Ông cha ta có câu: "Đông ăn củ cải hạ ăn gừng, khỏi phiền bác sĩ kê đơn thuốc". Phải chăng ngoài công dụng làm gia vị, gừng còn mang lại cho chúng ta nhiều tác dụng bổ ích khác. Để kiểm chứng điều này, bạn hãy dành chút thời gian đọc bài chia sẻ lí thú dưới đây nhé.
Trị gàu
Cách 1: Bạn có thể pha nước gừng ấm để gội đầu, hoặc để tăng hiệu quả, trước khi gội hãy dùng gừng tươi xoa bóp lên tóc, biện pháp này vừa giúp da đầu được sạch sẽ vừa có tác dụng trị gàu, ngăn ngừa rụng tóc.
Cách 2: Gừng và củ cải đường: Thành phần bao gồm 1 muỗng canh nước ép gừng 1 muỗng canh nước ép củ cải đường, một vài giọt nước cốt chanh. Đầu tiên trộn nước ép củ cải đường, nước ép gừng và vài giọt nước cốt chanh. Sau đó dùng lên da đầu và tóc, để nó trong 40 phút rồi rửa sạch nó với nước bình thường. Lặp lại điều này 2 lần một tuần để có kết quả tốt hơn.
Cách 3: Gừng và giấm táo: Tất cả những gì bạn cần làm là trộn một phần bột gừng vào 3 phần giấm táo. Sau khi trộn kỹ, hãy thoa lên da đầu và để yên trong 10 phút. Sau đó rửa sạch bằng dầu gội nhẹ. Nếu bạn làm điều này một lần một tuần, nó sẽ giúp loại bỏ gàu hiệu quả.
Chống nôn, chống say tàu xe
Mùa hè là mùa du lịch, nếu cảm thấy khó chịu và buồn nôn khi lên xe, bạn hãy uống chút trà gừng trước đó khoảng 30 phút, hoặc ngậm vài lát gừng trong khi đi, hoặc cũng có thể cắt một miếng gừng dán vào phía trong cổ tay, nó sẽ giúp bạn giảm say xe hiệu quả đấy.
Những lúc dọn dẹp vệ sinh ở những nơi không thiện cảm, trước lúc ấy bạn có thể ngậm một lát gừng để tránh bị nôn là được nhé.
Ngoài ra, nếu là người mẫn cảm với tác dụng phụ của các loại thuốc gây nên cảm giác buồn nôn, chóng mặt bạn hãy nhai giập và ngậm lát gừng tươi, cũng khá hiệu quả đấy.
Giảm đau, kháng viêm, khử trùng độc
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng gừng có vai trò nhất định giống như thuốc kháng sinh. Chất chiết xuất từ gừng có tác động ức chế hoạt động và tiêu diệt nấm Trichmonas vaginalis giúp điều trị nhiều chứng đau khác nhau.
Một trong những tác động nổi bật đó là giảm sưng đau họng, nếu gặp vấn đề về cổ họng gây đau rát, khó nuốt nước bọt, bạn có thể pha gừng và chút muối vào nước thành trà nóng, uống như vậy vừa có tác dụng kháng viêm vừa giúp cổ họng được dễ chịu hơn.
Ngoài ra, đau nửa đầu làm người ta cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lí, sức khỏe và hiệu quả công việc. Bạn có thể dùng gừng pha với nước ấm để ngâm tay trong vòng 15 phút, cơn đau sẽ giảm hoặc biến mất.
Giảm đau bụng kinh và giảm đau xương khớp
Nếu bạn là người hay gặp rắc rối với những cơn đau bụng kinh thì gừng cũng được coi là một trong những biện pháp cứu tinh của bạn đấy. Hãy dùng gừng nấu với đường đỏ, bỏ thêm vài hạt sơn trà, ngày uống 2-3 lần là được.
Vận động xương khớp khó khăn, sưng tấy, tê cứng và đau đớn là nỗi ám ảnh của những người bị đau xương khớp. Ăn một chút gừng tươi hoặc dùng nó để chà vào vết thương cũng khiến cơn đau giảm xuống, tình trạng vận động của xương khớp cũng được cải thiện.
