Top 20 Phim điện ảnh Việt Nam hay nhất mọi thời đại

Chả có gì tuyệt vời hơn là một buổi tối thảnh thơi nằm trên giường theo dõi một bộ phim điện ảnh hay. Nếu bạn tìm kiếm cho mình một bộ phim điện ảnh tình cảm hay cho một ngày cuối tuần vui vẻ cùng nàng. Hay đơn giản bạn đang tìm kiếm một gia vị nhẹ nhàng lấp đầy tâm hồn bạn. Hãy cùng Toplist đón xem Top 20 phim điện ảnh Việt Nam hay nhất mọi thời đại để hiểu hơn về điện ảnh Việt Nam cũng như có cái nhìn thiện cảm hơn về nền điện ảnh nước nhà nhé.

Phim Bao Giờ Cho Đến Tháng 10

Bao Giờ Cho Đến Tháng 10 là một trong những phim nổi bật nhất của đạo diễn Đặng Nhật Minh. Bộ phim kể về cuộc đời của người góa phụ mà chồng chị đã hy sinh ở chiến trường Tây Nam Bộ.


Chị đã giấu chuyện chồng hy sinh với mọi người trong gia đình bởi người bố chồng già yếu, bệnh nặng. Tuy nhiên, đến khi cảm thấy mình không còn sống được bao lâu nữa, người bố chồng đã bảo chị gọi điện cho con trai về lần cuối, lúc này tin chồng mất đã không thể giấu được nữa.


Bộ phim có chi tiết thú vị là bài thơ viết trên cánh diều:


"Bao giờ cho đến tháng Mười
Lúa chín trên cánh đồng giông bão
Ta để lại sau lưng những ngày dài mong đợi
Những mất mát hi sinh, chịu đựng, khổ đau
Khi trời thu vẫn xanh mãi trên đầu".


Bộ phim Bao Giờ Cho Đến Tháng Mười được đài truyền hình CNN bầu chọn là một trong 18 phim Châu Á xuất sắc nhất mọi thời đại.

    Phim Bao Giờ Cho Đến Tháng Mười
    Phim Bao Giờ Cho Đến Tháng Mười
    Phim Bao Giờ Cho Đến Tháng 10

    Phim Ván Bài Lật Ngửa

    Ván Bài Lật Ngửa là bộ phim điện ảnh nhiều phần, sản xuất từ năm 1982 đến năm 1987. Bộ phim mô phỏng cuộc đấu trí của những gián điệp của Đảng Lao Động Việt Nam với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa và các quan chức, cố vấn của Mỹ tại Sài Gòn giai đoạn chiến tranh Việt Nam 1954-1975.


    Ván bài lật ngửa phim nhựa đen trắng có độ dài 8 tập về tình báo phát hành và chiếu vào năm 1982-1987. Bộ phim tập trung vào các nhân vật gián điệp hoạt động trong lòng quân đội Mỹ nhằm cung cấp các thông tin tình báo có lợi cho phe ta, nhất là tình báo viên Phạm Ngọc Thảo.


    Phim có sự tham gia của diễn viên Nguyễn Chánh Tín (vai Nguyễn Thành Luân) để lại các ấn tượng sâu đậm với khán giả. Với nhiều thế hệ khán giả, Ván Bài Lật Ngửa được xem là series phim điện ảnh kinh điển. Tên của các phim trong series lần lượt là:


    1. Đứa con nuôi vị giám mục (1982)
    2. Quân cờ di động (1983)
    3. Phát súng trên cao nguyên (1983)
    4. Cơn hồng thủy và bản tango số 3 (1984)
    5. Trời xanh qua kẽ lá (1985)
    6. Lời cảnh cáo cuối cùng (1986)
    7. Cao áp và nước lũ (1987)
    8. Vòng hoa trước mộ (1987)
    Phim Ván Bài Lật Ngửa
    Phim Ván Bài Lật Ngửa
    Phim Ván Bài Lật Ngửa

    Phim Con chim vành khuyên

    Tác phẩm này đã làm say đắm nhiều thế hệ người xem phim và cũng là một trong những bộ phim Việt Nam đầu tiên gây được sự chú ý của giới điện ảnh quốc tế.


    Con chim vành khuyên là bộ phim ngắn chứa tải một nội dung tư tưởng lớn, có khả năng gây tác dụng mạnh bằng lối kể bình dị, trực diện và chân thực. Bộ phim không nhiều nhân vật và nhân vật nào cũng có vai trò riêng để tồn tại, trong đó bé Nga là trung tâm.

    Câu chuyện trong phim diễn ra vào thời kháng chiến chống Pháp. Bé Nga nhí nhảnh hồn nhiên sống cùng cha ở một làng nhỏ ven sông, cùng cha đưa đón và che giấu các cán bộ, chiến sĩ.


