Top 10 Lí do khiến bạn nên đến thăm thành phố Huế

Đến Huế một lần, bạn sẽ nhận ra nơi đây, nơi của cội nguồn những cung bậc cảm xúc. Huế chỉ là một thành phố nhỏ, nhưng những nỗi niềm, những dấu ấn mà Huế để lại, hẳn sẽ níu chân bạn thêm ít nhất một lần trở lại với Huế. Là một người Huế, có bạn bè từng đến Huế và không muốn rời chân, tôi có đôi dòng chia sẻ về những lí do bạn nên đến với thành phố này.

Huế là nơi mà đi đâu cũng thấu

Nếu là dân Huế, hay là sinh viên ở tỉnh khác đến học và sinh sống tại Huế. Bạn sẽ nhận ra mọi nơi trong thành phố hay cả vùng ngoại ô, bạn đều có thể đến mà không mất nhiều thời gian.


Quả thực là vậy, Huế khá nhỏ. Những khoảng cách di chuyển ở Huế không xa. Một người có thể mất 10 phút để đến trường, 20 phút để đến cơ quan, 15 phút để đến siêu thị,... Như vậy so với các thành phố lớn, đã là một khoảng thời gian rất tốt để tiết kiệm thời gian làm thêm được nhiều việc khác.


Đó là người ta sống ở Huế lâu rồi. Còn bạn, nếu bạn muốn đến tham quan các địa điểm. Có thể chỉ mất từ 10 đến chưa được 30 phút từ trung tâm thành phố đến các lăng tẩm, chùa chiền, biển và các làng nghề. Đó là một khoảng thời gian tuyệt vời giúp bạn có thể đi được nhiều nơi và thậm chí là tất cả mọi nơi nổi tiếng và đặc biệt ở xứ Huế.

Huế là nơi mà đi đâu cũng thấu
Huế là nơi mà đi đâu cũng thấu
Huế là nơi mà đi đâu cũng thấu
Huế là nơi mà đi đâu cũng thấu

Ca Huế

Nhắc đến Huế, chúng ta khó lòng có thể bỏ qua "Ca Huế". "Ca Huế" là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế, Việt Nam, bao gồm ca hát và đàn, ở nhiều phương diện khá gần gũi với hát ả đào, làm từ dòng nhạc dân gian bình dị và cung đình nhã nhạc, thanh cao.


Huế vốn là vùng dân ca nổi tiếng với những điệu hò mái nhì, mái đẩy, khoan thai, dàn trải, ngọt ngào như tâm hồn người xứ Huế, những điệu lý bay bổng, mượt mà như lý con sáo, lý hoài xuân, lý tình tang. Bên cạnh dòng âm nhạc dân gian, Huế còn một dòng ca nhạc cung đình đầy tính trang trọng như giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, yến nhạc. Ca Huế nằm giữa hai dòng nhạc đó có những đặc trưng riêng với chất trữ tình sâu lắng làm xao động lòng người, chất chứa đủ bao niềm hỷ, nộ, ái, ố như cuộc đời người dân Cố đô.

Ca Huế không phải lối giải trí xô bồ mà nó thường kén người nghe. Một đêm ca Huế có thể được tổ chức trong một thính phòng nho nhỏ nhưng thi vị và hấp dẫn hơn cả là được nghe ca Huế trong một đêm trăng lên trên dòng Hương Giang thơ mộng. Lúc đó tâm hồn của người nghe và cả ca sĩ cùng dàn nhạc dường như được siêu thoát trong một bầu không khí như đưược thăng hoa cùng trời, mây, sông, nước. Sau phần đầu của một đêm ca Huế với tiết tấu âm nhạc rộn ràng, vui tươi của điệu Bắc, người ta thường hát những ca khúc trang trọng, uy nghiêm như Long Ngâm, Tứ Đại Cảnh... Đêm càng về khuya, không gian càng yên tĩnh là lúc đó những điệu Nam Ai, Nam Bình, tương tư khúc... cất lên với nỗi buồn thương nhưng cũng rất gợi tình.

