Khi mang thai, bên cạnh cảm giác hạnh phúc, vui sướng thì các bà mẹ còn gặp phải không ít bối rối về những thay đổi của cơ thể. Hơn nữa, do chưa có kinh nghiệm, mẹ bầu cũng có phần hơi lơ là việc chăm sóc bản thân và bé cưng trong bụng. Làm sao để có một thai kỳ suôn sẻ nhất? Hãy cùng Toplist tìm hiểu về một số điều sau đây nhé.
Chế độ dùng thuốc
Rất nhiều phụ nữ sử dụng các loại thuốc không kê đơn như thuốc giảm đau và thuốc cảm để trị các bệnh thông thường như đau đầu hoặc chảy nước mũi. Tuy nhiên, không phải thuốc không kê đơn nào cũng an toàn cho thai kỳ. Điều này cũng tương tự khi các mẹ bầu dùng thuốc bổ sung hoặc thuốc thảo dược. Nếu đang mang thai, bạn nên nói với bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại thuốc không kê đơn, thuốc bổ sung hoặc sản phẩm thảo dược nào để đảm bảo an toàn cho bạn và bé.
Ngay khi bạn có ý định mang thai hoặc biết mình đã có thai, hãy nói với bác sĩ tất cả những loại thuốc mà bạn đang dùng. Tất cả những thứ mà bạn đưa vào cơ thể trong quá trình mang thai đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi khi còn trong bụng mẹ cũng như sau khi được sinh ra. Vì thế, bạn không được tự ý sử dụng thuốc bừa bãi mà cần tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc.
Không nên trang điểm nhiều
Trong thời gian bầu bì các mẹ nên hạn chế trang điểm, sử dụng các loại son lỳ, bởi son lỳ chắc chắn chứa chì son mới bám chắc, lâu trôi. Khi bị nhiễm chì sẽ ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh đẻ sau này, dễ sảy thai, đẻ non, chậm phát triển thai, dị dạng thai…
Chì có tác động đến sự phát triển não của thai nhi và mẹ dễ dành hấp thụ hàm lượng chì có trong son mỗi khi ăn uống hoặc liếm môi. Để an toàn, mẹ có thể dùng các loại son có nguồn gốc tự nhiên hoặc sử dụng mật ong, sáp ong, dầu oliu để có làn môi khỏe đẹp tự nhiên.
Ngoài ra, các loại sơn móng tay có thành phần độc hại như Phthalate hoặc Toluene, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, các cơ quan chức năng của thai nhi. Ngoài ra, Phthalate còn làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai ở mẹ bầu.
Tránh hút thuốc
Thuốc lá chứa chất nicotine và nhiều chất độc hại khác. Phụ nữ hút thuốc khi đang mang thai có thể làm em bé sinh ra nhỏ hơn thông thường, cũng như có khả năng sinh non, gặp nhiều bệnh tật như hen suyễn hay các bệnh về hô hấp. Hút thuốc còn làm giảm lượng sữa mẹ và có thể làm thai nhi có mùi thuốc lá. Các phương pháp thay thế chất nicotine cũng được khuyên không nên áp dụng ở phụ nữ mang thai.
Những chất độc hại trong khói thuốc đi qua phổi vào trong máu của thai phụ và tiếp xúc với thai nhi. Vì vậy, hút bất kì loại thuốc lá nào cũng gây ảnh hưởng xấu đến thai phụ và thai nhi. Bạn hãy nghĩ đến việc cai thuốc trước khi quyết định mang thai!
Lưu ý khi uống nước
Những loại nước được đóng chai như: nước ngọt, nước ép trái cây, nước tăng lực…đều có chứa chất bảo quản, phẩm mầu, chất ngọt từ đường hóa học, đặc biệt là thường được đựng trong chai nhựa nên gây hại nhiều cho sức khỏe cho mẹ bầu. Những bà bầu đến tháng thứ 4 là có thể bổ sung nước mía, nước dừa để tốt cho thai nhi. Ngoài ra vào các thời kỳ khác vẫn nên uống nước lọc là tốt nhất, không nên uống nước sôi để nguội sau 2 ngày vì có thể mắc bệnh ung thư.
