Top 5 Vua lên ngôi khi còn rất trẻ ở nước ta

Trong lịch sử Việt Nam, có một số trường hợp hiếm hoi những vị vua lên ngôi từ khi còn là trẻ con đã trưởng thành trên ngai vàng và trở thành những nhà cai trị sáng suốt, lưu danh hậu thế. Trong lịch sử nước ta, có khá nhiều trường hợp các ông vua lên ngôi khi còn là trẻ con. Chúng ta hãy thử tìm hiểu xem đó là những vị vua nào nhé.

Vua Lý Anh Tông (3 tuổi)

Lý Anh Tông (1136-1175) tên húy là Lý Thiên Tộ, là con trai thứ hai của vua Lý Thần Tông, mẹ là hoàng hậu Lê Thị Anh. Ông là vị vua thứ sáu của nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, cai trị từ năm 1138 tới năm 1175. Anh của ông là Lý Thiên Lộc vì là con phi tần nên không được lập làm người kế vị.


Lý Anh Tông lên kế vị ngôi vua khi mới 3 tuổi. Bởi vậy, thái hậu Lê Thị cầm quyền nhiếp chính. Lê thái hậu lại tư thông với Đỗ Anh Vũ, nên mọi việc lớn nhỏ trong triều đều nằm trong tay vị đại thần họ Đỗ này cả. May thay triều đình lúc đó có nhiều tôi giỏi như Tô Hiến Thành, Hoàng Nghĩa Hiền, Lý Công Tín nên tham vọng của Đỗ Anh Vũ bị chặn lại. Tô Hiến Thành giúp vua đánh đông dẹp bắc, giữ cho nước được yên mà còn luyện tập quân lính kén chọn những người tài giỏi cho làm tướng, coi quân trị dân. Bởi vậy, nước Đại Việt duy trì được sự hùng mạnh và thịnh vượng kế thừa được từ các thời vua trước.


Vua Lý Anh Tông đã lập con lớn là Long Xưởng làm thái tử, nhưng Long Xưởng phạm lỗi, ông bèn phế truất và lập con thứ còn nhỏ là Long Cán (Trát) là con của hoàng hậu họ Đỗ.


Khi ốm nặng, vua Lý Anh Tông quyết định uỷ thác con nhỏ cho Tô Hiến Thành. Ông phong Tô Hiến Thành làm Thái phó Bình chương quân quốc trọng sự. Vua Lý Anh Tông mất tháng 07/1175, trị vì 37 năm, thọ 40 tuổi. Thái tử Long Cán mới 2 tuổi lên nối ngôi, tức là vua Lý Cao Tông.

Vua Lý Anh Tông (3 tuổi)
Vua Lý Anh Tông (3 tuổi)

Vua Lý Cao Tông (3 tuổi)

Lý Cao Tông (06/07/1173-1210) tên húy là Lý Long Cán hay Lý Long Trát, là vị vua thứ bảy của nhà Lý, cai trị từ năm 1175 đến năm 1210. Ông là con trai thứ sáu của vua Lý Anh Tông, mẹ là Đỗ Thụy Châu, khi mới lên 3 tuổi đã được đưa lên ngôi. Vua cha Lý Anh Tông truất ngôi con cả là Long Xưởng và phong ông là hoàng thái tử, ủy thác cho Tô Hiến Thành giúp đỡ.


Sau khi vua Lý Anh Tông mất (1175), hoàng hậu vợ chính của Anh Tông là Chiêu Linh thái hậu muốn lập con mình là Lý Long Xưởng lên ngôi nhưng nhờ có sự kiên quyết của thái uý Tô Hiến Thành, Lý Cao Tông vẫn được tôn phù ở ngôi báu.
Lý Cao Tôn
g tuy giữ được ngôi vua nhưng khi trưởng thành đã không trở thành minh quân của nhà Lý. Tới năm 1190, ông dùng em vợ là Đàm Dĩ Mông, vốn là người không có học làm thái phó nên việc triều chính càng suy sút.