Người ta đến với ca Huế là để được đắm chìm trong cảm giác xao xuyến, buồn, vui đến lạ kỳ. Bước chân xuống mạn thuyền Rồng, trong không gian tĩnh mịch giữa trời, mây, sông, nước để cảm nhận hơn nữa cái chất Huế qua những âm điệu trầm bổng, du dương của giọng hát cô ca sĩ Huế hòa quyện với tiếng réo rắt của dàn nhạc đủ cả đàn bầu, đàn tranh, đàn nguyệt, sáo, xênh, phách... bản hòa tấu gồm 4 nhạc khúc Lưu thủy, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ đã mở đầu cho một đêm ca Huế.


"Ca Huế" trên sông hương là nét đẹp văn hóa, cổ truyền, mang tính nghệ thuật, nhân văn sâu sắc và đã được chứng nhận là di sản phi vật thể. Bản sắc này của Huế là một niềm tự hào, đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng dân Huế và bao du khách từng ghé qua.

Ca Huế
Ca Huế
Ca Huế

Những ngôi chùa độc đáo ở Huế

Huế không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh lung linh huyền ảo. Đây còn là cái nôi của những ngôi chùa cổ kính, mỗi ngôi chùa lại chứa đựng một câu chuyện đầy tính văn hóa – lịch sử. Huế là nơi có hội phật giáo lớn, song song với điều đó những ngôi chùa được xây lên mang nhiều hình thái, ý nghĩa và giá trị.


Không thể không nhắc đến chùa Thiên Mụ, đã gắn bó với Huế từ trong lịch sử từ khi Nguyễn Ánh chọn Huế làm kinh đô. Ngôi chùa mang kiến trúc cổ xưa và kỳ lạ, nằm ngay bên bờ sông Hương, nơi phong thủy tốt, trời đất giao hòa.


Ngoài ra còn có một chốn bình yên đặc biệt, đó là Huyền Không Sơn Thượng. Chùa Thiền Huyền Không Sơn Thượng thu gọn mình trong một thung lũng, giữa những triền đồi, những dãy núi cao và một rừng thông bạt ngàn hàng vạn cây được gọi là Vạn tùng sơn trên độ cao hơn 300m so với mực nước biển. Đây là nơi có cảnh vật an yên, và sẽ rất tiếc nếu bạn không khám phá hết những con đường ở nơi này.

Thiên Mụ
Thiên Mụ
Huyền Không Sơn Thượng
Huyền Không Sơn Thượng

Giọng Huế đặc biệt trìu mến

Giọng Huế là giọng địa phương, không có những sắc âm, điệu bộ như giọng Bắc hay giọng Nam. Tuy nhiên giọng Huế trìu mến một cách lạ kì.


Ai đã từng một lần đến Huế, chắc chẳng thể nào quên được chất giọng ngọt ngào, dễ thương đến dường vậy. Cô gái Huế cứ mãi “dạ”, mãi “thưa”, mãi từ từ chào gửi, chẳng bao giờ gấp gáp vội vàng, hệt như nước dòng Hương cứ lặng lờ trôi mãi. Người Huế rất hay “Dạ, Thưa”. Cái gì cũng dạ, cũng thưa, càng lạ lẫm với nhau càng thưa với dạ. Dạ thưa ở đây không phải chỉ để thể hiện sự kính trọng của kẻ dưới với người trên, mà còn thể hiện sự lịch sự. Ở Sài Gòn, người ta chỉ cần “thưa …” là đủ và chỉ dùng trong hoàn cảnh cần sự kính trọng. Còn Huế kèm thêm tiếng dạ làm tình cảm dễ gần gũi hơn.


Đặc biệt đó là những người con gái Huế, có rất nhiều người ở các tỉnh thành khác khá là ấn tượng với gái Huế và luôn mong mỏi lấy được cô gái Huế làm vợ. Bởi phía sau những tiếng "dạ" nhẹ nhàng, thướt tha ấy cũng là một tâm hồn trong vắt và đáng quý như vậy.

Giọng Huế đặc biệt trìu mến
Giọng Huế đặc biệt trìu mến
Giọng Huế đặc biệt trìu mến

Huế là chốn thăng trầm của lịch sử

Như tất cả chúng ta đều biết, Huế từng là kinh đô. Song có nhiều lăng tẩm, chùa chiền được xây dựng từ những đời vua trong lịch sử. Đặc biệt ở Huế, các lăng tẩm có một sức ảnh hưởng lớn, mang giá trị lớn và là niềm tự hào của người dân Huế, cũng như những khách du lịch là người Việt Nam. Những di tích này còn thu hút sự quan tâm của nhiều du khách nước ngoài. Chúng ta có nhiều lăng tẩm như: Đại Nội, Tự Đức, Khải Định,...


