Bông cải xanh là một loại cây thuộc loài Cải bắp dại, có hoa lớn ở đầu, thường được dùng như rau. Bông cải xanh thường được chế biến bằng cách luộc hoặc hấp, nhưng cũng có thể được ăn sống như là rau sống trong những đĩa đồ nguội khai vị. Và trong bài viết hôm nay hãy cùng Toplist tìm hiểu về những lợi ích tuyệt vời của Bông cải xanh đối với sức khoẻ bạn nhé.
Hỗ trợ giải độc cơ thể
Bông cải xanh cũng được biết đến trong việc hỗ trợ thải độc của cơ thể nhờ vào các hợp chất glucoraphanin, gluconasturtiian, và glucobrassicin; chống viêm (nguyên nhân của nhiều bệnh mãn tính) và chống dị ứng do có chứa kaempferol flavonoid.
Bông cải xanh cũng giúp bảo vệ mắt, nhờ vào hàm lượng cao carotenoid- lutein và zeaxanthin. Sulforaphane cũng giúp tái tạo làn da bị tổn thương và giàu chất dinh dưỡng có lợi như kali, canxi, protein và vitamin C.
Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý là hợp chất tuyệt vời có trong bông cải xanh- sulforaphane rất dễ bị phá hủy bởi nhiệt độ cao trong quá trình đun nấu. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, nên ăn sống hoặc hấp bông cải xanh trong thời gian dưới 4 phút thì mới có thể giữ được những lợi ích từ loài rau này.
Gần đây, nhà khoa học của đại học Y Johns Hopkins, Hoa Kì đã sử dụng công nghệ chiết lạnh siêu giới hạn để chiết ra một hoạt chất có tên BrocoraphaninTM trong bông cải xanh với hàm lượng giàu hoạt chất Sulforaphane. Chỉ cần sử dụng BrocoraphaninTM với lượng 300mg mỗi ngày (tương đương với việc tiêu thụ 3,4 kg bông cải xanh nấu chín) sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và tránh xa bệnh tật.
Tốt với bệnh nhân ung thư
Bên cạnh những tác dụng giảm viêm và chống oxy hóa, một số hợp chất trong bông cải xanh có thể giúp giảm tổn thương mãn tính của một số mô trong cơ thể. Bông cải xanh đã được nghiên cứu cho thấy tác dụng giảm nguy cơ ung thư ở một số cơ quan như ung thư vú, tuyến tiền liệt, dạ dày, thận, bàng quang.
Mặc dù các nghiên cứu này chỉ ở mức nhỏ lẻ nhưng cũng rất đáng khích lệ. Cần có những nghiên cứu mạnh hơn để chứng minh vai trò của các hợp chất trong bông cải xanh giúp điều trị hoặc phòng ngừa ung thư.
Sulforaphane trong bông cải xanh cũng đã được nghiên cứu cho thấy có tác dụng tiêu diệt các tế bào gốc ung thư, là nguyên nhân tăng trưởng khối u. Hơn nữa, hợp chất glucoraphanin - tiền thân của sulforaphane - có trong bông cải xanh có tác dụng tăng enzym tế bào bảo vệ chống lại những tổn thương từ các hóa chất trị liệu.
Các nghiên cứu cũng đã tìm thấy rằng sulforaphane có khả năng bình thường hóa những bất thường về methyl hóa DNA (quá trình methyl hóa AND đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì chứng năng bình thường của tế bào: ức chế các tiền gen ung thư. Khi sự methyl hóa diễn ra bất thường sẽ gây ra những biến đổi có thể dẫn tới ung thư. Methyl hóa DNA bất thường đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của gần như tất cả các loại ung thư).
Một nghiên cứu công bố trên tạp chí PLoS One, cho thấy chỉ cần ăn bốn lần bông cải xanh mỗi tuần có thể bảo vệ người bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Bông cải xanh giúp nâng cao sức khỏe răng miệng
Bông cải xanh là nguồn cung cấp dồi dào vitamin C và canxi, hai chất dinh dưỡng quan trọng góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nha chu.