    Một ngày kia, bọn mật thám Pháp đã phát hiện ra chuyện này, chúng tra tấn người cha bé Nga, bắt bé phải nhảy dây để đặt bẫy những cán bộ kháng chiến đang ở bên kia sông…

    Đặt lên đôi vai mỏng manh của nhân vật một hình tượng lớn, tác giả kịch bản chủ ý phóng đại ý nghĩa của hình tượng, làm cho nó trở nên mạnh mẽ và tiêu biểu.


    Hình ảnh hy sinh của bé Nga vào giây phút kết thúc câu chuyện tạo cơn chấn động mãnh liệt – mặc dù sự hy sinh đó không quá bất ngờ, đã khơi dậy tình thương cùng lòng căm thù, không vương bi lụy. Đó là hiệu quả đáng ghi nhận của nghệ thuật biểu hiện mang tính anh hùng ca.


    Bé Nga trong sáng bên cạnh con chim vành khuyên đáng yêu đã trở thành một hình tượng đẹp của điện ảnh Việt Nam. Phim Con chim vành khuyên đã được trao Giải đặc biệt dành cho phim ngắn của Ban Giám khảo LHP Karlovy Vary năm 1962 và giải Bông sen Vàng tại LHP Việt Nam lần II, 1973.

    Phim Con chim vành khuyên
    Phim Con chim vành khuyên
    Phim Con chim vành khuyên

    Phim Làng Vũ Đại Ngày Ấy

    Làng Vũ Đại Ngày Ấy là bộ phim nổi tiếng của NSND Phạm Văn Khoa, lấy cảm hứng từ ba tác phẩm văn học hiện thực xã hội của nhà văn Nam Cao là Sống Mòn, Chí Phèo và Lão Hạc.


    Bộ phim đã tạo nên bức tranh tổng thể về đời sống của nhân dân trong xã hội Việt Nam giai đoạn 1945. Hình ảnh những nhân vật Chí Phèo, Lão Hạc, Thị Nở trong phim đã trở thành kinh điển cho tới tận ngày nay.


    Làng Vũ Đại ngày ấy chuyển thể từ 3 tác phẩm riêng lẻ của nhà văn Nam Cao và đưa các nhân vật Giáo Thứ, Lão Hạc, Chí Phèo, Thị Nở đến Bá Kiến, Lý Cường… tất cả quy tụ lại làng Vũ Đại trước Cách mạng Tháng 8/1945.


    Bộ phim nhận nhiều giải thưởng giá trị lúc bấy giờ với riêng diễn viên Bùi Cường nhận Huy chương Vàng diễn viên chính xuất sắc nhất trong Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 6 (1983). NSND Phạm Văn Khoa nhận Giải thưởng Nhà nước (2007) về Văn học – Nghệ thuật.


    Bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy là một trong những bộ phim nổi tiếng được xếp vào hàng những tác phẩm kinh điển của nền điện ảnh Việt Nam thế kỷ 20.


    Làng Vũ Đại ngày ấy, cùng với bộ phim Chị Dậu năm 1980 cũng là của đạo diễn Phạm Anh Khoa là 2 tác phẩm điện ảnh được đánh giá là thành công nhất về nhiều mặt khi bộ phim khắc họa chân thực nhất cuộc sống nông thôn thời kỳ nửa thực dân, nửa phong kiến, cũng như nhiều tầng lớp xã hội khác nhau ở Việt Nam vào thời điểm trước cách mạng tháng 8 năm 1945.

    Phim Làng Vũ Đại Ngày Ấy
    Phim Làng Vũ Đại Ngày Ấy
    Phim Làng Vũ Đại Ngày Ấy

    Phim Em Bé Hà Nội

    Em bé Hà Nội là một bộ phim nhựa do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất năm 1974 và do Hải Ninh làm đạo diễn. Bộ phim khắc họa cuộc sống Hà Nội năm 1972, khi quân đội Hoa Kỳ tiến hành Chiến dịch Linebacker II, ném bom miền Bắc Việt Nam.


    Đạo diễn Hải Ninh gặp diễn viên Lan Hương lần đầu tiên khi Lan Hương mới 3, 4 tuổi. Đến năm 1972 khi ông thực hiện bộ phim này, sau khi tìm nhiều người đóng nhân vật em bé Hà Nội không được, ông nhớ lại và tìm đến nhà Lan Hương, xin phép cho cô đi đóng phim. Khi đó Lan Hương mới 12 tuổi và đây cũng là vai diễn đầu tiên của cô.


