Năm 2018 chứng kiến sự sôi động trong ngành Marketing với những chiến dịch được đầu tư hết sức công phu. Đây được xem là thành quả xứng đáng khi những chiến lược của những nhãn hàng được đầu tư hết sức kỹ lưỡng, cùng với đó là những ý tưởng táo bạo. Chính những điều này đã tạo ra một thị trường cạnh tranh rất khốc liệt, hãy cùng Toplist điểm lại 10 sự kiện truyền thông nổi bật nhất trong năm vừa qua nhé.
Grab mua lại Uber tại Đông Nam Á
Ngày 26/3, Uber Technologies Inc đã đồng ý bán lại toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình ở Đông Nam Á cho Grab, tiếp tục rút lui khỏi một thị trường tăng trưởng nhanh và kết thúc cuộc chiến đắt đỏ với một đối thủ tàn khốc ở địa phương. Như vậy, đây là thương vụ M&A lớn nhất cho đến nay tại khu vực. Dưới thỏa thuận này, Grab Grab sẽ tích hợp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đặt xe công nghệ và giao nhận thức ăn UberEats tại thị trường 620 triệu người. Đổi lại, Uber sẽ giữ 27,5% cổ phần trong Grab và CEO của Uber - ông Dara Khosrowshahi sẽ tham gia vào ban lãnh đạo của Grab.
Thương vụ đánh dấu một thắng lợi vẻ vang cho Grab cũng như SoftBank Group - cổ đông lớn nhất của cả 2 công ty. Công ty của tỷ phú Masayoshi Son dự đoán thị trường gọi xe Đông Nam Á sẽ đạt 20,1 tỷ USD trong năm 2025. Theo số liệu mà Softbank đưa ra, Uber và Grab cùng với 2 hãng gọi xe khác mà công ty này đang nắm cổ phần là Ola của Ấn Độ và Didi của Trung Quốc trung bình phục vụ 45 triệu chuyến xe mỗi ngày. Động thái sáp nhập giữa Uber và Grab nằm trong đúng kỳ vọng của Softbank nhằm giảm sự cạnh tranh giữa các hãng gọi xe tại thị trường Đông Nam Á. Người đứng đầu Softbank, ông Masayoshi Son muốn chia lại thị trường đặt xe công nghệ: Uber nắm giữ Châu Âu, Grab nắm giữ Đông Nam Á, Didi Chuxing nắm giữ Trung Quốc. Động thái này được dự đoán chỉ là một trong những toan tính nhằm thống lĩnh tổ hợp gọi xe công nghệ của vị Chủ tịch đầy tham vọng này.
Spotify xuất hiện – Ý định thay đổi thói quen nghe nhạc của người Việt
Spotify, dịch vụ stream nhạc có số lượng người dùng áp đảo nhất trên toàn cầu đã chính thức ra mắt ở thị trường Việt Nam, mang đến cho cộng đồng người yêu nhạc thêm một lựa chọn thú vị. Spotify được xem là đối thủ cạnh tranh rất đáng gờm của những ứng dụng nhạc số vốn đã rất quen thuộc ở Việt Nam như: Zing Mp3, Nhaccuatui, Goog Play Music, Apple Music …
Cái tên Spotify cùng logo màu xanh và ba vạch sóng màu đen chắc không còn xa lạ đối với những bạn trẻ đã từng sống hoặc làm việc một thời gian tại nước ngoài. Là ứng dụng nhạc số rộng lớn với 159 triệu người người dùng, trong đó có tới 71 triệu người dùng trả phí, vượt xa so với đối thủ hiện đang đứng thứ hai là Apple Music với 27 triệu người dùng trả phí, có thể coi Spotify như một gã khổng lồ về nhạc số mà khó có đối thủ nào xứng tầm. Việt Nam là quốc gia thứ 65 mà ứng dụng này "đổ bộ", với hai gói dịch vụ: miễn phí (có kèm quảng cáo) và trả phí Premium (có giá 59.000 đồng/tháng).