Trong bông cải xanh còn chứa Kaempfero – một loại chất chống oxy hóa cũng giúp tăng cường sức khỏe nướu (lợi) góp phần giúp giảm nguy cơ mắc phải những căn bệnh răng miệng thông thường. Ngoài ra, chất sulforaphane có trong loại rau này cũng bảo vệ bạn khỏi nguy cơ mắc ung thư miệng.
Ăn bông cải xanh được cho rằng giúp loại bỏ các mảng bám và làm trắng răng. Tuy nhiên, về mặt bằng chứng khoa học vẫn chưa có đủ bằng chứng để chứng minh tác dụng này.
Hỗ trợ tiêu hoá
Bông cải xanh là loại rau khá quen thuộc với chúng ta, đặc biệt là trong mùa đông. Những bông cải nhỏ xinh này có hương vị thơm ngon và được nhiều người yêu thích, ngoài ra chúng còn chứa nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt có lợi cho sức khỏe. Bông cải xanh giàu vitamin, khoáng chất nhưng lại ít calo, là một loại thực phẩm lành mạnh cho mọi chế độ ăn. Ăn loại rau này thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện tổng thể sức khỏe từ trong ra ngoài, từ hệ tiêu hóa cho tới làn da.
Với lượng chất xơ và chất chống oxy hóa đáng kể, bông cải xanh hỗ trợ tốt cho các hoạt động đường ruột và sức khỏe của hệ tiêu hóa. Bằng chứng trong một nghiên cứu gần đây nhất đã chỉ ra rằng: những người ăn bông cải xanh có thể dễ dàng đi đại tiện nhiều hơn so với những người trong nhóm đối chứng.
Chưa hết, trong một nghiên cứu khác chứng minh thêm: chế độ ăn uống sử dụng bông cải xanh có khả năng làm giảm mức độ viêm trong ruột kết nhờ tạo điều kiện cho những vi khuẩn đường ruột hoạt động tối ưu.
Tốt cho não bộ
Vì sao chúng ta cần phải bổ sung thực phẩm tốt cho não? Bạn có biết, bộ não của con người tiêu tốn khoảng 20% lượng calo cơ thể để giúp chúng ta luôn vui khỏe và tập trung được suốt cả ngày. Có thể nói rằng chế độ ăn dinh dưỡng là rất quan trọng và sẽ giúp bạn có được trí não tốt hơn. Nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học đã khiến cho bông cải xanh trở thành thực phẩm có lợi cho sức khỏe não bộ.
Cụ thể, việc điều trị bằng kaempferol (một hợp chất vốn có trong bông cải xanh) có tác dụng giảm tỷ lệ chấn thương não và giảm viêm mô thần kinh sau khi đột quỵ hoặc một bệnh lý khác có hình thức giống như đột quỵ.
Ngoài ra, bông cải xanh còn chứa sulforaphane có khả năng hỗ trợ chức năng não, phục hồi mô não và giảm viêm dây thần kinh sau khi não bị chấn thương hoặc tiếp xúc với gây độc cho não.
Chứa các chất chống oxy hoá
Bông cải xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, đây chính là những phân tử có khả năng ức chế hoặc trung hòa các tổn thương tế bào do sự hoạt động của gốc tự do gây ra, nhờ đó hỗ trợ các tế bào và mô được khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, hàm lượng glucoraphanin cao trong bông cải xanh có chức năng chuyển đổi thành sulforaphane trong quá trình tiêu hóa.
Sulforaphane cũng được xem là chất chống oxy hóa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, như làm giảm nồng độ cholesterol, đường huyết, stress oxy hóa và giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính.
Chưa hết, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra thêm: bông cải xanh cũng chứa lượng lớn lutein và zeaxanthin, đây là hai chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tình trạng stress oxy hóa và sự tổn thương ở các tế bào bên trong mắt.
Kiểm soát đường máu
Sulforaphane khuyến khích sản xuất các enzym bảo vệ mạch máu, và làm giảm số lượng của các phân tử gây tổn thương tế bào - gọi là Reactive Oxygen Species (ROS) - lên đến 73 %. Những người bị bệnh tiểu đường có đến năm lần nhiều khả năng phát triển bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim và đột quỵ - cả hai đều được kết nối với các mạch máu bị hư hỏng. Ăn bông cải xanh có thể giúp đảo ngược một số thiệt hại này.