    Diễn viên Kim Xuân trong phim vốn là diễn viên cải lương, người từng đóng bộ phim Kiếp hoa nổi tiếng vào năm 1953. Trước đó đạo diễn Hải Ninh và nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ cũng đã hợp tác trong bộ phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm.


    Được quay giữa bối cảnh thực là Hà Nội ngay sau những trận bom B52 rải thảm, phim Em bé Hà Nội là câu chuyện xúc động và tràn đầy tình người về đời sống Thủ đô những năm chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

    Truyện phim đi theo hành trình sơ tán và tìm bố của hai chị em Ngọc Hà, Thùy Dương sau khi mẹ của hai em đã hy sinh, ngôi nhà ở Khâm Thiên cũng đã tan nát sau trận bom B52. Trên đường đi tìm bố, Ngọc Hà chứng kiến sự tàn khốc của chiến tranh và hai chị em cũng đã gặp những con người nồng hậu.


    Diễn viên Lan Hương trong vai Ngọc Hà đã trở thành một “hiện tượng” đương thời, ánh mắt ngây thơ của Ngọc Hà sẽ còn mãi ám ảnh nhiều người xem phim khi nghĩ về những số phận trẻ thơ đáng thương giữa khói lửa chiến tranh.


      Phim Em Bé Hà Nội
      Phim Em Bé Hà Nội
      Phim Em Bé Hà Nội

      Phim Mùa Len Trâu

      Bộ phim được chuyển thể từ truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam, về cuộc sống của những con người nông dân miền Nam vào đầu thế kỉ 20.


      Nhân vật chính trong phim là Len, với ý nghĩa trong tiếng dân tộc Khmer là “đi tự do”. Bộ phim đã nói lên đúng với tên gọi, phim nói về những cậu bé đi len trâu thông qua đó đưa đến cho khán giả một cái nhìn về cuộc sống của miền Nam.


      Đối vời người nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long, mỗi khi mùa mưa về, nước ngập khắp nơi là phải đi làu trâu đi tự do lên một vùng cao, tìm cỏ sống qua mùa lũ, và người len đó là những đứa trẻ không được học hành và sống lang thang lam lũ. Bộ phim xoay quanh những đứa trẻ "len trâu" như thế.

      Mùa Len Trâu cũng được Cục điện ảnh gửi làm đại diện điện ảnh Việt Nam tại Lễ trao giải Oscar nhưng không thể lọt vào vòng cuối cùng.

      Phim Mùa Len Trâu
      Phim Mùa Len Trâu
      Phim Mùa Len Trâu

      Phim Đồng Tiền Xương Máu

      Bộ phim Việt Nam hay kinh điển mà chắc không ai có thể quên được là Đồng tiền xương máu. Phim xoay quanh cuộc sống của gia đình ông Khải với ba người con.


      Ông Khải vốn cổ hũ, hà khắc không tán thành những gì mới mà luôn theo nguyên tắc cũ. Trái lại, Toàn – con trai ông lại bỏ nhà máy của ông ra thành lập công ty với mong muốn giàu có.


      Những xung đột trong gia đình nảy sinh khi Toàn muốn phá căn nhà là kỷ niệm của ông để xây căn nhà mới… Bộ phim đề cập đến xã hội trong những năm chuyển đổi cơ chế thị trường.


      Đồng tiền xương máu là một bộ phim truyền hình Việt Nam do đạo diễn Đinh Đức Liêm thực hiện, Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (TFS) sản xuất. Phim có sự góp mặt của các diễn viên: Lâm Tới, Chi Bảo, Quyền Linh, Trương Ngọc Ánh,… Đồng tiền xương máu được công chiếu đầu tiên năm 1999 trên Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV).

      Phim Đồng Tiền Xương Máu
      Phim Đồng Tiền Xương Máu
      Phim Đồng Tiền Xương Máu

      Phim Đêm Hội Long Trì

      Được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Nguyễn Huy Tưởng, bộ phim Đêm Hội Long Trì lấy bối cảnh thời Lê trung hưng: Chiến tranh Đàng Trong - Đàng Ngoài.


      Trong đêm hội ở Long Trì, ái nữ của Chúa Trịnh Sâm có cảm tình với chàng văn nhân tài hoa nhưng không thể đến được với nhau bởi nàng đã lọt vào ánh mắt tà dâm của một kẻ có thế lực, được tuyên phi của Chúa Trịnh hậu thuẫn, gọi là Cậu Giời.


      Bộ phim không chỉ lên án xã hội mục nát thời ấy mà còn là cuộc đấu tranh của người dân với thế lực quyền uy, quý tộc đầy quyền thế trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ.


