Top 6 Điều Hệ thống ITS mang lại khiến Seoul - Hàn Quốc trở thành thành phố đáng sống nhất thế giới

Hệ thống ITS - hệ thống điều khiển giao thông thông minh,được sử dụng để giải quyết các vấn đề của giao thông đường bộ, bao gồm tai nạn và việc ùn tắc giao thông. ITS liên kết giữa 3 yếu tố Con người - Đường xá - Phương tiện. Ý tưởng về hệ thống này được Mỹ khởi xướng nhưng lại được Hàn Quốc áp dụng thành công trở thành điểm sáng, là tấm gương của các nước trên thế giới học tập.

Hệ thống CCVT

Năm 2011, chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra kế hoạch “ Smart Seoul 2015”. Cụ thể của là: các thiết bị thông minh cho mọi công dân, công cụ đo lường thông minh, các ứng dụng sáng tạo và các dịch vụ an toàn. Bắt đầu từ năm 2008, Hàn Quốc đã triển khai các dịch vụ an toàn và CCTV được lựa chọn trong dự án này, CCTV được ứng dụng trên công nghệ hiện đại và vị trí để xử lí các vụ tai nạn giao thông, hay thông báo khẩn cấp đến những người thân trong gia đình cũng như các cơ quan chức năng nhe phòng cháy chữa cháy, cảnh sát, bảo vệ về tình huống nguy hiểm của trẻ em, người tàn tật, người già và người mắc bênh Alzheimer.
Hệ thống CCVT

Hệ thống máy tính lắp đặt trên xe

Việc sử dụng hệ thống máy tính trên xe mang lại sự an toàn trong quá trình vận chuyển. Tài xế có thể nhận thông tin qua máy tính thay vì phải sử dụng điện thoại gây mất tập trung khi lái xe. Trường hợp tài xế lái xe không an toàn, vượt quá tốc độ quy định, phanh gấp hay tăng tốc độ đột ngột, hệ thống này sẽ tự động cảnh cáo. Không những thế hệ thống còn giám sát tiêu thụ nhiên liệu xe, tốc độ, thời gian làm việc của tài xế, phản hồi về hệ thống lập kế hoạch và bảo dưỡng phương tiện.
Hệ thống máy tính lắp đặt trên xe

Thẻ T-money

Được giới thiệu vào năm 2004, đến nay T-money đang được sử dụng rộng rãi trong việc thanh toán vé xe buýt và tàu điện ở những thành phố lớn như Seoul, Busan, Geonggi-do, Daejeon, Incheon và Daegu. Khi thanh toán bằng T-money sẽ rẻ hơn giá vé mua lẻ 100 won và có thể chuyển phương tiện miễn phí trong 30 phút. Đặc biệt, thẻ còn được chấp nhận thanh toán tại phần lớn các cửa hàng tiện lợi, một số siêu thị giảm giá, cửa hàng thức ăn nhanh và thậm chí là để trả tiền taxi. T-money được bán rộng rãi ở các cửa hàng tiện lợi có logo T-money và các máy bán thẻ tại ga tàu điện ngầm. Ngoài ra, T-money còn được tích hợp trong thẻ ngân hàng và smartphone để tiện cho người dùng, khi mà hầu hết người dân Hàn Quốc đều có smartphone và thường dùng thẻ tín dụng để thanh toán. Thông qua tài liệu của hệ thống thẻ giao thông cũng có thể phân tích được xu hướng và tình trạng thông hành của người sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
Thẻ T-money

Hệ thống Vận hành và Thông tin giao thông Seoul (TOPIS)

Đây là niềm tự hào lớn nhất của hệ thống giao thông công cộng Seoul. TOPIS tập hợp đầy đủ các dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: dịch vụ quản lý xe buýt, hệ thống thẻ giao thông công cộng, hệ thống thu vé tự động, hệ thống phát thanh truyền hình giao thông, cảnh sát và Ủy ban Giao thông đường bộ (KoRoad) để giám sát và quản lý tất cả tình hình giao thông ở Seoul. Chỉ cần truy cập website TOPIS, bạn có thể kiểm tra tình trạng giao thông hiện tại, nơi tắc đường, các bãi đỗ xe gần đó hay công trường đang thi công, TNGT... Website này cũng cung cấp thông tin về các tuyến xe buýt, tàu điện ngầm và xe đạp cùng bản đồ trực quan dành cho người tham gia giao thông.
Hệ thống Vận hành và Thông tin giao thông Seoul (TOPIS)

GPS (thiết bị định vị toàn cầu)

Phương tiện giao thông đăng ký GPS có tới 17 triệu xe nên người vận hành phương tiện vừa nhận được thông tin về lượng giao thông theo từng giờ cùng các tuyến đường, vừa giúp người tham gia có thể xác định tuyến đường nào đi nhanh và mất bao nhiêu phút. Đặc biệt là hệ thống đèn tín hiệu được lắp đặt có thể tự thay đổi từng giờ theo tình trạng của đường cao tốc làm giảm bớt thời gian chờ đợi hay việc bật đèn xanh cho các phương tiện chuyên dụng trong tình trạng khẩn cấp trên các tuyến giao lộ góp một phần làm cho luồng giao thông thông thoáng và vận hành nhịp nhàng hơn. Năm 2011, nhờ sự lắp đặt 3.500km cáp quang nên trên khắp các đường cao tốc được trang bị hệ thống thông tin tốc độ cao, làm nền tảng cho hệ thống giao thông thông minh ở Hàn Quốc.
GPS (thiết bị định vị toàn cầu)

An toàn của người dân

Chính phủ Hàn Quốc không chỉ quan tâm đến sự tiện lợi mà còn rất quan tâm đến sự an toàn của người dân khi tham gia giao thông, đặc biệt là công dân nữ - là một đối tượng dễ gặp nguy hiểm nhất. Một phụ nữ dùng taxi về nhà muộn có thể dùng smartphone để quét thẻ giao tiếp trường gần (NFC) gắn ở sau lưng ghế hành khách để truyền thông tin về số taxi, thời gian và địa điểm lên xe cũng như một số loại thông tin khác tới tổng đài giám sát. Đối với những hành khách đi tàu điện ngầm, Subway Safety Guard là một ứng dụng rất hữu ích trên di động. Ứng dụng này sử dụng kết nối WIFI để báo cáo ngay lập tức những hành vi mất trật tự an ninh trên tàu điện tới cảnh sát. Hay việc đi xe bus vào ban đêm đem lại cảm giác an toàn hơn cho họ. Chính quyền TP. Seoul đã chỉ định 600 cửa hàng phụ nữ có thể chạy trốn vào đây khi bị truy đuổi bởi những kẻ xấu. Bên cạnh đó, Seoul còn cung cấp dịch vụ về nhà an toàn cho phụ nữ về nhà muộn có yêu cầu, họ sẽ được 2 hoặc 3 tình nguyện viên của dịch vụ sẽ bí mật hộ tống.
An toàn của người dân

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?