Không chỉ giải quyết cơn khác của mẹ bầu, sữa còn là nguồn cung cấp vitamin D và canxi cho thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh. Thậm chí, một số loại sữa bầu hiện nay còn được tăng cường thêm những dưỡng chất có lợi cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi như DHA, ARA, cholin… Vì thế bà bầu hãy cố gắng uống sữa để em bé được khỏe mạnh nhé. Nếu bà bầu đang thừa cân, béo phì hoặc lo lắng về chứng bệnh tiểu đường thai kỳ, có thể sử dụng sữa tươi không đường và ít chất béo vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Tuy nhiên, tất cả những sản phẩm từ sữa cần phải được tiệt trùng và đảm bảo vệ sinh nhé!
Cẩn trọng với đồ nhựa
Trong một số đồ nhựa có chứa hóa chất có thể gây nguy hiểm cho sự phát triển của bào thai, gây dị dạng thai nhi. Một số loại nhựa rẻ tiền, có khả năng tiết ra các chất độc hại, đặc biệt là khi hâm nóng thức ăn. Một số loại bình giữ nhiệt bằng nhựa, dùng để đựng nước có sử dụng các sợi amiang. Trong trường hợp bình bị vỡ, người dùng có thể hít phải loại sợi này có thể mắc bệnh ung thư. Đặc biệt một số loại đồ nhựa còn là "ổ" vi khuẩn gây bệnh, rất khó cọ rửa sạch hết vi khuẩn trên đồ nhựa.
Không dùng nhựa có đánh dấu 3, 6, 7 trên bao bì sản phẩm, bởi loại này hội tụ đủ 2 loại hóa chất gây hại cho sức khỏe là phthalates và BPA. Hạn chế dùng những sản phẩm nhựa dùng một lần. Hạn chế đựng thức ăn nhiều dầu mỡ trong hộp nhựa. Tốt nhất, nên sử dụng đồ dùng bằng thủy tinh, sứ, hoặc nếu có chỉ dùng đồ nhựa làm bằng vật liệu an toàn cho sức khỏe.
Tránh mang giày quá cao
Đối với nhiều phụ nữ, khi mang thai, việc mang giày dép gì cho phù hợp là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất. Sự thoải mái và an toàn là yếu tố hàng đầu trong thai kỳ, vì vậy mà chị em cần hết sức lưu ý đến những nguy cơ xảy ra khi mang giày cao gót.
Không thể phủ định, mang giày cao gót có thể giúp dáng bạn trông đẹp hơn rất nhiều. Tuy nhiên, với khả năng giữ thăng bằng kém khi mang thai, nguy cơ té ngã của bạn cũng cao hơn. Không chỉ vậy, mang giày cao gót thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau hông và đau lưng ở phụ nữ, đặc biệt sẽ trở nên nghiêm trọng nếu bạn mang thai. Một đôi giày búp bê hoặc sandal vẫn rất đẹp, hợp thời trang và an toàn cho mẹ bầu.
Khám thai định kỳ
Khi bạn đã mang thai, bạn nên sắp xếp đến gặp bác sĩ mỗi tháng một lần. Các buổi khám thai là cơ hội để mẹ tìm hiểu sự phát triển của bé cũng như biết rõ tình hình sức khỏe hiện tại của mình. Ngoài ra, khám thai thường xuyên còn giúp phát hiện sớm các vấn đề bất thường ở thai nhi để có biện pháp xử lý.
- Khám thai tuần 11-13 của thai kỳ để đo độ mờ da gáy, nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể nguy hiểm gây các bệnh như Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành v.v… Chỉ số này càng thấp càng tốt.
- Khám thai tuần tuần 21-24 chẩn đoán khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng v.v
- Khám thai tuần 30-32 của thai kỳ để phát hiện 1 số vấn đề xảy ra muộn như bất thường ở tim, động mạch, các bất thường ở não như giãn não thất…, nhận biết tình trạng thai phát triển chậm trong tử cung – 1 trong những nguyên nhân gây suy thai va ngạt sau sinh v.v … .
- Khám thai tuần 35 – 36 tuần để “chốt” trước khi sinh.
Dinh dưỡng khi mang thai.
Dinh dưỡng khi mang thai đóng vai trò cực kỳ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bản thân của mẹ bầu và sức khỏe của thai nhi. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất quan trọng là: Tinh bột, đường, đạm và vitamin trong suốt quá trình mang thai. Trong mỗi giai đoạn của thai kỳ, bà bầu cần một chế độ bổ sung dinh dưỡng khác nhau với những dưỡng chất then chốt. Mẹ có thể tham khảo chi tiết qua bài viết: chế độ dinh dưỡng khi mang thai.
Thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày có thể chưa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bà mẹ và thai nhi đặc biệt những bà bầu bị nghén nặng không thể dung nạp các chất dinh dưỡng. Do đó, ngoài 4 nhóm thực phẩm chính là đạm, bột đường, chất béo và rau xanh thai phụ cần bổ sung thêm nhiều loại vi chất dinh dưỡng khi mang thai để sinh ra những đứa con khỏe mạnh, thông minh. Lựa chọn đúng các loại viên uống bổ sung cho bà bầu là biện pháp giúp chống lại tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai và giúp cho bà bầu và thai nhi có được sức khỏe thể chất và tinh thần tốt nhất.
Tránh bổ sung quá nhiều vitamin A
Vitamin A hỗ trợ cho sự phát triển tim, gan, phổi, thận và hệ thống thần kinh của bé. Đồng thời, bổ sung vitamin A trong thai kỳ cũng giúp mẹ bầu nhanh chóng phục hồi sau khi sinh.
Vitamin A có nhiều trong các loại thực phẩm hằng ngày, mẹ chỉ cần duy trì một chế độ ăn đủ chất là có thể đảm bảo lượng vitamin A cần thiết. Dư thừa vitamin A là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị dị tật bẩm sinh, thậm chí sảy thai, sinh non… Mẹ nên tránh nạp nhiều gan động vật các loại, do trong gan chứa rất nhiều vitamin A hoạt động. Mách mẹ nguồn vitamin A an toàn: Các loại rau qủa có màu vàng, đỏ như cà chua, cà rốt, bí đỏ…
Chế độ làm việc và nghỉ ngơi khi mang thai
Khi mang thai mẹ bầu không nên làm những việc nặng nhọc, không làm trong môi trường độc hại hay những việc làm phải đứng lâu, cúi nhiều vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, cần duy trì chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày và dành khoảng 30 phút cho giấc nghỉ trưa. Tránh để mình rơi vào trạng thái tinh thần căng thẳng. Bạn cần có một chế độ sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý vì trạng thái tinh thần của mẹ ảnh hưởng đến “buồn vui” của thai nhi. Hãy luôn giữ cho mình tâm lý thoải mái, vui vẻ, thỉnh thoảng nghe nhạc cũng rất tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi.
Tránh thức quá khuya. Song song với ngủ nghỉ, bầu cũng nên vận động thường xuyên, vừa giúp tinh thần thoải mái vừa giúp lưu thông máu. Những bài tập thể dục hợp lý cho bà bầu: bơi lội, đi bộ, yoga…
Tăng axit folic
Axit folic còn có tên gọi khác là vitamin B9, một vitamin nhóm B cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào ở người, động vật, thực vật và cần thiết cho sự hình thành của tế bào máu. Chất này tham gia vào quá trình chuyển hóa hồng cầu, thiếu axit folic có thể gây ra tình trạng thiếu máu tăng nguy cơ sảy thai cao, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, gây ra một số bệnh tim mạch, hàm ếch, sứt môi ở trẻ sau sinh.
Ở phụ nữ mang thai, nhu cầu axit folic tăng gấp 4 lần so với trước khi mang thai. Thiếu axit folic ở phụ nữ có thai có thể khiến thai nhi bị dị tật ống thần kinh. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, tất cả phụ nữ mang thai hoặc dự định mang thai phải bắt đầu bổ sung đủ axit folic 3 tháng trước thời điểm dự định có thai. Nhất thiết phải đảm bảo đủ khẩu phần hàng ngày phải có đủ 400g axit folic.
Tăng cường vitamin và khoáng chất
Phụ nữ có thai cần rất nhiều dưỡng chất. Do sự sinh trưởng của thai nhi, dung lượng máu trong cơ thể mẹ cũng tăng lên, bầu vú, tử cung to lên, lượng dinh dưỡng hấp thu cũng tăng lên rất nhiều. Nếu cung cấp dinh dưỡng không đủ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nghiêm trọng có thể dẫn đến sẩy thai, sinh non, thai chết lưu… Ngoài ra, thai phụ rất dễ nhiễm các bệnh như: thiếu máu do thiếu sắt, da ngứa, sỏi thận, đau bụng, đau lưng, tiểu khó, táo bón… Những căn bệnh này đều cản trở sự phát triển bình thường của thai nhi, vì thế phải hết sức chú ý đến chế độ dinh dưỡng.