      Ra đời trong thời kỳ mở cửa, bộ phim quy tụ dàn diễn viên xuất sắc nhất ba thập kỷ cuối thế kỷ XX, bộ phim Đêm Hội Long Trì được xem như là phim cổ trang, dã sử hay nhất của điện ảnh Việt Nam.

      Phim Đêm Hội Long Trì
      Phim Đêm Hội Long Trì
      Phim Đêm Hội Long Trì

      Phim Xích Lô

      Xích Lô là một bộ phim nổi tiếng khác của đạo diễn người Pháp gốc Việt: Trần Anh Hùng. Nhân vật chính của phim là một thanh niên mồ côi cha mẹ, chất phác, làm nghề lái xích lô ở Sài Gòn. Tuy nhiên một ngày nọ, chiếc xích lô đi mượn đã bị một tên cướp lấy mất, không còn phương tiện mưu sinh mà lại rơi vào cảnh nợ nần, chàng thanh niên phải làm việc cho một băng đảng xã hội đen.

      Một thời gian dài sau, anh ta trở về với cuộc sống của người lái xích lô sau những biến cố lớn lao trong băng đảng. Bộ phim kết thúc với câu nói về một con mèo: "nó còn đẹp hơn trước lúc nó đi lạc" cùng bản hợp tấu "Rửa mặt như mèo" của một lớp tiểu học.


      Bộ phim có sự tham gia của diễn viên nổi tiếng Hong Kong là Lương Triều Vỹ, giành chiến thắng tại LHP Venice nhưng bị cấm chiếu ở Việt Nam do có nhiều cảnh bạo lực.

        Phim Xích Lô
        Phim Xích Lô
        Phim Xích Lô

        Phim Đất phương Nam

        Được chuyển thể từ tác phẩm Đất Rừng Phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi, bộ phim đã khắc họa rõ nét cuộc sống của người dân Nam Bộ trong những năm tháng kháng chiến.


        Đất Phương Nam còn lên án tội ác chiến tranh và thực dân phong kiến ngày trước. Chính chiến tranh và sự hống hách của chế độ đã khiến biết bao người dân sống trong cảnh lầm than, biết bao đứa trẻ như An phải đi lưu lạc khắp nơi để tìm lại những người thân thích.


        Câu chuyện về vùng đất phương Nam và cuộc sống cũng như giai đoạn kháng chiến của nhân dân miền Nam chống thực dân Pháp.

        Đất Phương Nam – một bộ phim thiếu nhi đầy xúc động và ý nghĩa về cuộc sống, con người vùng sông nước Nam Bộ. Bộ phim kể về cuộc hành trình đi tìm cha của chú bé An (Hùng Thuận đóng), và trong chuyến đi về phương Nam, An đã phải chứng kiến biết bao sự oan nghiệt của cuộc đời. Tại nơi đây, những người nông dân bị đàn áp một cách dã man, họ bị chiếm đất, chiếm ruộng, chế độ thực dân phong kiến đã buộc những con người vốn hiền lành, chất phác buộc phải nổi dậy.


        Tuy long đong, lận đận và phải lưu lạc ở khắp chân trời góc bể để tìm cha nhưng An luôn được sống trong sự đùm bọc và lòng nhân ái của mọi người, và chính điều đó đã trở thành nguồn động lực giúp An có sức mạnh và niềm tin vững vàng để vượt qua mọi khó khăn.

        Phim Đất phương Nam
        Phim Đất phương Nam
        Phim Đất phương Nam

        Phim Sống trong sợ hãi

        Sống trong sợ hãi (tựa tiếng Anh: Living in Fear) là một bộ phim điện ảnh Việt Nam thuộc thể loại tình cảm – tâm lý của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên thực hiện, công chiếu vào năm 2005.

        Bộ phim này nói về một người lính Việt Nam Cộng hòa tên Tải có đến hai người vợ mà đây là thời kỳ vừa giải phóng chiến tranh Việt Nam nên vô cùng khó khăn để kiếm tiền nuôi vợ. Anh ta nghĩ ra một cách là phải gỡ bom mìn của quân đội Mỹ cài trước kia rồi đem bán sắt vụn kiếm tiền, mặc dù bị nhiều người ngăn cản nhưng anh vẫn quyết phải làm cho bằng được.


        Khi chính quyền tổ chức cho kích nổ để cải tạo vùng bom mìn, Tải bị chính quyền triệu tập vì đào bom trái phép nhưng cuối cùng được thả về vì anh đã gỡ được một số lượng bom mìn lớn đáng kinh ngạc.


        Tải dự định sẽ bỏ nghề đào mìn, khai thác bãi đất hoang trước nhà trồng cây lương thực, nhưng không ngờ bãi đất ấy cũng có mìn, khiến anh phải làm lại công việc cũ.


