Năm 2016 tiếp tục là năm của các thương hiệu thuộc lĩnh vực công nghệ. Năm nay Google đã có cuộc "lật đổ" ngoạn mục, "soán ngôi" Apple và trở thành thương hiệu đắt giá nhất thế giới. Bảng xếp hạng này dựa trên các cuộc phỏng vấn hơn 3 triệu người tiêu dùng, kết hợp với tình hình tài chính và kinh doanh của từng công ty.
Visa - 100,8 tỉ USD
Thứ hạng năm 2015: 5.
Visa là thương hiệu tài chính duy nhất nằm trong top 10 này. Đây là thương hiệu đáng tin cậy về độ bảo mật, Visa vẫn đang tiếp tục cải thiện việc thanh toán của người dùng. Đồng thời Visa còn là nhà tài trợ chính của một số giải đấu thể thao quan trọng như FIFA, Olympics,...
Apple - 228,5 tỉ USD
Thứ hạng năm 2015: 1.
Do sụt giảm doanh số bán ra của Iphone đồng thời Iphone 6S và dòng SE không gây được tiếng vang một phần làm cho giá trị thương hiệu của Apple sụt giảm. Apple dần chuyển sang đầu tư vào các dịch vụ khác như Didi chuxing ở Trung Quốc.
Google - 229,2 tỉ USD
Thứ hạng năm 2015: 2.
Google đã tự bó gọn các dịch vụ của mình vào công ty mẹ là Alphabet. Google đã phát triển mạnh nhờ sự đổi mới liên tục, tăng doanh thu từ quảng cáo và tăng trưởng trong kinh doanh điện toán đám mây của mình .
Verizon - 93,2 tỉ USD
Thứ hạng năm 2015: 7
Năm qua, Verizon tiếp tục cung cấp nhiều dịch vụ hơn cho khách hàng. Với việc thu mua lại AOL với giá hàng tỉ USD và ý định mua lại mảng kinh doanh chính của Yahoo Inc cho thấy mục đích của Verizon là trở thành ông lớn đi đầu trong ngành kinh doanh nội dung kĩ thuật số.
Facebook - 102,6 tỉ USD
Thứ hạng năm 2015: 12.
Đạt được thành công trên nhờ việc Facebook tập trung phát triển thị trường mới, người dùng ngày càng ít trung thành với thương hiệu nên cần xây dựng môi trường quay xung quanh họ. Mục tiêu thời gian tới là tiếp tục phát triển video và tìm kiếm cách hiển thị video kiểu mới. Đến giữa năm nay, mạng xã hội này có thể sẽ cán mốc 2 tỉ người dùng hàng tháng.
AT & T - 107,4 tỉ USD
Thứ hạng năm 2015: 6.
AT & T đang nỗ lực trở thành thương hiệu đại diện cho lối sống người tiêu dùng, cung cấp nhiều dịch vụ giải trí bên cạnh viễn thông truyền thống.
Amazon - 98,9 tỉ USD
Thứ hạng năm 2015: 14
Đây là công ty tăng hạng nhanh nhất trong năm qua. Không còn đơn thuần là một địa chỉ bán hàng trực tuyến, Amazon đã tạo ra nội dung giải trí của riêng mình, cải thiện mặt giao hàng đồng thời mở rộng sản xuất để bán chính những sản phẩm của hãng.
Microsoft - 121,8 tỉ USD
Thứ hạng năm 2015: 3.
Bên cạnh việc tiếp tục phát triển Windows như "con gà đẻ trứng vàng" thì hãng còn mở rộng kinh doanh PC, laptop, máy tính bảng, điện thoại di động. Đầu năm nay, Microsoft thông báo đầu tư vào lĩnh vực thực tế ảo.
McDonald's - 88,6 tỉ USD
Thứ hạng năm 2015: 9
McDonald's là thương hiệu duy nhất không liên quan đến công nghệ xuất hiện trong bảng xếp hạng này. Hãng này vẫn xoay sở tốt trong khi bị nhiều phản ánh tiêu cực cả từ phía người tiêu dùng và cơ quan chức năng về vấn đề an toàn thực phẩm. Năm 2016, McDonald's đã thực hiện một số cải tiến, xây dựng chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh với hình ảnh lành mạnh hơn, cùng với hình thức mới tự phục vụ "drive thru" để cải thiện tốc độ phục vụ, cửa hàng đầu tiên đã được mở tại Chicago.
IBM - 86 tỉ USD
Thứ hạng năm 2015: 4
IBM là tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia có trụ sở tại New York, Mỹ. Hiện nay IBM đang chuyển mình từ một doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ sang công ty điện toán đám mây. Trong quá trình thực hiện chuyển đổi, giá trị thương hiệu của IBM giảm 32% năm 2015 và 8% năm 2016. Dù vậy việc tập trung phát triển trí tuệ nhân tạo và công nghệ máy tính nhận thức của IBM vẫn gây được ấn tượng với người tiêu dùng và IBM có cơ sở để tin vào tương lai của mình.