Theo thống kê của American College Testing (ACT), cứ 4 sinh viên thì lại có 1 người bỏ học trước khi học hết năm thứ hai đại học và gần một nửa số sinh viên năm nhất bỏ dở việc học trước khi nhận được bằng tốt nghiệp hoặc kết thúc chương trình học của mình. Nhưng các bạn đừng lo, bài viết này không nhằm để dọa cho bạn sợ hay định cướp đi những niềm hân hoan, hưng phấn và mơ ước của bạn khi bước chân vào giảng đường đại học đâu. Sự thật hoàn toàn ngược lại! Dưới đây là top 25 điều bạn cần làm để không chỉ sống sót qua năm đầu tiên mà còn có những năm tháng sinh viên tuyết vời nhất.
Mỗi khi đau ốm, cô đơn hay khủng hoảng tinh thần, đừng ngại mà cứ đến phòng y tế của trường để nhờ giúp đỡ. Bạn không phải đối mặt mọi thứ một mình đâu!
Trong tuần học đầu tiên, bạn nên làm quen với các bạn ở trong lớp của mình. Nếu bạn học nhiều lớp khác nhau, bạn nên kết bạn với ít nhất một người trong mỗi lớp đó. Điều này sẽ giúp ích cho bạn, nhất là mỗi khi bạn phải vắng học.
Nhớ nhà là một chuyện rất đỗi bình thường, ngay cả với những bạn khao khát cuộc sống tự lập nhất. Bạn phải quen dần với việc đó và đừng quên, bạn vẫn có cái điện thoại và hộp thư điện tử để liên lạc với bố mẹ của mình.
Dù cho bạn có nhớ bố mẹ, nhớ bạn bè đến nhường nào, hãy cố gắng đừng lên xe về quê quá sớm hay quá thường xuyên. Thời gian bạn dành cho trường mới, bạn mới càng nhiều thì bạn sẽ càng hiểu thêm về họ và ngôi trường mới sẽ trở thành ngôi nhà thứ hai của bạn. Đừng quên là bạn cũng có rất nhiều hoạt động thú vị ở trường đại học mà!
Gặp gỡ giảng viên của mình, đảm bảo với bạn, chỉ có lợi chứ không có hại, nhất là khi bạn gặp phải những khó khăn trong quá trình học tập. Các giảng viên đều sẵn sàng dành thời gian cho sinh viên của họ, vậy nên hãy tận dụng triệt để bạn nhé!
Bệnh tật là một trong nhiều thứ bám đuổi các bạn sinh viên năm nhất trong một thời gian dài và thậm chí còn để lại nhiều tác hại lâu dài. Hãy ngủ đủ giấc, bổ sung vitamin và ăn uống điều độ. Bạn sẽ sớm biết mùi "cơm sinh viên" thôi và khi mà không có bố mẹ bên cạnh lo cho từng bữa ăn tươm tất với đầy đủ dinh dưỡng thì bạn sẽ rất dễ sa vào các thứ đồ ăn chiên xào hay thức ăn công nghiệp. Cố gắng giữ gìn sức khỏe và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh bạn nhé!
Cố vấn học tập là người sẽ giúp đỡ bạn giải quyết các vấn đề trong học tập bao gồm: đăng ký thêm môn học hay nghỉ môn nào đó, lên lịch học cho học kỳ mới, lựa chọn chuyên ngành và nhiều việc lặt vặt khác. Đây là người mà bạn phải tìm đến nhờ vả nhiều nhất trong suốt những năm đi học của mình đấy!
Dù cho bạn bước vào ngưỡng cửa đại học với một kế hoạch rõ ràng hay vẫn còn nhiều suy nghĩ mông lung, bạn vẫn nên ghé vào trung tâm hỗ trợ việc làm hay tham gia hội chợ việc làm ở trường để lên kế hoạch, chuẩn bị và hành động ngay vì tương lai của mình.
Bạn nên chuẩn bị trước tinh thần, sẽ có lúc bạn thấy có quá nhiều việc phải làm và tưởng như mình sẽ không bao giờ giải quyết hết. Lời khuyên cho bạn chính là: "Hãy chuẩn bị cho sự không có chuẩn bị" và tất nhiên, bạn thế nào thì người khác cũng vậy cả thôi.
Bạn sẽ bị những cơn buồn ngủ đeo đuổi và ham muốn cúp học đi chơi sẽ luôn thôi thúc bạn nhưng hãy cố vượt qua chúng và đến lớp. Ngoài việc tiếp thu kiến thức từ giảng viên, bạn còn có thêm nhiều thông tin quan trọng như những phần nào trong bài giảng sẽ có trong đề thi, thay đổi trong hạn chót nộp bài tập,... nếu bạn đến lớp đều đặn đấy.