        Cuộc sống của anh cứ trôi qua mỗi ngày như thế, đến khi cả hai người vợ anh đến ngày sinh. Tải đưa họ vào đúng một bệnh viện, hai người vợ nằm chung phòng với nhau, trò chuyện với nhau nhiều lần.


        Sau này Thuận quyết định sẽ cho Tải cùng đứa con gái tên Lành dọn đồ qua ở luôn với người vợ bé, cả nhà ấy sống hạnh phúc với nhau, còn riêng Thuận thì không ai biết cô đã đi đâu.


        Bộ phim này đã đạt giải ba thể loại Phim sinh viên quốc tế tại Liên hoan Phim Cannes 2000, Pháp; huy chương Bạc Liên hoan Phim Đài Loan 2000; 5 giải Cánh diều Vàng tại Cánh diều 2005 trong đó có giải Đạo diễn phim truyện nhựa xuất sắc và 1 số giải thưởng khác.

        Phim Sống trong sợ hãi
        Phim Sống trong sợ hãi
        Phim Sống trong sợ hãi

        Phim Xin hãy tin em

        Xin hãy tin em là một bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của Nguyễn Thị Thu Huệ. Đây là bộ phim đầu tay của đạo diễn Đỗ Thanh Hải với dàn diễn viên trẻ của thời điểm đó như Bùi Lệ Hằng, Lê Vũ Long, Hoa Thúy… Bộ phim được phát sóng trong chương trình văn nghệ chủ nhật vào năm 1997.


        Xin Hãy Tin Em xoay quanh cô sinh viên Hoài “thát-chơ” người tỉnh lẻ nổi tiếng khắp khu ký túc xá trường Tổng Hợp Hà Nội vì thói ăn chơi, ngang ngạnh, phá phách thường xuyên trốn học, đi đòi nợ, uống rượu với đám con trai… nhưng ẩn sâu trong tính cách lại là một cô gái tốt vì thường dạy học cho Minh – thằng bé đánh giày từng được Hoài giúp trốn khỏi công an.


        Trong một lần tình cờ đi ra bưu điện để nhận tiền của bố mẹ gửi, Hoài đã gặp Phong – chàng sinh viên chơi Violin đang học tại Nhạc viện Hà Nội, hai người bị cuốn hút ngay từ cái nhìn đầu tiên và bắt đầu hẹn hò. Biết được mối quan hệ này của Hoài, đám bạn cùng phòng cũng gồm những cô sinh viên tỉnh lẻ đã nỗ lực khuyên nhủ, giúp đỡ mà đặc biệt là Thắm và Hường, Hoài trở thành cô sinh viên dịu dàng, nữ tính.


        Mối quan hệ của Hoài với Phong ngày càng sâu sắc, Phong đã mời Hoài về nhà dự sinh nhật của chị mình. Tại tiệc sinh nhật, Phương – bạn gái cũ của Phong cũng có mặt, dùng lời lẽ để tỏ ra khinh miệt Hoài, cố dùng rượu làm Hoài say. Cuối cùng, Hoài không chịu nổi Phương, tự mình uống say và vô tình lộ ra Hoài không phải là con người như Phong tưởng, cô nhảy nhót với đám con trai làm gia đình Phong hết sức ngạc nhiên và thất vọng.


        Với sức ép của gia đình, Phong đưa Hoài về nhà trọ và chấm dứt mọi quan hệ mặc cho Hoài van xin Phong hãy tin rằng Hoài đã thay đổi. Vì tuyệt vọng, Hoài bỏ về tận quê thằng bé đánh giày Minh ở mãi Thanh Hóa định bỏ học và thi. Đám bạn của Hoài vô cùng lo lắng, họ tìm mọi cách để tìm ra nơi Hoài đi đến. Cuối phim là cảnh đoàn tụ của những người bạn.

        Phim Xin hãy tin em
        Phim Xin hãy tin em
        Phim Xin hãy tin em

        Phim Lấy chồng người ta (2012)

        Sau 2 bộ phim ấn tượng là Áo lụa Hà Đông và Huyền thoại bất tử, đạo diễn Lưu Huỳnh tiếp tục khai thác đề tài xã hội, thân phận con người qua bộ phim mới có cái tên gây tò mò – Lấy chồng người ta.


        Lấy bối cảnh ở làng nổi La Ngà của tỉnh Đồng Nai, Lấy chồng người ta xoay quanh cuộc sống của cặp vợ chồng Lụa và Khánh, cả hai sống nghèo khổ trong túp lều tranh xiêu vẹo nhưng vẫn rất hạnh phúc.