Đặc biệt, Đại Nội Huế là một trong số các di tích thuộc cụm "Quần thể di tích Cố đô Huế" được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới từ năm 1993. Người ta đến Huế không chỉ thưởng thức những cảnh đẹp lãng mạn, thơ mộng mà nơi đây còn lưu giữ vết tích Đại Nội Huế, chốn cung đình xưa cũ của triều đại nhà Nguyễn ở Việt Nam. Đại Nội Huế là một công trình kiến trúc độc đáo và cổ kính mà bạn chắc chắn không thể bỏ qua khi đến với Cố đô Huế!


Là một công trình có quy mô đồ sộ nhất trong lịch sử Việt Nam, Di tích Đại Nội Huế có quá trình xây dựng kéo dài tới 30 năm với hàng vạn người thi công cùng hàng loạt các công việc như lấp sông, đào hào, đắp thành, dời mộ… cùng khối lượng đất đá khổng lồ lên đến hàng triệu mét khối.

Đến thăm quan quần thể di tích Đại Nội Huế, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hàng trăm công trình cung điện nguy nga, đền đài và miếu thờ bề thế. Với vẻ đẹp tráng lệ và kiến trúc cung điện đắc sắc, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy thích thú trên hành trình thăm quan Đại Nội.

Huế là chốn thăng trầm của lịch sử
Huế là chốn thăng trầm của lịch sử
Huế là chốn thăng trầm của lịch sử
Huế là chốn thăng trầm của lịch sử

Huế có những ngôi trường của lịch sử

Huế nhìn từ trên cao, bạn có thể nhận ra hai khối màu đỏ, hồng nổi bật lên giữa các màu cỏ xanh, màu nước sông Hương. Ấy là hai ngôi trường lịch sử Quốc học và Hai Bà Trưng.


Đó là hai ngôi trường đã nổi tiếng qua thế kỉ. Năm 2016 là kỉ niệm 120 thành lập trường Quốc Học, và năm 2017 là kỉ niệm 100 năm thành lập trường Hai Bà Trưng.


Là chứng nhân của lịch sử, cũng như là mái nhà thân thiết của rất nhiều thế hệ học sinh ở Huế. Trường Quốc Học hiện nay là trường chuyên nổi tiếng với những học sinh chuyên với nhiều thành tích nổi trội, tự hào. Bên cạnh đó trường Hai Bà Trưng cũng là một trường lớn ở Huế với chất lượng học tập cao và các phong trào hoạt động vững mạnh.


Bên cạnh đó thì cảnh quan của hai ngôi trường này khá đẹp, bạn có thể dành thời gian để tạo cho mình những bức ảnh, những dấu ấn đẹp ở nơi đây.

Huế có những ngôi trường của lịch sử
Huế có những ngôi trường của lịch sử

Sông Hương và cầu Trường Tiền của Huế

Huế từ lâu đã có con sông Hương thơ mộng, từ bao đời nay đã đi vào thơ, văn mang những nét đặc trưng của thành phố này. Mà hễ nhắc đến Huế, là nhắc đến sông Hương. Sông Hương đặc biệt ở chỗ, nó thuộc về chính thành phố Huế. Thường thì những con sông khác chảy qua nhiều nơi, đi qua nhiều vùng miền. Nhưng sông Hương thì cái gốc và dòng chảy của nó riêng chỉ thuộc về thành phố Huế.


Bên cạnh đó chúng ta còn có cầu Trường Tiền, một chứng nhân lịch sử. Qua nhiều thời kì đã có khi cây cầu gãy đôi và tưởng chừng dân Huế sẽ mất đi nó, song nó vẫn được hồi phục lại và trường tồn cùng thành phố qua những tháng năm. Đặc biệt vào buổi tối, cầu Trường Tiền sẽ sáng màu rực rỡ, như một cái kẹp tóc khổng lồ qua bờ Hương Giang.

cầu Trường Tiền
cầu Trường Tiền
Sông Hương
Sông Hương

Thời tiết ở Huế là tính cách của một người con gái

Nếu bạn yêu một cô gái nào đó, hay chính bản thân bạn là một cô gái, hãy thử sống một vài ngày ở Huế để cảm nhận được những thăng trầm.