Vitamin và khoáng chất rất tốt cho cơ thể, giúp nâng cao hệ miễn dịch, có vai trò vô cùng quan trọng, tham gia vào mọi hoạt động, quá trình chuyển hóa nội tại. Nếu thiếu một hay một vài loại vitamin, chất khoáng có thể thể gây hậu quả nặng nề với người mẹ và em bé, thậm chí gây dị tật bẩm sinh, suy dinh dưỡng thai, xảy thai. Vì vậy nên tăng cường ăn các loại trái cây và rau xanh được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng như rau bina, các loại hạt đậu, súp lơ, cam, quýt...
Tránh bị nhiễm độc từ môi trường sống
Xung quanh môi trường sống bị ô nhiễm bởi rác thải, khói bụi, ô nhiễm nguồn nước cũng tác động lên bà bầu và làm ảnh hưởng tới thai nhi. Nhiễm độc chì là nguy hiểm nhất, có thể gây dị dạng thai nhi, ảnh hưởng tới hệ thần kinh sau này, làm tăng nguy cơ xảy thai. Trong sơn tường có chứa chì, vảy sơn lâu ngày bị bong tróc, đất, nước, không khí bị nhiễm chì, nước chảy từ đường ống có chì, những vật dụng làm từ gốm và ngay cả thuốc hay thực phẩm, mỹ phẩm đều có thể nhiễm chì.
Trong cuộc sống hàng ngày, có một số chất độc hại mà bà bầu cần tránh tiếp xúc như chì, hóa chất, chụp X quang, thuốc trừ sâu, v.v vì chúng có thể gây hại cho thai nhi. Trong trường hợp bất khả kháng phải tiếp xúc với các chất trên, hãy bảo đảm môi trường thông thoáng, luôn mang khẩu trang và quần áo bảo hộ. Nếu như bạn đang làm việc trong môi trường phải tiếp xúc với những chất độc hại thường xuyên, hãy bàn với công ty để chuyển qua một vị trí khác.
Giảm mỡ động vật
Mỡ động vật là chất béo không tốt cho sức khỏe bà bầu nên giảm loại thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày. Chất béo là nguyên nhân gây ra sự gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, những nghiên cứu mới nhất cũng cho thấy rằng các chất béo này còn làm tăng nguy cơ vô sinh ở phụ nữ.
Thực tế, mỡ có trong thịt động vật dễ khiến cho bà bầu béo phì và tích tụ lại các độc tố trong huyết mạch. Do đó, bà bầu nên tránh các loại thịt có nhiều mỡ như: thịt cừu, thịt ngỗng, thịt vịt, lườn bò, sườn lợn hay thịt nướng …
Các chuyên gia dinh dưỡng ĐH Harvard phát hiện ra rằng những phụ nữ có vấn đề về sinh sản đều ăn nhiều chất béo no hơn những phụ nữ khác, vì vậy những phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ và muốn có thai nên cắt giảm đáng kể lượng chất béo từ mỡ động vật.
Tiêm vắc xin rất quan trọng
Ở mỗi giai đoạn khác nhau của quá trình mang thai, bạn sẽ được khuyên nên tiêm loại vắc xin nào. Chúng sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa việc bị ốm hay lây nhiễm bệnh sang cho con ngay từ trong bụng mẹ. Hãy nhớ rằng một số bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bé. Vì vậy, bạn hãy chăm sóc bản thân cẩn thận nhé.
Nhiều người nói rằng, tiêm vắc xin khi mang thai sẽ không tốt cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có bằng chứng để chứng minh. Tiêm vắc xin khi mang thai thường lợi nhiều hơn hại:
- Vắc xin viêm gan B: không gây nguy hiểm cho thai nhi.
- Vắc xin viêm gan A: nên tiêm nếu có nhiều khả năng mắc bệnh này.
- Vắc xin phòng cúm: nên tiêm trước khi vào mùa cúm.
- Vắc xin uốn ván, bạch hầu và ho gà: nên tiêm từ tuần 27–36.
- Vắc xin viêm màng não.