        Việc duy nhất khiến cả hai phải bận lòng đó là Khánh không thể sinh con. Thương chồng, Lụa tìm đến Linh – một người bạn cũ của Khánh để xin một đứa con. Khi đứa trẻ ra đời cũng là lúc bi kịch nghiệt ngã của đôi vợ chồng bắt đầu.


        Bộ phim thể hiện thủ pháp kể chuyện và gợi không khí rất tốt của đạo diễn Lưu Huỳnh, được đại diện cho điện ảnh Việt Nam tham gia hạng mục Điện ảnh thế giới đương đại tại LHP quốc tế Toronto.


        Đây cũng là phim hiếm hoi của Thái Hoà trong mấy năm gần đây mà anh không trị một vai hài. Ngược lại, nhân vật của anh còn có cách thể hiện cực kì ám ảnh.

        Lấy chồng người ta
        Lấy chồng người ta
        Phim Lấy chồng người ta (2012)

        Phim Áo Lụa Hà Đông

        Áo Lụa Hà Đông là bộ phim điện ảnh hiện đại do Lưu Huỳnh đạo diễn nhưng lại lấy bối cảnh thời chiến tranh và đặc biệt là sử dụng chất liệu phim nhựa thay vì kỹ thuật số hiện đại.


        Bộ phim xoay quanh cuộc sống của gia đình anh Gù nghèo khổ, vốn là tôi tớ của một nhà địa chủ ngoài Bắc, chuyển vào Hội An sống trong thời Pháp thuộc.


        Toàn bộ hành trang của Dần - vợ anh Gù, chỉ là một chiếc áo lụa Hà Đông, cũng là của hồi môn mà mẹ cô để lại: "Mẹ tôi bảo áo dài là biểu tượng của sự chịu đựng vô bờ bến. Của những tấm lòng rộng lượng của người phụ nữ Việt Nam.


        Dù trong hoàn cảnh khó khăn, dù cho chiến tranh bom đạn, có tàn phá thế nào đi nữa. Áo dài phụ nữ Việt nam vẫn tồn tại và vẫn giữ được vẻ đẹp của nó, vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam, không phải là làn da trắng hay má đỏ môi hồng mà phải nhìn qua những tà áo dài thướt tha, dịu dàng thể hiện lên một tâm hồn trong sạch và tính nết đoan trang của nó."


        Dù không nhận được nhiều giải thưởng châu Âu như Mùi Đu Đủ Xanh hay giải thưởng điện ảnh Nga như những phim sản xuất từ thế kỷ trước, Áo Lụa Hà Đông lại giành được rất nhiều sự yêu mến của khán giả.


        Các giải thưởng ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc mà phim chiến thắng đều ở hạng mục khán giả bình chọn. Năm 2008, phim cũng được Cục điện ảnh gửi làm đại diện phim Việt Nam tại Lễ trao giải Oscar nhưng không thể lọt vào vòng cuối cùng.

        Phim Áo Lụa Hà Đông
        Phim Áo Lụa Hà Đông
        Phim Áo Lụa Hà Đông

        Phim Cô Ba Sài Gòn

        Sau Tấm Cám Chuyện Chưa Kể, đây là một tác phẩm khác của Ngô Thanh Vân được khán giả háo hức mong chờ. Cô Ba Sài Gòn tái hiện hình ảnh một Sài Gòn của thập niên 60 vừa thơ mộng vừa hiện đại. Trong bối cảnh ấy, tà áo dài thướt tha của người phụ nữ Việt Nam không hề lép vế trước các bộ âu phục.


        Bộ phim xoay quanh hai mẹ con tiệm may áo dài Thanh Nữ trước làn sóng lấn át của những bộ trang phục cách tân, hiện đại. Không chỉ là câu chuyện về thời trang, Cô Ba Sài Gòn còn nói về sự chuyển giao tinh hoa văn hoá giữa hai thế hệ, cụ thể là mẹ và con gái.


        Phim có sự góp mặt của dàn diễn viên đình đám như Ngô Thanh Vân, Ninh Dương Lan Ngọc, Diễm My, Kim Thư và Trác Thuý Miêu.


        Một điểm khác khiến Cô Ba Sài Gòn thu hút được sự chú ý của khán giả là ở khâu PR. Tung ngay poster đậm chất vintage, phim đem lại luồng gió mới cho người xem giữa rừng bom tấn hiện đại hoặc hướng về tương lai.


        Bên cạnh đó, cả ê-kíp tham dự LHP Busan trong bộ áo dài truyền thống đầy ấn tượng khiến phim thu hút được sự chú ý của khán giả nước ngoài.

        Phim Cô Ba Sài Gòn
        Phim Cô Ba Sài Gòn
        Phim Cô Ba Sài Gòn

        Phim Sóng ở đáy sông

        Sóng ở đáy sông là một bộ phim dựa trên một câu chuyện có thật về cuộc đời của một con người trong xã hội của đạo diễn Lê Đức Tiến, ra mắt lần đầu năm 2000.