Ở Huế khá ẩm thấp so với những nơi khác. Có những ngày nắng đến cháy lưng người đi đường, nhưng hễ mưa, là mưa dai dẳng, mưa đến thách thức lòng kiên nhẫn của những ai đó thấy mưa, quyết định ghé đâu đó trú cho tạnh mưa để về nhà. Có những hôm sáng sớm mưa đã nhuốm bạc màn trời, rồi chiều lại nắng lên đến hanh hao. Song cũng có khi sáng nóng người, nhưng chiều chỉ mong nhanh chạy về nhà để khoác thêm chiếc áo len.


Vì nhận ra thiên nhiên vốn nó cũng đôi lúc phức tạp và khó hiểu là vậy, huống gì là một người con gái không hiểu nổi mình hay một người con trai thấy mệt mỏi vì cô gái. Bởi vậy dân Huế, nên người ta yêu nhau một cách rất Huế!

Thời tiết ở Huế là tính cách của một người con gái
Thời tiết ở Huế là tính cách của một người con gái
Thời tiết ở Huế là tính cách của một người con gái
Thời tiết ở Huế là tính cách của một người con gái

Huế có nét ẩm thực truyền thống độc đáo

Cả nước hiện có khoảng 3.000 món ăn các loại thì đã có trên 1.700 món nấu theo lối Huế. Các món ăn dân dã phổ biến trong đời sống hàng ngày với thực đơn phong phú được các bà nội trợ Huế chế biến khéo léo với hương vị quyến rũ, màu sắc hấp dẫn, coi trọng phần chất hơn lượng.


Nếu đã đến Huế, các bạn sẽ không còn xa lạ về các món ăn như: Bún bò Huế, cơm hến, bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc, bánh canh nam phổ...Một món ăn dù với những loại thực phẩm bình thường nhưng được chế biến thơm ngon, bày biện đẹp mắt luôn hấp dẫn và kích thích khẩu vị thực khách.


Nếu như chú ý quan sát, chúng ta sẽ thấy mỗi bữa ăn của người Huế như hội tụ đủ âm dương ngũ hành, sự hài hoà tự nhiên giữa tính chất, mùi vị, màu sắc của các món ăn. Các món ăn Huế đều rất ngon, ngon một cách thật đậm đà và khiến người ta phải nhớ.

Huế có nét ẩm thực truyền thống độc đáo
Huế có nét ẩm thực truyền thống độc đáo
Huế có nét ẩm thực truyền thống độc đáo
Huế có nét ẩm thực truyền thống độc đáo

Người Huế bình dị, nhẹ nhàng

Nhắc đến con người ở Huế, họ mang một hương sắc của quê hương, đất trời. Giữa ngược xuôi con đường mà bạn đi, bạn sẽ có cơ hội quan sát nhịp sống của con người một cách cụ thể. Bởi đường ở Huế không rộng thênh thang như ở các thành phố lớn khác. Bạn luôn có tầm nhìn trước mắt để có thể dõi theo lối đi của rất nhiều người. Sẽ có nhiều hình tượng đẹp đẽ ở Huế làm bạn say mê, say mê bởi những bình yên mà họ để lại khi đi ngang sự hiện diện của bạn. Đó có thể là một đứa trẻ nhỏ đang mải mê đám mây, một gánh hàng rong trong chiều muộn, một vài đôi bạn già ngồi uống trà gác lại tiếng còi xe vào những giờ huyên náo, hay đặc biệt những cô gái trong tà áo dài khi tan trường về...


Con người Huế trầm tư, lặng yên theo từng khắc biến chuyển của thời gian. Có khi người sẽ tấp nập trên đường, hối hả trong những dịp lễ, Tết. Tuy nhiên ở những ngày còn lại, họ trở về với nhịp sống thảnh thơi, vô tư.

Người Huế bình dị, nhẹ nhàng
Người Huế bình dị, nhẹ nhàng
Người Huế bình dị, nhẹ nhàng
Người Huế bình dị, nhẹ nhàng

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?