Bông cải xanh có khả năng kiểm soát hàm lượng đường trong máu nên rất có lợi cho những người bị bệnh tiểu đường. Thực tế, trong một nghiên cứu đã chỉ ra: việc tiêu thụ bông cải xanh mỗi ngày, trong suốt 1 tháng, làm giảm tình trạng kháng insulin đáng kể.
Hay trong một nghiên cứu được tiến hành trên cơ thể động vật cho thấy: việc dùng chiết xuất từ bông cải xanh đã làm giảm lượng đường trong máu cùng với việc giảm sự tổn thương của các tế bào ở tuyến tụy. Những lợi ích này đều do chất chống oxy hóa và chất xơ dồi dào có trong bông cải xanh, vì thế bạn hãy bổ sung loại rau này vào chế độ ăn uống nhé!
Chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất sinh học
Một trong những lợi ích lớn nhất mà bông cải xanh mang lại chính là hàm lượng các chất thiết yếu cao. Lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ và một số hợp chất sinh học có trong bông cải xanh rất tốt cho sức khỏe. Bông cải xanh chứa nhiều vitamin C, vitamin A, vitamin K, vitamin B9 (Folate) và một số khoáng chất như Kali, Phốt-pho và Selen.
Bông cải xanh có thể ăn tươi hoặc nấu chính, cả hai cách sử dụng này đều có lợi cho sức khỏe nhưng có thành phần dinh dưỡng khác nhau. Những phương pháp chế biến khác nhau như luộc, xào hoặc hấp có thể thay đổi thành phần dinh dưỡng của chúng, đặc biệt là vitamin C, protein và đường. Hấp chín là phương pháp giúp bảo tồn được các chất dinh dưỡng tốt nhất.
Tuy vậy, việc hấp chín hay ăn tươi đều cung cấp lượng vitamin C tốt cho cơ thể. Khoảng 78g bông cải xanh nấu chín sẽ cung cấp 84% nhu cầu năng lượng tối thiểu cho cơ thể.
Bông cải xanh có thể giúp nâng cao sức khỏe tim mạch
Có thể nói, bông cải xanh là một loại thực phẩm có thể giúp nâng cao sức khỏe tim mạch rất quan trọng mà không ta không thể quên nhắc tới.
Một số nghiên cứu cho thấy bông cải xanh có thể cải thiện chức năng tim mạch. Nồng độ cholesterol và triglycerid cao là những yếu tố nguy cơ khởi phát các bệnh lý tim mạch. Việc sử dụng bông cải xanh trong bữa ăn cho thấy không chỉ làm giảm đáng kể nồng độ triglyceride và LDL cholesterol mà còn tăng nồng độ HDL cholesterol có lợi. Điều này giúp loại bỏ các nguy cơ về bệnh tim mạch cũng như xơ vữa mạch máu.
Một số chất chống oxy hóa trong bông cải xanh được nghiên cứu còn có thể giúp giảm nguy cơ bệnh nhồi máu cơ tim gây ra. Các nghiên cứu trên chuột được làm ngưng tim nhân tạo, sau đó được cho ăn bông cải xanh giúp giảm tổn thương và stress oxy hóa ở mô tim.
Bông cải xanh giúp bảo vệ da khỏi tổn thương từ ánh nắng mặt trời
Các bức xạ cực tím từ mặt trời là nguyên nhân phổ biến gây nên ung thư da ở người. Những hợp chất có trong bông cải xanh giúp cơ thể chống lại những tác hại từ tia UV này.
Các nghiên cứu trên động vật sử dụng các hợp chất chiết xuất từ bông cải xanh làm giảm tỉ hình thành và phát triển ung thư da do tia UV ở chuột. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho thấy tác dụng bảo vệ tổn thương da của các hợp chất trong bông cải xanh sau khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
Tóm lại, bông cải xanh có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm viêm, giúp kiểm soát đường huyết, tăng cường hệ miễn dịch và hệ tim mạch. Tuy nhiên, cần cung cấp đủ các chất dinh dưỡng từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau để có một chế độ ăn hợp lý và tốt cho sức khỏe.