        Bộ phim nói về một nhân vật tên Núi và cuộc đời của cậu. Núi vốn là con của một người vợ lẽ và bản thân mẹ cậu nguyên là một người ở trong một gia đình tư sản thời cũ.


        Từ nhỏ Núi và hai em (Sông và Biển) không được bố cậu chấp nhận là con, bốn mẹ con chỉ được ăn cơm thừa canh cặn, bố Núi luôn tìm cách để tống khứ bốn người ra khỏi nhà, khi chiến tranh nổ ra, lợi dụng việc di tản của thành phố, ông ta đã gửi ba anh em về bên ngoại.


        Cậu học ở quê ngoại và được đi thi học sinh giỏi. Ở quê ngoại, cậu có một mối tình đầu với một cô gái có họ rất xa và cô ấy có thai, sau khi gia đình phát hiện sự việc, người yêu Núi đã bỏ đi nơi khác.


        Sau khi mẹ mất, bố bỏ rơi, mấy anh em hết kế sinh nhai, Núi trở thành kẻ cắp và phải đi tù nhiều lần, phải sống trong kiếp giang hồ. Sau cùng, khi gặp lại mối tình thời xưa thì Núi đã được cảm hóa và trở lại chính mình.

        Sóng ở đáy sông
        Sóng ở đáy sông
        Phim Sóng ở đáy sông

        Phim Mùa Đu Đủ Xanh

        Dù không phải một bộ phim chính thức do điện ảnh Việt Nam sản xuất mà là một bộ phim hải ngoại quay tại Pháp, Mùa Đu Đủ Xanh vẫn được xem như là bộ phim xuất sắc nhất của điện ảnh Việt Nam.


        Được thực hiện bởi đạo diễn người Pháp gốc Việt: Trần Anh Hùng, Mùi Đu Đủ Xanh kể về cuộc sống của một cô bé tên là Mùi, vốn là người ở cho một gia đình buôn vải ở Sài Gòn và sau này khi lớn lên trở thành vợ của một người bạn của cậu chủ.


        Thông qua các nhân vật mà Mùi làm trung tâm, bộ phim nói lên thân phận của người phụ nữ ở xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.

        Dù bối cảnh phim là Sài Gòn những năm 50, toàn bộ bộ phim được quay trong trường quay tại Paris, Pháp.


        Đây là một bộ phim được phân loại vào phim Việt Nam hải ngoại bởi dù vốn đầu tư, nhà sản xuất, các vị trí kỹ thuật, đơn vị phát hành là của Pháp nhưng đạo diễn và toàn bộ ekip diễn viên đều là người Việt.


        Bộ phim Mùi Đu Đủ Xanh đã chiến thắng hạng mục Camera vàng tại Lễ trao giải Cannes, được đề cử hạng mục cao quý nhất Cannes là Cành cọ vàng. Đây cũng là bộ phim đầu tiên và duy nhất của Việt Nam được lọt vào vòng cuối cùng đề cử Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất tại Lễ trao giải Oscar. Chính vì thế, Mùa Đu Đủ Xanh xứng đáng đứng đầu trong Top 20 phim điện ảnh Việt Nam hay nhất mọi thời đại.

        Phim Mùi Đu Đủ Xanh
        Phim Mùi Đu Đủ Xanh
        Phim Mùa Đu Đủ Xanh

        Phim Cánh Đồng Hoang

        Chắc hẳn Cánh Đồng Hoang là cái tên vô cùng quen thuộc đối với khán giả Việt Nam. Bộ phim được sản xuất vào thời kỳ bao cấp, với chủ đề chiến tranh tại miền Nam Việt Nam.


        Bối cảnh phim diễn ra tại một cánh đồng hoang rộng lớn ở Đồng Tháp Mười, một gia đình du kích sống tại nơi này có nhiệm vũ giữ đường dây liên lạc với quân đội Việt Nam dân chủ cộng hòa.


        Bộ phim được sản xuất vào thời bao cấp nhưng đã thoát ra khỏi khuôn khổ phim tuyên truyền, khắc họa rõ nét về cuộc sống người du kích miền Nam trong chiến tranh, cũng như có chi tiết đáng chú ý là bức ảnh vợ con tên lính Mỹ rơi ra từ túi áo khi tên này bị bắn chết, cho thấy lính Mỹ hay du kích Việt Nam cũng chỉ là những nạn nhân của chiến tranh.