Go-Viet gia nhập Việt Nam
Mới thành lập được 6 tháng với vốn điều lệ chỉ 2 tỷ đồng, tuy nhiên Go-Viet đang làm được nhiều điều và có được nhiều thuận lợi mà các doanh nghiệp nội cùng ngành không thể: Thách thức vai trò của Grab, khiến đại gia Đông Nam đang thống lĩnh thị trường Việt Nam phải có điều chỉnh chính sách để giữ thị phần. Go-Viet cho biết chỉ sau 6 tuần thử nghiệm tại TP.HCM, doanh nghiệp này đã thống lĩnh 35% thị phần xe ôm công nghệ.
Nhảy vào Việt Nam khi Grab đang độc quyền trên thị trường, Go-Jek sử dụng 1 chiến lược cực kỳ thông minh. Họ xây dựng thương hiệu của mình như 1 thương hiệu Việt, mang sứ mệnh thách thức thế độc quyền của Grab, lấy lại lợi ích cho người tiêu dùng Việt. Go-Jek đổi tên thành Go-Việt. Áo xanh lá và nón xanh mạ đổi thành áo đỏ và nón đỏ. Họ cung cấp chế độ tốt cho tài xế, các chương trình khuyến mãi 5 ngàn cho khách hàng. Họ khiến Grab từ 1 gã độc tôn khó chịu phải quan tâm hơn tới khách hàng và tài xế.
Go-Việt thu hút được cảm tình của người dân Việt Nam, được cả cánh tài xế lẫn người tiêu dùng ủng hộ. Thậm chí nhiều người còn tưởng Go-Việt là 1 thương hiệu thuần Việt. Trong 1 tháng, họ đã làm được điều mà những Mai Linh, Vinasun, Fastgo, VATO - những doanh nhiệp thuần Việt thật sự - không làm được trong nhiều năm qua.
Facebook bê bối rò rỉ thông tin khách hàng
Bê bối mang tên "Cambridge Analytica" đã gây tổn thất vô cùng khủng khiếp tới uy tín của Facebook. Thông tin của khoảng 50 triệu người dùng Facebook được cho là đã bị chia sẻ trái phép cho công ty Cambridge Analytica để sử dụng cho mục đích thương mại và chính trị. Cambridge Analytica là hãng phân tích dữ liệu chính trị do cựu trưởng chiến lược gia của ông Trump là ông Steve Bannon thành lập cùng nhà tài trợ theo quan điểm bảo thủ Robert Mercer.
Sau sự cố đáng tiếc này, dù doanh thu quý I vẫn tăng 49%, những hình ảnh của Facebook đã không còn đáng tin cậy trong mắt người dùng tại Mỹ. Trên thực tế, có tới 1/4 users cho biết đã giảm tần suất sử dụng, ngưng truy cập hoặc xóa tài khoản Facebook. Hứng chịu làm sóng tẩy chay mạnh mẽ trên toàn thế giới, sai lầm của Facebook cũng chính là bài học đắt giá cho tất cả các doanh nghiệp trong việc quản lý bảo mật khách hàng.
Trước những sự đi xuống về mặt hình ảnh thương hiệu của hãng, Facebook cũng có những động thái nhằm giữ chân và xây dựng lại hình tượng với khách hàng. Những tính năng mới liên tục ra mắt như Jobs, Lasso nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng. Những với sự bê bối vừa rồi thì Facebook mất điểm tại rất nhiều quốc gia, đặc biệt tại Mỹ quốc gia tôn trọng quyền riêng tư của người dân rất nghiêm ngặt.
Chuyến bay yêu nước” của Vietjet Air
Trên chuyến bay đặc biệt "Tôi yêu Tổ quốc tôi" của hãng hàng không Vietjet Air đón các tuyển thủ U23 Việt Nam có nhiều người mẫu mặc bikini và trang phục phản cảm trình diễn. Hàng loạt những hình ảnh này sau đó được chia sẻ trên mạng xã hội đã khiến dư luận vô cùng phẫn nộ. Từ một chuyến bay được Vietjet ví là “chuyến bay yêu nước” nó đã biến thành một “Victory Secret show” phiên bản “xôi thịt”. Nhờ đó, Vietjet nhận hàng ngàn lượt share và phản hồi tiêu cực từ cộng đồng mạng. Độ lan tỏa của dư luận còn tăng lên gấp bội khi lời xin lỗi của Vietjet Air được cho là lấp liếm và thiếu trách nhiệm.
