đến cuối năm 2010, bà thành lập Quỹ Mary Robinson - Climate Justice (tạm dịch: Mary Robinson - Công ước về Khí hậu) nhằm mục đích vận động chính sách nhằm đấu tranh cho những đối tượng là nạn nhân của biến đổi khí hậu thường bị lãng quên gồm: người nghèo, người bị bỏ rơi và bị gạt ra ngoài lề xã hội. Năm 2014, bà vinh dự nhận giải thưởng Ambassador of Conscience (tạm dịch: Đại sứ Lương Tâm) của tổ chức Ân Xá Quốc Tế nhờ những hoạt động mạnh mẽ vì nhân quyền của mình.
Muhammad Yunus
những khoản tiền rất nhỏ là có thể giúp họ cải thiện dần cuộc sống và thoát khỏi tình trạng đói nghèo. Đây chính là khởi điểm cho hình thức "Tín dụng vi mô" được ông xây dựng sau này.
Năm 1976, Muhammad Yunus bắt đầu kêu gọi tài trợ và làm khảo sát thực tế kỹ càng hơn để thực hiện dự án của mình. Đến năm 1983, ông thành lập ngân hàng Grameen và bắt đầu việc cho những đối tượng rất nghèo vay tiền mà không yêu cầu bất kì khoản thế chấp nào. Mô hình rất thành công và nhanh chóng được mở rộng trên khắp Bangladesh và còn được rất nhiều nước đang phát triển học tập. Mô hình "Tín dụng vi mô" của Muhammad Yunus đã đem lại cơ hội tiêp cận nguồn vốn cho những người nghèo khó và giúp họ vượt nghèo, góp phần rất to lớn vào việc phát triển mọi mặt kinh tế - xã hội của Bangladesh.
Muhammad Yunus trở nên nổi tiếng và đã đi diễn thuyết về mô hình kinh tế mới của mình khắp thế giơi. Ông còn xuất hiện trên các show truyền hình nổi tiếng của Mỹ như: The Daily Show với Jon Stewart và The Oprah Winfrey Show. Ông mở rộng hoạt động đến các nước châu Phi nhằm giúp họ cải thiện và phát triển nền kinh tế. Từ năm 2010, Muhammad Yunus bắt đầu làm việc tại Liên Hợp Quốc và đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng. Ông được trao giải Nobel hòa bình năm 2006 vì những đóng góp to lớn của mình trong việc cải thiện điều kiện sống của hàng triệu người nghèo trên thế giới.
Đạt Lai Lạt Ma - Tenzin Gyatso
Tenzin Gyatso đã nỗ lực hết mình để kêu gọi cộng đồng quốc tế lên tiếng về vấn đề Tây Tạng và kêu gọi chính quyền trung ương Bắc Kinh tôn trọng ước muốn tự trị và nhân quyền của họ. Ngoài ra, ông còn đi khắp nơi trên thế giới để thuyết giảng về các vấn đề: môi trường, kinh tế, quyền phụ nữ, Phật Giáo, khoa học và tôn giáo, sự kế nối liên tôn giáo... Ngoài những bài thuyết giảng, Tenzin Gyatso còn dành thời gian viết rất nhiều sách về Phật học, tự truyện, lịch sử... Tính đến nay, ông đã cho ra đời hơn 50 tác phẩm. Những cuốn sách do ông viết được phổ biến rộng rãi và được dịch ra rất nhiều thứ tiếng khác nhau, thu hút các tín đồ Phật giáo và cả những nhà nghiên cứu tôn giáo phương Tây. Tenzin Gyatso được trao giải Nobel Hòa bình năm 1989 vì những nỗ lực đấu tranh không ngừng nghỉ của mình trong việc giành lại độc lập cho nhân dân Tây Tạng.
Garry Kimovich Kasparov
Năm 1997, Garry Kimovich Kasparov bại trận trước siêu máy tính IBM Deep Blue trong một trận đấu công khai. Ông tuyên bố dừng chơi cờ vua chuyên nghiệp vào ngày 10 tháng 3 năm 2005 rồi dành thời gian cho chính trị và văn học. Garry Kimovich Kasparov tham gia vào The Other Russia, một liên minh phản đối chính quyền và các chính sách của ông Vladimir Putin. Năm 2008, ông tuyên bố dự định ứng cử vào cuộc đua giành chức tổng thống Nga nhưng đã rút lui. Tuy giã từ sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp nhưng Garry Kimovich Kasparov vẫn là một tên tuổi vĩ đại trong làng cờ vua thế giới. Vào năm 2016, ông đã thi đấu với 15 người cùng lúc và toàn thắng trong một triển lãm tại khách sạn Kaiser Friedrich Halle ở Mönchengladbach, Đức.