Xử lý tình huống khi bị ngất khi bị hạ đường huyết
Khi có người bị ngất, bạn có thể pha gừng với đường cho họ uống, khi ấy thứ nước này sẽ có tác dụng giải cứu. Đây là biện pháp khá hiệu quả mà đơn giản được nhiều người sử dụng.
Vào thời khắc giao mùa, cơ thể dễ bị ảnh hưởng của thời tiết, để chống nhiễm khuẩn đường hô hấp, bạn có thể uống 2 cốc trà gừng mỗi ngày hoặc ngậm một lát gừng trước khi tắm hay ra đường.
Đối với những người bị cảm, trà gừng có tác dụng giúp cơ thể toát mồ hôi, nhờ đó thải được các độc tố.
Trị ho
Khi bị ho, bạn có thể lấy 15 gam gừng tươi nấu thành nước pha đường đủ ngọt và uống nóng để trị ho nhé. Với trẻ em, bạn hãy dùng 30 gam gừng tươi nấu thành nước tắm cho bé, cũng có tác dụng trị ho.
Bạn cũng có thể uống 2 đến 4 tách trà gừng mỗi ngày khi bị ho, làm như vậy sẽ giúp thông xoang mũi, long đờm, giảm thiểu chất nhờn gây tắc nghẽn đường thở. Gừng có tính kháng khuẩn nên rất có lợi cho đường hô hấp khi bị viêm.
Trị mùi cơ thể, hôi chân
Bị hôi chân là nỗi khó chịu và mặc cảm của không ít người, để khắc phục việc này, bạn có thể ngâm chân vào nước ấm pha gừng, bổ sung thêm chút muối và giấm. Ngâm 15 phút rồi lau khô, mùi hôi sẽ biến mất đấy. Kiên trì thực hiện biện pháp này nhiều lần, bạn sẽ có kết quả như mong đợi.
Nếu bạn cảm thấy vô cùng phiền phức với mùi cơ thể không mấy thiện cảm của mình, hãy dùng gừng chà lên những vị trí nhạy cảm ấy, hoặc pha nước gừng ấm để tắm là mùi sẽ giảm.
Kích thích sự thèm ăn
Trong những trường hợp uể oải kém ăn, tìm kiếm các loại thuốc kích thích tỳ vị để giúp ngon miệng là nhu cầu chính đáng. ít ai biết rằng, có một loại nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền lại mang lại đáp ứng được nhu cầu này: đó chính là củ gừng tươi.
Trong mùa hè nóng bức dịch vị dạ dày bị giảm, do đó ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Trước bữa ăn, nếu ăn một vài lát gừng, sẽ làm kích thích tiết nước bọt, tăng tiết dịch và nhu động dạ dày, nhờ đó tăng cảm giác ngon miệng, điều này cũng góp phần lí giải cho câu nói "mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng".
Các học giả Nhật Bản, qua nghiên cứu phát hiện thấy trong vị cay đắng của gừng tươi có các phức hợp như 6 - Zingiberol, Methadone (Amidon), Ginger oil và 4 chất khác phân tích ra được, đều có tác dụng ức chế hợp thành Prostaglana và tác dụng lợi mật rất mạnh. Do đó, có thể thấy thường xuyên ăn hàng ngày chút gừng tươi sống và những thức ăn có gừng, có thể đề phòng được sự hình thành sỏi mật, ăn nhiều gừng có thể hạn chế sỏi mật tăng nhiều, lớn nhanh.
Nói chung dùng chất gừng - điều vị có tính ấm để giải độc mùa nóng chính là nét độc đáo của y học cổ truyền theo cách dĩ độc trị độc hiệu quả muôn phần.
Trị rôm và vết thương ngoài chảy máu
Nếu cơ thể bạn đang bị nổi những đóm rôm đáng ghét, khiến bạn ngứa ngáy, khó chịu, đừng lo, hãy thái lát gừng mỏng đắp lên, rôm sẽ nhanh chóng biến mất, áp dụng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ nhé.
Khi bất cẩn hoặc vô tình gây nên vết thương ngoài và chảy máu, bạn có thể dùng bột gừng khô để rắc lên, tất nhiên bạn hãy nhớ khử trùng vết thương cẩn thận trước khi thực hiện thao tác này nhé.