Cuộc sống ngày càng phát triển, kéo theo nhu cầu con người cũng nâng lên một tầm cao mới. Trong năm 2017 này, các xu hướng công nghệ mới đã và đang được phát triển hơn, hướng tới những giá trị thiết thực hơn. Hãy cùng Chúng tôi điểm qua 10 xu hướng công nghệ hay nhất 2017 được dự đoán là bước ngoặt thay đổi thế giới.
Sự khai thác quá mức nguồn nhiên liệu hóa thạch, khí đốt vào những năm gần đây đã khiến trữ lượng của chúng giảm nhanh và đến mức báo động, đồng thời gây ra hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu. Với tình hình đó, nhiều nguồn năng lượng mới, sạch và có thể tái tạo hơn đã được đi vào nghiên cứu và phát triển như nước, gió, ánh sáng mặt trời, sóng....
Ưu điểm của các nguồn năng lượng này là sạch, không gây ô nhiễm ra ngoài môi trường, không bị cạn kiệt và là giải pháp tốt ưu nhất nhằm tiết kiệm các nguồn năng lượng giới hạn khác. Hiện tại, một số công nghệ đã được áp dụng vào đời thực tế, còn lại vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Một trong những công nghệ nổi bật đã và đang từng bước đi vào hiện thực chính là những chiếc xe không người lái. Đợt thí điểm xe tự lái đầu tiên của Uber trên một vài tuyến đường lớn tại Mỹ đã mở ra một tương lai rất gần cho phương tiện này. Những chuyên gia công nghệ cho rằng đây sẽ là bước ngoặt lớn và sẽ rất nhanh tiến gần đến thực tế trong tương lai không xa.
Ngoài ra, Uber còn muốn phát triển dàn xe cực kỳ hiện đại khi được trang bị camera hành trình, các thiết bị cảm ứng, tự định hướng trong việc di chuyển tới các vị trí đón khách hàng và có khả năng xử lý tình huống tương tự con người.
Đồ vật thông mình còn được gọi là sự hữu hình hóa của AI (trí tuệ máy móc). Trong tương lai, các vật dụng thông minh sẽ xuất hiện ngày một nhiều. Nổi bật trong số đó phải kể đến máy bay không người lái, xe ôtô không người lái, bếp thông minh, nhà ở thông minh… Tất cả đều đang thay đổi cuộc sống con người theo một hướng tích cực hơn.
Năm 2017, trí thông minh nhân tạo được nhiều chuyên gia tiếp tục dự đoán sẽ có những bước tiến đáng kể. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các trợ lý ảo trong đời sống cũng như trong các lĩnh vực xã hội như an ninh mạng, lưu trữ thông tin, bảo mật,... sẽ còn tiếp tục tiến xa hơn nữa.
Tuy nhiên, nhiều người lại tỏ ra lo ngại về sự phát triển có phần quá nhanh của công nghệ này, cho rằng đây là bước đi “tồi tệ”, thậm chí sẽ thay đổi thế giới theo một hướng tiêu cực.
Đối với nền công nghiệp IT (công nghệ thông tin) ở thế kỷ 21, Điện toán đám mây được xem như một "món quà vô giá". Điện toán đám mây được xem là một dịch vụ, giải pháp toàn diện trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Một cách đơn giản, công việc của điện toán đám mây là ảo hóa các ứng dụng và tài nguyên tính toán. Thay vì bạn sử dụng 1 hoặc nhiều máy chủ thật (ngay trước mắt, có thể sờ được, có thể tự bạn ấn nút bật tắt được) thì từ nay, bạn sẽ sử dụng các tài nguyên đã được ảo hóa (virtualized) thông qua môi trường mạng Internet.
Thay vì phải mua vé đến xem tận nơi các buổi hòa nhạc hay các rạp chiếu phim 3D, trong tương lai chúng ta sẽ có thể trải nghiệm điều đó ngay tại nhà với công nghệ VR (thực tế ảo). Các chương trình sẽ được trình chiếu trực tiếp để phục vụ cho những khán giả không đến được hoặc không muốn ra ngoài.
Theo nhiều nguồn tin cho biết, công ty NextVR đã hợp tác với Live Nation trong thời gian gần đây để có thể chiếu trực tiếp các chương trình bằng công nghệ thực tế ảo này. Và đối với những khán giả không có thiết bị, họ vẫn có thể đến VR Stations tại các tụ điểm công cộng để trải nghiệm công nghệ độc đáo này.
Từ khóa "IoT" dường như đã quá phổ biến (Internet of Things) khi trở thành một xu hướng công nghệ thông tin mới trên thế giới mà ở đó, mỗi con người, đồ vật sẽ được cung cấp một định danh cho riêng mình.
Tất cả sẽ có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin qua một không gian mạng duy nhất mà không cần đến sự hỗ trợ, tương tác trực tiếp giữa người với người hay người với máy tính. Và cũng có thể, kết quả của công nghệ này cũng có thể là sự liên kết hoàn hảo cho công nghệ nhà thông minh trong nhiều năm tới.
Bất cứ một vấn đề nào có liên quan đến thông tin, các sáng kiến về công nghệ, bản quyền hay dữ liệu trên điện toán đám mây,... sẽ được bảo mật hơn bao giờ hết. Với sự tiến bộ vượt trội của công nghệ thông tin, việc bảo mật dữ liệu để tránh bị đánh cắp thông tin, ý tưởng đã trở thành vấn đề quan trọng hơn cả. Cũng chính vì thế, nhiều cá nhân quan trọng, tổ chức lớn thường dựa trên điện toán đám mây để lưu trữ dữ liệu một cách an toàn nhất.
Máy học (Machine learning), một phần của trí tuệ nhân tạo – đã có một số bước tiến lớn trong việc nghiên cứu vài năm gần đây, thậm chí nổi lên như một công cụ hỗ trợ và tăng cường thuật toán cho công cụ tìm kiếm của Google.
Trong năm 2017 này, chúng ta sẽ hãy cùng chờ đợi để xem liệu các phiên bản cập nhật máy học có vượt qua khuôn khổ của một công cụ hỗ trợ tìm kiếm thông thường để mang tới cho người dùng những trải nghiệm tốt hơn được hay không?
Hiện nay, không chỉ việc chạy đua cấu hình, các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới còn tạo ấn tượng riêng cho mình bằng các Ứng dụng thông minh. Các ứng dụng này giải quyết được những nhu cầu cần thiết của con người như những trợ lý ảo cá nhân, vừa quản lý email, tin nhắn, vừa lên kế hoạch và thậm chí là dự đoán tương lai cho người sử dụng. Có thể kể đến một vài ứng dụng điển hình hiện có như Siri (Apple), Google Assistant (Google) và Amazon Echo, Cortana (Microsoft),…