Top 12 Sự thật thú vị về trẻ sơ sinh khiến bố mẹ bất ngờ nhất

Ai cũng thích thú khi nhìn ngắm những đứa trẻ khi mới ra đời, khoảnh khắc ấy những đứa bé thật đáng yêu. Nhưng có có thể có những sự thật bạn chưa biết về những đứa trẻ này. Vậy hãy cùng Toplist khám phá những sự thật vô cùng thú vị về trẻ sơ sinh nhé các ông bố, bà mẹ.

Không phân biệt được màu sắc

Do các tế bào thần kinh trong võng mạc và não kiểm soát tầm nhìn vẫn chưa đầy đủ nên chưa thể phân biệt được màu sắc. Bé chỉ có thể nhìn thấy màu đen, trắng và xám, và chỉ nhìn được trong khoảng cách gần từ 20 cm đến 40 cm. Thực tế phải vài tuần sau sinh, trẻ mới bắt đầu nhận thức được sự khác nhau của màu sắc và khoảng cách nhìn lớn dần.
Trẻ chỉ nhận biết được màu trắng, đen và xám
Trẻ chỉ nhận biết được màu trắng, đen và xám

Đầu của trẻ sẽ "bập bùng" lúc mới sinh ra

Nếu bạn để ý, sẽ thấy đầu của bé sẽ có một phần mềm bập bùng gọi là thóp chứ không cứng. Phần thóp này sẽ đầy dần theo tháng tuổi. Đây là khu vực hết sức nhạy cảm cần được bảo vệ.
Thóp ở đầu là phần nhạy cảm nhất của trẻ
Thóp ở đầu là phần nhạy cảm nhất của trẻ

Bé không thể tự duỗi ngón tay

Trẻ sơ sinh không thể tự duỗi ngón tay như người lớn. Kể cả khi bạn uốn ngón tay bé ra thì các bé thường tự nắm chặt tay lại. Nguyên nhân là do khả năng điều khiển của não bộ của bé còn thô sơ nên trẻ không thể tự xòe bàn tay ra được.
Bé không thể tự duỗi ngón tay
Bé không thể tự duỗi ngón tay

Tự ăn lông trên cơ thể mình trước khi trào đời

Khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ, cơ thể em bé sẽ mọc lông. Những chiếc lông này sẽ dài và lan rộng dần ra khắp cơ thể trong 1 tháng sau. Tuy nhiên, trước khi chào đời, những chiếc lông này sẽ rụng hết. Và em bé trong bụng sẽ ăn hết những sợi lông này. Cho đến lúc chào đời, số lông này sẽ được tiêu hóa hết và trở thành phân su - phân trong tã của trẻ em có màu hơi xanh đen, đặc, dính, gần như dầu xe máy. Nó được tạo nên từ dịch ối, các tế bào da, nước nhầy và các thành phần khác được tiêu hóa trong tử cung. Đây là phân đầu tiên trong đời của em bé.
Trẻ tự ăn lông trên cơ thể trước khi chào đời
Trẻ tự ăn lông trên cơ thể trước khi chào đời

Hầu hết thời gian trẻ sơ sinh dành cho việc ngủ

Trẻ sơ sinh gần như ngủ cả ngày. Vì não bộ của bé có thể tiêu thụ tới 50% lượng đường glucozo để giúp bé phát triển não bộ. Vì thế , bé thường ngủ rất nhiều.
Ngủ chiếm hầu hết thời gian trong ngày
Ngủ chiếm hầu hết thời gian trong ngày

Khi mới sinh ra không có xương bánh chè

Một em bé vừa mới sinh sẽ không có xương bánh chè. Hay nói cách khác, xương bánh chè của các bé chỉ là những sụn bánh chè. Phải đến khi 3 tuổi trở lên phần sụn này mới được thay thế dần bằng xương. Đó là lý do tại sao trẻ thường trườn, bò bằng tay thay vì kết hợp cả chân.
Khi mới sinh trẻ không có xương bánh chè
Khi mới sinh trẻ không có xương bánh chè

Trẻ sơ sinh có khả năng biết bơi

Điều này có vẻ khó tin nhưng đó lại là sự thật! Mọi đứa trẻ sơ sinh đều có khả năng bơi lội bẩm sinh. Nguyên nhân là do trong quãng thời gian 9 tháng 10 ngày nằm trong bụng mẹ, bé trôi nổi trong môi trường nước ối và khả năng này sẽ nhanh chóng mất đi sau khi bé chào đời.
Trẻ có khả năng biết bơi
Trẻ có khả năng biết bơi

Bé gái có thể có kinh nguyệt

Khi em bé còn ở trong bụng mẹ, chúng sẽ chịu ảnh hưởng bởi hoocmon của mẹ. Vì vậy sau vài ngày chào đời bé gái có thể có kinh nguyệt. Đây là hiện tượng bình thường các mẹ không phải lo lắng gì đâu nhé.
Bé gái có thể trải qua thời kỳ kinh nguyệt
Bé gái có thể trải qua thời kỳ kinh nguyệt

Có nhiều xương hơn người lớn

Khi sinh ra, trẻ sơ sinh có khoảng 270 cái xương trong khi người lớn chỉ có khoảng 206 chiếc xương. Lý giải cho điều này là do càng lớn thì xương chúng ta sẽ liên kết với nhau thành một khối và tạo nên hệ thống xương.
Trẻ sơ sinh có 270 cái xương khi chào đời
Trẻ sơ sinh có 270 cái xương khi chào đời

Ngủ mở mắt

Hiện tượng ngủ mở mắt là hiện tượng hoàn toàn bình thường, các mẹ không phải lo lắng gì đâu nhé. Đây được gọi là chứng hở mi về đêm và xuất hiện vào độ tuổi khi bé từ 12 - 18 tháng.
Ngủ mở mắt là hiện tượng hoàn toàn bình thường
Ngủ mở mắt là hiện tượng hoàn toàn bình thường

Nuốt và thở cùng lúc

Điều này thực sự rất khó tin nhưng các bé lại có thể làm được. Đặc tính này có thể duy trì đến lúc bé 7 tháng tuổi nhưng càng lớn đặc tính này sẽ dần mất đi.
Trẻ có khả năng nuốt và thở cùng lúc
Trẻ có khả năng nuốt và thở cùng lúc

Khóc không hề có nước mắt

Khóc không hề có nước mắt xảy ra do tuyến nước mắt của trẻ sơ sinh chưa thực sự phát triển đầy đủ ngay sau khi bé chào đời. Thực sự, khi vừa sinh ra tiếng khóc của bé chỉ là tiếng gào, thét sau khi ra khỏi tử cung của mẹ và tự dùng phổi của mình để thở. Vào lúc này, trẻ thường chỉ đủ khả năng làm cho mắt có chút rơm rớm để làm mắt ẩm chứ chưa có khả năng chảy nước mắt. Tuyến nước mắt chỉ thực sự hoạt động sau 3 tuần tuổi.
Trẻ khóc không có nước mắt
Trẻ khóc không có nước mắt

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?