        Phim là sự lên án tính phi nhân đạo của chiến tranh và tình người trong cuộc chiến đó. Bộ phim này ra đời vào năm 1979 lúc giải phim cao quí nhất là Cánh diều vàng chưa ra đời thế nên phim nhận được giải thưởng của tiền thân giải Cánh diều vàng là LHP Việt Nam. Đây được coi là một bộ phim về chiến tranh hay nhất.

        Phim Cánh Đồng Hoang
        Phim Cánh Đồng Hoang
        Phim Cánh Đồng Hoang

        Phim Đảo của dân ngụ cư

        Kịch bản phim được nhà văn Nguyễn Quang Lập chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Đỗ Phước Tiến, một tác phẩm văn học nổi tiếng, đã từng được dịch và xuất bản bằng nhiều ngôn ngữ trên thế giới.


        Đảo Của Dân Ngụ Cư là bộ phim đầu tay của diễn viên Hồng Ánh trong vai trò đạo diễn. Phim đã được ấp ủ và lên kế hoạch thực hiện từ hơn 10 năm trước.

        Chuyện phim xảy ra trong không gian một ngôi nhà cổ với nhiều số phận va chạm nhau, từ đó lột tả những băn khoăn trong hành trình đi tìm hạnh phúc và ý nghĩa cuộc sống các nhân vật.


        Phim không chỉ dừng lại từng số phận đơn lẻ mà còn phác họa bức tranh xã hội đa văn hóa, đa sắc tộc. Phim được làm theo phong cách nghệ thuật vốn thường được xem khá kén khán giả và đụng chạm đến các khía cạnh nhạy cảm trong cuộc sống, thân phận con người.


        Trước khi ra mắt khán giả trong nước, ngày 20/05/2017, Đảo Của Dân Ngụ Cư đã được giới thiệu chính thức tại khuôn khổ LHP Quốc tế Cannes 2017, trong sự kiện Vietnam Night. Và liền sau đó phim sẽ được công chiếu với phụ đề tiếng Tây Ban Nha trong Tuần lễ phim Việt tại Madrid – Tây Ban Nha vào ngày 24 và 25/05/2017.


        Phim còn giành tới 8 đề cử trên tổng số 9 hạng mục chính thức của LHP Quốc tế AIFAA 2017. Phim cũng giành luôn giải thưởng lớn nhất của LHP này: Giải Phim hay nhất, cùng 2 giải quan trọng khác cho Nam diễn viên Xuất sắc nhất (Phạm Hồng Phước) và Đạo diễn hình ảnh Xuất sắc nhất (NSND Lý Thái Dũng).

        Phim Đảo của dân ngụ cư
        Phim Đảo của dân ngụ cư
        Phim Đảo của dân ngụ cư

        Phim Mùa hè chiếu thẳng đứng

        Nội dung phim lấy bối cảnh Hà Nội, gia đình của bốn chị em nhà nọ sum họp cùng nhau để chuẩn bị giỗ mẹ tại quán nước của người chị cả, Sương (Nguyễn Như Quỳnh).


        Trong ngày giỗ, Khanh (Lê Khanh) kể lúc chồng mình, Kiên (Trần Mạnh Cường) tìm được manh mối về thân phận của ông Phan Châu Toàn, người được tin là mối tình lúc trẻ thơ mà mẹ họ tiết lộ trong lúc lâm chung.


        Người cha của họ lúc đó vì quá đau buồn mà cũng qua đời vào một tháng sau. Sau ngày giỗ Khanh tiết lộ mình có thai cùng Kiên, nhưng đề nghị anh giữ kín thêm một vài tháng nữa.


        Trong lúc gặp bế tắc trong đoạn kết của quyển tiểu thuyết đầu tay, Kiên quyết định bỏ ra một tuần lễ đến Sài Gòn cho khuây khỏa.Trong chuyến đi, anh tìm đến phòng của một người phụ nữ tại khách sạn, dù họ không có gì với nhau. Biết được chuyện, Khanh nghi ngờ sự trung thực của chồng mình.


        Mùa hè chiều thẳng đứng được các nhà phê bình điện ảnh khen ngợi. Trên trang tổng hợp kết quả đánh giá Rotten Tomatoes, bộ phim nhận được “Chứng nhận tươi” với 82% đánh giá tích cực được tổng hợp dựa trên 55 bài bình luận, với điểm số trung bình là 7,1 trên 10, cùng lời nhận xét “Mùa hè chiều thẳng đứng điềm tĩnh một cách tráng lệ, nên thơ, ru người xem vào câu chuyện đời thường”.

        Phim Mùa hè chiếu thẳng đứng
        Phim Mùa hè chiếu thẳng đứng
        Phim Mùa hè chiếu thẳng đứng

        Bình luận

        Có Thể Bạn Quan Tâm ?