Từ trước đến nay Vietjet luôn là hãng dính vào những tai tiếng về truyền thông, lần này không phải ngoại lệ. Những thông báo về doanh thu sau đó cho thấy Vietjet Air không giảm nhưng tỷ lệ quan tâm đến hãng tăng đột biến bởi màn truyền thông độc lạ. Không biết đây có thể được coi là chiến dịch truyền thông thành công hay thất bại nhưng nó vẫn được xem là sự kiện truyền thông hot nhất nhì Việt Nam trong năm 2018.
Quảng cáo Durex – Nhạy cảm nhưng không thô tục
Durex là thương hiệu kinh doanh về mặt hàng bao cao su, mặt hàng nhạy cảm của thị trường. Tưởng chừng đây sẽ là điểm yếu của mặt hàng này nói chung, nhưng Durex đã làm trái ngược lại hoàn toàn khi khiến khách hàng phải “ngả mũ” thán phục bởi những Content truyền thông độc đáo và sáng tạo của mình.
Vào những dịp bóng đá nước nhà căng thẳng trong năm 2018 vừa qua, bên cạnh chờ đợi những trận đấu diễn ra thì người ta còn nháy nhau chờ đợi xem Durex sẽ có gì bất ngờ cho họ. Không màu mè, không phức tạp, chỉ cần chút tinh tế và nhanh nhạy, Durex đã trở thành điểm sáng truyền thông giữa vô vàn nhãn hàng Marketing “ăn theo” mùa bóng đá.
Vậy mới nói, sự thành công của một chiến dịch không nhất thiết đến từ ngân sách, nó đến từ chính khả năng ứng biến nhanh nhạy của Marketers. Durex đã cho khách hàng thấy được khả năng sáng tạo vô hạn của mình thông qua nội dung cực kỳ “khác biệt”, vừa đủ nhưng không lố.
Vinfast với sự kiện ra mắt xe hơi tại Paris Motor Show
Vào chiều ngày 2/10, thương hiệu ô tô Việt Nam VinFast đã chính thức trình làng hai mẫu xe đầu tiên của mình tại sự kiện Paris Motor Show 2018. Sự kiện ra mắt hai mẫu xe VinFast khai màn bằng tiết mục múa truyền thống với cây tre trên nền phong cảnh đất nước Việt Nam với cánh đồng lúa, tàu thuyền đánh cá trên biển... Sau đó, bà Lê Thị Thu Thuỷ, Phó chủ tịch HĐQT Vingroup kiêm Chủ tịch VinFast, cùng với ông James DeLuca - CEO của VinFast bước ra sân khấu mở màn buổi ra mắt, giới thiệu về dự án xe VinFast.
Bà Lê Thị Thu Thuỷ cho biết, mục tiêu của Vingroup là xây dựng thương hiệu Việt Nam tầm cỡ quốc tế. Và hôm nay, tập đoàn đã tự hào đưa chiếc ô tô đầu tiên của Việt Nam tham dự triển lãm quốc tế, để Việt Nam chính thức có tên trên bản đồ ngành công nghiệp chế tạo ô tô thế giới. Trong khi đó, là người từng có kinh nghiệm 37 năm làm việc cho General Motors (GM), ông DeLuca cho biết, mục tiêu của VinFast là trở thành một hãng xe toàn cầu.
Ngay sau đó, không để các phóng viên có mặt tại buổi lễ và những người đang theo dõi trực tiếp phải chờ đợi lâu, ông David Lyon - Giám đốc thiết kế xe hơi VinFast, cùng với Hoa hậu Việt Nam 2018 Trần Tiểu Vy và danh thủ David Beckham đã chính thức giới thiệu hai "ngôi sao" của gian hàng VinFast tại Triển lãm ô tô Paris 2018: mẫu LUX A2.0 và LUX SA2.0.