Năm 1208 có loạn Quách Bốc, vua Lý Cao Tông đem gia quyến chạy lên vùng Tam Nông (Vĩnh Phú). Thái tử Sảm theo Tô Trung Tự chạy về Hải ấp (làng Lưu Xá, Hưng Hà, Thái Bình) vào ở nhà ông Trần Lý làm nghề đánh cá. Thấy con gái Trần Lý là Trần Thị Dung xinh đẹp thì lấy làm vợ rồi phong cho Trần Lý tước Minh Tự, phong cho Tô Trung Tự, cậu ruột của Trần Thị Dung chức Điện tiền chỉ huy sứ.


Anh em nhà Trần: Trần Thừa, Trần Tự Khánh, Trần Thủ Độ mộ quân giúp thái tử Sảm khôi phục kinh đô Thăng Long rồi lên Tam Nông rước Cao Tông về kinh đô. Vua Lý Cao Tông mất năm 1210, trị vì được 34 năm, thọ 38 tuổi.

Vua Lý Cao Tông (3 tuổi)
Vua Lý Cao Tông (3 tuổi)

Vua Lê Nhân Tông (1 tuổi)

Lê Nhân Tông (09/05/1441 - 03/10/1459), tên húy là Lê Bang Cơ con của vua Thái Tông và bà Nguyễn Thị Anh. Là vị hoàng đế thứ ba của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, trị vì trong vòng 17 năm, từ năm 1442 sau khi vua Lê Thái Tông qua đời đến khi bị Lê Nghi Dân ám sát vào năm 1459.


Ngày 16/11/1441, Lê Nhân Tông được lập là hoàng thái tử. Ngày 12/08/1442, lên ngôi vua đổi niên hiệu là Thái Hoà. Lúc đó Lê Nhân Tông mới 1 tuổi, thái hậu Tuyên Từ phải buông rèm nhiếp chính. Tháng 11/1453, vua Lê Nhân Tông 12 tuổi, thái hậu trả quyền chính cho ông rồi lui về ở cung riêng. Ông đổi niên hiệu là Diên Ninh, đại xá cho thiên hạ.


Dưới triều Nhân Tông, nước Đại Việt thái bình thịnh trị, đời sống nhân dân ổn định. Quân Chiêm Thành tiến đánh Châu Hóa hai lần, khiến cho triều đình ông đã phải phát binh vài lần, đỉnh điểm là vào năm 1446 khi quân Đại Việt thắng lớn trong cuộc tiến công Chiêm Thành, bắt sống được cả chúa Chiêm Thành và lập chúa Chiêm mới lên thay. Ngoài ra vào năm 1448, ông cũng sáp nhập đất của xứ Bồn Man vào lãnh thổ Đại Việt.


Ông cũng đối đãi tử tế với người anh khác mẹ là Lạng Sơn Vương Lê Nghi Dân. Trước kia, Dương Thị Bí là mẹ Lê Nghi Dân có tội với vua Lê Thái Tông, nên Lê Nghi Dân không được lập làm thái tử, mới ngầm chứa mưu gian nhòm ngó ngôi báu, cùng bọn đồng đảng là Phạm Đồn, Phan Ban, Trần Lăng cầm đầu bọn vô lại côn đồ, đêm ngày 03/10/1459 bắc thang chia làm ba đường, trèo thành cửa Đông, lẻn vào cung cấm giết chết vua Lê Nhân Tông và Tuyên Từ hoàng thái hậu. Vua Lê Nhân Tông bị giết chết lúc mới 19 tuổi, làm vua được 17 năm.