Đừng quên dành một ít thời gian cho bản thân để thư giãn và xóa hết những căng thẳng ở trường. Dù cho bạn có làm gì, tập yoga, xem phim hay viết nhật ký, phải nhớ đối xử tốt với chính mình.
Đó có thể là phòng ký túc xá của bạn cũng có thể là một góc nhỏ ấm cúng ở trong thư viện, nơi nào cũng được miễn là bạn có thể học tập hiệu quả nhất mà không bị phân tâm bởi các nhân tố bên ngoài.
Những người bạn cùng sống chung, thường là những người đã hoặc đang trải qua những vấn đề mà bạn gặp phải khi đi học xa nhà, sẽ là chỗ nương tựa cho bạn những khi "tối lửa tắt đèn". Vậy nên, dù bạn có đổi bạn cùng phòng sau năm đầu tiên hay gắn bó với họ suốt những năm học ở trường, hãy dành thời gian để làm quen với thật nhiều bạn mới nhé!
Đừng cố tìm một ai hay cái gì đó để đổ lỗi cho những sai lầm của bạn, hãy thừa nhận chúng và bước tiếp! Bạn chớ quên, làm người lớn cũng đồng nghĩa với việc bạn phải chịu trách nhiệm cho tất cả mọi chuyện xảy đến với mình.
Hãy xác định mục đích vào đại học của bạn là để học. Nếu bạn chỉ đi chơi suốt ngày và học lúc ngày thi kề cận thì vẫn không sao cả, nhưng bạn sẽ không học được gì nhiều cả. Và nên nhớ, tuyệt đối không gian lận trong thi cử và kiểm tra nhé!
Giảng viên đã tốn hàng giờ liền để chuẩn bị bài giảng và sắp xếp lịch giảng dạy để sinh viên biết mình phải làm gì, vào lúc nào. Và với họ, một trong những lý do vớ vẩn nhất của sinh viên đó chính là "em không biết hôm nay là hạn chót".
Cuộc sống của một sinh viên không chỉ có mỗi việc học mà còn rất nhiều hoạt động xã hội khác. Bạn đừng nên để mình quá thiên về một bên nào mà nên nhớ nằm lòng phương châm này "học chăm để được chơi vui".
Điều tất nhiên rồi! Ở trường trung học, điểm cao có thể tự đến với bạn nhưng ở bậc đại học thì bạn phải tìm kiếm nó. Đặt ra những mục tiêu cho bản thân và cố gắng hết sức để đạt được chúng là điều rất cần thiết cho các bạn sinh viên.
Bạn sẽ có cảm giác như mọi người xung quanh mình đều biết phải làm gì với cuộc đời họ nhưng thật ra là không. Đại học chính là khoảng thời gian để bạn khám phá con người thật của mình, bạn thích gì, bạn giỏi về cái gì và bạn muốn trở thành ai. Đây không phải là một cuộc đua nên cứ thư thái mà đi tìm chính mình đi bạn!
Một trong những điều buồn phiền lớn nhất của các tân sinh viên đó là nỗi nhớ nhà và cảm giác lạc lõng giữa cuộc sống lạ lẫm. Giải pháp dành cho các bạn này chính là tham gia vào các tổ chức đoàn hội, câu lạc bộ, đội tuyển,... Ở đây, bạn sẽ có thêm bạn mới, học thêm kỹ năng mới và cảm thấy gắn bó với ngôi trường của mình hơn.
Ở trường trung học, giáo viên thường giao cho học sinh bài tập về nhà và thời gian nộp bài cụ thể. Còn ở trường đại học, giảng viên sẽ giao bài cho sinh viên chuẩn bị trong suốt cả học kỳ. Hãy tải về máy một phần mềm sắp xếp hay để một cuốn lịch trên bàn, bất cứ thứ gì hữu dụng để giúp bạn nhớ nộp bài đúng hạn.
Có thể ở cấp 3, bạn đợi đến "phút 89" mới làm bài tập mà vẫn đạt điểm cao như thường nhưng khi vào môi trường đại học năng động, việc đó sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Hãy đặt cho mình những hạn chót và bám sát nó!
Nếu bạn chưa có tài khoản riêng thì bây giờ chính là lúc thích hợp nhất để mở một cái rồi đấy. Tuy nhiên, bạn nhớ cân đối tài chính của mình và tránh những khoản nợ càng xa càng tốt nhé!
Các trường đại học hiện nay đã có các phòng học hiện đại, thư viện,... Hãy tận dụng hết mọi lợi thế này để học tập hiệu quả nhất! Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tạo các nhóm học tập để cùng giúp nhau tiến bộ.
Tại sao phải đi tham quan trường trước khi vào học? Câu trả lời là: bạn làm quen với môi trường đại học càng sớm thì càng nhanh chóng thích nghi với môi trường mới và có sự chuẩn bị tốt hơn cho những khó khăn đang chờ đón phía trước.