Ovaltine – Milo: đại chiến “Ai là nhà vô địch”
Từ ngày 10/9, những hình ảnh đầu tiên trong album "Chẳng cần vô địch, chỉ cần con thích" được đăng tải trên Fanpage của Ovaltine Việt Nam. Chiến dịch của Ovaltine được tung ra ngay sau chiến dịch “nhà vô địch” của Milo, đúng vào thời điểm tựu trường.
Ngay sau khi Milo ra mắt chiến dịch “Nhà vô địch” với slogan “Nhà vô địch làm từ Milo”. Ovaltine đã tung một loạt ấn phẩm “Chẳng cần vô địch, chỉ cần con thích” ngầm đá xoáy vào thông điệp của Milo. Không chỉ tấn công trực diện bằng biển quảng cáo giữa ngã tư Quận 3, trên các trang mạng xã hội, Ovaltine cũng tung loạt poster thể hiện quan điểm hoàn toàn trái ngược.
Chính mà đáp trả đó đã tạo nên chiến lược truyền thông thú vị tạo bởi Ovaltine, Milo vô tình được hưởng ké. Chính với đại chiến này đã thu hút lượng quan tâm từ truyền thông không nhỏ trên các diễn đàn mạng xã hội. Rõ ràng sau bao năm bị Milo dẫn trước đến năm nay, Ovaltine đã bùng nổ và đây là cú hích rất lớn trên thị trường, được đánh giá là một trong những sự kiện truyền thông nhận được nhiều sự quan tâm nhất trong năm 2018.
Shopee với quảng cáo ám ảnh nhất Baby Shark
“Cùng Shopee pi pi pi pi pi…”, chắc trong đầu bạn tới giờ vẫn còn văng vẳng bài hát của cặp đôi Bảo Anh – Tiến Dũng? Nếu thế thì bạn chính là một trong hàng triệu khách hàng đã bị Shopee quyến rũ bằng chiến dịch quảng cáo viral đầy hiệu quả này.
Shopee đã có một bước nhảy vọt khi số lượt truy cập website của họ tăng đến hơn 30%, đưa họ từ vị trí thứ ba lên dẫn đầu. Đáng chú ý là xu hướng này không chỉ xuất hiện ở Việt Nam mà theo iPrice, Shopee đang tăng trưởng tốt về lượt truy cập website ở khắp Đông Nam Á. Ở Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan, số lượt truy cập của họ đều tăng trong khi nhiều đối thủ bị sụt giảm. Điều này chắc chắn nhờ một phần không nhỏ từ chiến dịch Baby Shark đang được Shopee áp dụng trên toàn khu vực.
Landmark 81 - Tòa nhà cao nhất Việt Nam của Vingroup
Với độ cao hơn 461m, Landmark 81 tại TPHCM trở thành tòa nhà cao nhất Việt Nam và nằm trong top những dự án cao nhất thế giới. Lấy cảm hứng và ý tưởng thiết kế hình cây tre Việt Nam, toà nhà có hình thế vút thẳng lên trời, thể hiện khát vọng vươn lên ngang tầm thế giới của đất nước. Lại là một tác phẩm của Tập đoàn Vingroup, Landmark 81 là tòa nhà cao nhất Việt Nam và hoàn thành bởi người Việt. Nhờ đó, thương hiệu của tập đoàn VinGroup – chủ sở hữu Landmark, cũng được nâng lên một tầm cao mới: “Vingroup – Nói là làm”.
Chiến lược truyền thông này của Vingroup một lần nữa đánh vào điểm chạm của khách hàng “lòng tự tôn dân tộc”. Mặc dù Conteccons là nhà thầu Việt Nam nếu so với những đơn vị nước ngoài thì có lẽ sẽ là hơi khập khiễng, thế nhưng Vingroup hiểu được xây dựng bằng chủ thầu người Việt thì đây không chỉ là công trình cao ốc bình thường mà nó là tinh hoa, biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Vingroup đã cho khách hàng thấy được chiến dịch truyền thông nói là làm và có thể đưa Việt Nam có thể sánh ngang với các nước có nền kinh tế phát triển gấp nhiều lần.