Vua Lê Nhân Tông (1 tuổi)
Vua Lê Nhân Tông (1 tuổi)

Vua Mạc Mậu Hợp (2 tuổi)

Mạc Mậu Hợp (1560 – 1592) là con trưởng của vua Mạc Tuyên Tông. Là vị vua thứ năm của nhà Mạc thời Nam Bắc triều trong lịch sử Việt Nam. Nguyên quán Mạc Mậu Hợp là người xã Cao Đôi, huyện Bình Hà (nay là thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, Việt Nam).


Do vua Mạc Tuyên Tông bị bệnh đậu mùa mất sớm, Mạc Mậu Hợp mới lên 2 tuổi đã được Khiêm vương Mạc Kính Điển là phụ chính đưa lên ngôi tháng 01/1562. Lúc này triều chính vẫn do hai ông chú là Mạc Kính Điển và Mạc Đôn Nhượng phụ tá. Mạc Mậu Hợp lên ngôi lấy niên hiệu là Thuần Phúc thứ nhất.


Vua Mạc Mậu Hợp sống xa hoa, kiêu ngạo, hay nghe xiểm nịnh, thường ít lắng nghe lời bàn luận, khuyên can của các bậc lương thần. Vì thế việc triều chính của nhà Mạc ngày càng suy sút.


Ngày 25/11/1592, thủy quân Lê - Trịnh gồm 300 chiến thuyền đánh vào các huyện Kim Thành, Thanh Hà, Nam Sách, Kinh Môn (tỉnh Hải Dương ngày nay). Quân Mạc tan vỡ, dư đảng nhà Mạc xin hàng Trịnh Tùng rất đông. Mạc Mậu Hợp chạy trốn, bị bắt giải về kinh đô Đông Đô, bị treo sống 3 ngày rồi bị chém đầu ở bãi cát Bồ Đề, thủ cấp hiến hoàng đế nhà Lê ở hành tại Vạn Lại xứ Thanh Hóa, bị đóng đinh đem bêu ngoài chợ. Vua Mạc Mậu Hợp lên ngôi lúc 2 tuổi, ở ngôi 29 năm, khi chết 31 tuổi.

Vua Mạc Mậu Hợp (2 tuổi)
Vua Mạc Mậu Hợp (2 tuổi)

Nữ hoàng Lý Chiêu Hoàng (6 tuổi)

Lý Chiêu Hoàng (09/1218 - 03/1278), còn gọi là Lý Phế hậu hay Chiêu Thánh hoàng hậu, vị hoàng đế thứ 9 và cuối cùng của triều đại nhà Lý từ năm 1224 đến năm 1225. Trong lịch sử Việt Nam, bà là vị nữ hoàng đầu tiên và duy nhất, đặc biệt hơn là được chính phụ hoàng Lý Huệ Tông ra chỉ truyền ngôi, dù bên trong là sự sắp đặt đầy cưỡng ép của Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ, hiện đang nắm quyền lực trong triều.


Năm 1225, Lý Chiêu Hoàng được Trần Thủ Độ sắp xếp nhường ngôi cho Trần Thái Tông, triều đại nhà Lý cai trị Đại Việt hơn 200 năm đã chính thức kết thúc. Sau khi nhượng vị, Lý Chiêu Hoàng trở thành hoàng hậu của vua Thái Tông cho đến khi bị phế truất vào năm 1237, vì bấy giờ bà không sinh được con nối dõi. Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu, người kế vị ngôi Hoàng hậu sau đó, chính là chị ruột của bà.


Sau năm 1258, bà tái giá lấy Lê Phụ Trần, một viên tướng có công cứu giúp Thái Tông. Hai người sống với nhau hơn 20 năm và sinh được 1 trai, Thượng vị hầu Lê Tông và 1 gái, Ứng Thụy công chúa Ngọc Khuê. Đầu năm 1278, bà về thăm quê Cổ Pháp (Bắc Ninh). Tháng 3 âm lịch năm đó, bà mất, thọ 61 tuổi.

Nữ hoàng Lý Chiêu Hoàng (6 tuổi)
Nữ hoàng Lý Chiêu Hoàng (6 tuổi)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?