Al Gore
Al Gore nổi tiếng với các hoạt động mạnh mẽ và tích cực của mình trong việc bảo vệ môi trường. Từ những năm 1970, khi còn là nghị sĩ, ông đã tổ chức nhiều phiên điều trần Quốc hội về vấn đề khí thải độc hại và hiện tượng nóng lên toàn cầu. Ông còn viết các bài luận trên nhiều tờ báo nổi tiếng, triển khai nhiều chương trình giáo dục về môi trường, vận động thông qua nghị định thư Kyoto (một nghị định do Liên Hợp Quốc ban hành nhằm cắt giảm lượng khí thải nhà kính). Sau khi sự nghiệp chính trị kết thúc, ông đi khắp nơi trên thế giới để diễn thuyết về vấn đề nóng lên toàn cầu và các biện pháp ngăn chặn. Năm 2006, ông tham gia vào bộ phim tài liệu tập trung vào chủ đề môi trường và tình trạng nóng lên toàn cầu: An Inconvenient Truth (Sự thật mất lòng). Bộ phim này đã đoạt giải Oscar trọng hạng mục Phim tài liệu xuất sắc nhất và là phim tài liệu được xem nhiều nhất trong lịch sử Mỹ, cuốn sách dựa theo phim được phát hành sau này cũng đã tạo nên một cơn sốt không nhỏ.
Năm 2007, Al Gore được trao tặng giải Nobel Hòa bình vì những nộ lực của ông trong việc góp phần nâng cao nhận thức của con người về biến đổi khí hậu.
Richard Dawkins
Richard Dawkins là người theo Chủ nghĩa Vô thần (bác bỏ sự tồn tại của thần linh). Ông thường xuất hiện trong nhiều bộ phim tài liệu về khoa học và các chương trình truyền hình để diễn thuyết về chủ nghĩa Vô Thần và quan điểm của mình về tồn giáo. Ngoài ra, Richard Dawkins cũng viết rất nhiều sách về vấn đề này. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là cuốn Gen Vị Kỷ (đã được xuất bản tại Việt Nam). Trong tác phẩn này, ông nêu lên quan điểm mới về động lực của sự tiến hóa lấy gen làm trung tâm thay vì các cá thể sinh vật riêng rẽ. Ông cho rằng không hề có bất kì một "Đấng sáng tạo siêu nhiên - Thần linh" nào tồn tại trên đời và niềm tin tôn giáo là một ảo tưởng.
Tất nhiên, những quan điểm của Richard Dawkins bị nhiều người theo tôn giáo phê bình nhưng ngược lại, cũng nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ những người Vô thần. Bạn có thể tìm đọc hai tác phẩm đã được xuất bản tại Việt Nam của Richard Dawkins là: Dòng Sông Trôi Khuất Địa Đàng và Gen Vị kỷ để tìm hiểu kỹ hơn về quan điểm của nhà Vô thần lừng danh này.
Đức Giáo Hoàng Francis
Đức Giáo Hoàng Francis nổi tiếng với lòng thương người, sự quan tâm đến người nghèo và những nỗ lực đối thoại xuyên tôn giáo. Ông cũng là một người sống giản dị, khiêm tốn, ít kiểu cách và rất gần gũi. Ông lủng hộ các quan điểm truyền thống của giáo hội Công giáo về các vấn đề: đồng tính, ngừa thai và phá thai, phản đối chủ nghĩa tiêu thụ và phát triển kinh tế vô trách nhiệm và tích cực ủng hộ những nỗ lực ngăn chặn biến đổi khí hậu toàn cầu. Vào ngày 17-6-2015, Đức Giáo Hoàng Francis đã ban hành thông điệp "Laudato Si" với nội dung chính kêu gọi các tín đồ Công Giáo nỗ lực giữ gìn môi trường như một "ngôi nhà chung" mà mọi sinh vật trên trái đất này đang cùng chia sẻ. Đức Giáo Hoàng Francis cũng là một nhân tố quan trọng góp phần vào việc khôi phục mối quan hệ ngoại giao bình thường giữa Mỹ và Cuba vào năm 2014.