Top 10 Công trình quy mô vĩ đại nhất trên thế giới

Nền văn minh nhân loại được thể hiện không chỉ là những giá trị tinh thần được truyền từ đời này sang đời khác mà còn được minh chứng qua nhiều công trình kiến trúc đồ sộ và kỳ vỹ. Hãy cùng ngắm nhìn những công trình nổi tiếng khắp thế giới dưới đây để cùng thấy được những thành tựu của ngững thế hệ đi trước.

Cầu cạn Millau Viaduct, Pháp

Cầu cạn Millau là một cây cầu cạn dây văng bắc qua thung lũng sông Tarn ở Millau, tỉnh Aveyron, miền nam nước Pháp. Cầu do kiến trúc sư người Anh Norman Foster và kỹ sư cầu người Pháp Michel Virlogeux thiết kế. Đây là cây cầu từng được xem là cao nhất thế giới và nay vẫn là cầu có cột tháp trụ cầu cao nhất thế giới. Nếu tính chiều cao của mặt đường trên cầu so với mặt đất phía dưới là 270 m, hiện nay là cầu cao thứ 22 trên thế giới, một phần vì cầu xây ở dưới đáy thung lũng, nhưng là cầu cao nhất thế giới (tính theo cấu trúc). Điểm cao nhất của cầu, tính từ chân trụ tháp cao nhất P2 tới đỉnh cột chống dây văng là 343m, là cấu trúc cao nhất ở Pháp, cao hơn tháp Eiffel, cao tới mức cây cầu nằm lượn trên những đám mây tại thung lũng Tarn, rộng 2,5 km, sâu 250m. Tốc độ gió thổi qua cầu có thể lên tới hơn 200 km/h.


Cầu cạn Millau là một phần của trục giao thông đường bộ A75 - A71 từ Paris đến Béziers. Chi phí xây dựng cầu là 400 triệu euro, do tập đoàn Eiffage tài trợ và thực hiện. Quá trình xây dựng cầu cực kỳ khó khăn và phức tạp khi các kỹ sư và công nhân phải chiến đấu với các yếu tố như đất lở, gió giật cao trên 130 km/h và những cơn bão lớn. Thậm chí tác giả của cây cầu, kỹ sư Michel Virlogeux đã thổ lộ “khi tôi đưa ra bản thiết kế đầu tiên về cây cầu cho nhà chức trách, họ nghĩ rằng tôi bị điên”. Millau còn được xem như một trong những công trình xây dựng vĩ đại nhất mọi thời đại. Cây cầu cũng đồng thời nhận giải thưởng dành cho Công trình nổi bật nhất năm 2006 của hiệp hội kỹ sư Cầu đường và Kết cấu quốc tế.

Cầu cạn Millau Viaduct, Pháp
Cầu cạn Millau Viaduct, Pháp
Cầu cạn Millau Viaduct, Pháp
Cầu cạn Millau Viaduct, Pháp

Cầu Akashi Kaikyo, eo biển Akashi, Nhật Bản

Cầu Akashi-Kaikyo là một cầu treo kiểu kết cấu dây võng ở Nhật Bản bắc qua vịnh Akashi, nối Maiko ở Kobe với Iwaya của đảo Awaji và là một phần trong tuyến đường cao tốc Honshu-Shikoku. Cầu Akashi-Kaikyo (tên tiếng Anh là Pearl Bridge, tạm dịch là cầu Trân châu) là một cầu treo kiểu kết cấu dây võng ở Nhật Bản bắc qua vịnh Akashi, nối Maiko ở Kobe với Iwaya của đảo Awaji và là một phần trong tuyến đường cao tốc Honshu-Shikoku.


Cây cầu này cũng được thiết kế làm việc như hệ thống cân bằng dạng con lắc để điều chỉnh các dao động thường xuyên chống lại các lực tác dụng lên nó. Hai tháp chính cầu cao 298 m so với mực nước biển. Cầu được thiết kế với hai hệ thống dầm cứng có khớp nối cho phép chịu đựng được sức gió 286 km/h, chịu được động đất cấp 8.5 theo thang Richter và sự va đập của dòng nước. Đây là cây cầu treo có nhịp dài nhất thế giới tại thời điểm đó; chiều dài nhịp chính là 1.991 m, hai nhịp biên dài 960 m, với tổng chiều dài cầu là 3.911 m. Cầu được bắt đầu xây dựng từ tháng 4/1986, hoàn thành vào tháng 4/1998 với tổng chi phí ước tính khoảng 500 tỷ Yen (5 tỷ USD).

Cầu Akashi Kaikyo, eo biển Akashi, Nhật Bản
Cầu Akashi Kaikyo, eo biển Akashi, Nhật Bản
Cầu Akashi Kaikyo, eo biển Akashi, Nhật Bản
Cầu Akashi Kaikyo, eo biển Akashi, Nhật Bản

Đường sắt xuyên Siberia, Nga

Trans-Siberian không chỉ là một tuyến đường sắt. Đó là một cuộc hành trình bước vào tiềm thức của nước Nga hiện đại, một chiến thắng trước nghịch cảnh thời tiết, yếu tố kỹ thuật cùng hành trình kỳ thú, bí ẩn nhất trên Trái đất… Từ những năm 1850, ý tưởng về một tuyến đường sắt nối thủ đô Moscow với Siberia giàu tài nguyên cùng bờ biển Thái Bình Dương manh nha xuất hiện. Tuy nhiên, những thách thức tài chính, kỹ thuật đã khiến tham vọng này bị trì hoãn trong nhiều thập kỷ. Các nhà đầu tư nước ngoài bày tỏ quan tâm đến việc xây dựng tuyến đường sắt nhưng chính quyền Sa Hoàng dường như chẳng mặn mà cho phép các lợi ích bên ngoài có lợi ích trong một dự án chiến lược như thế.


Mãi đến Nga hoàng Alexander III, trị vì vào những năm 1880, dự án mới hình thành và bắt đầu xây dựng ở cả hai đầu, Moscow và Vladivostok. Để tiết kiệm tiền, các tiêu chuẩn kỹ thuật đã bị cắt giảm một cách dại dột: Nền móng bị thu hẹp, lớp dằn giảm, đường ray nhẹ hơn được sử dụng và những cây cầu nhỏ hơn được xây dựng bằng gỗ thay vì sắt, thép. Tuyến đường sắt xuyên Siberia thực sự trở thành thách thức với ngay cả kỹ sư trình độ. Việc thiếu nguồn lao động đồng nghĩa với việc các binh sĩ quân đội cũng phải tham gia xây dựng tuyến đường giữa vùng rừng Taiga hoang vắng, khí hậu khắc nghiệt.

Trước khi tuyến đường sắt quanh hồ Baikal hoàn thành, xe lửa đã được tiến hành 60 dặm trên tàu phà phá băng SS Baikal. Được xây dựng vào năm 1897 tại Newcastle-Ty-Tyne bởi Armstrong Whitworth dưới dạng kit, nó được vận chuyển thành từng mảnh và lắp ráp trên bờ hồ. Ngay cả khi Đường sắt Circum-Baikal hoàn thành vào năm 1904, Baikal vẫn được giữ lại cho đến khi nó bị phá hủy trong Nội chiến Nga. Một tàu chị em nhỏ hơn sống sót như một mảnh bảo tàng ở Irkutsk.

Đoàn tàu xuyên Siberi - Nga
Đoàn tàu xuyên Siberi - Nga
Đường sắt xuyên Siberia, Nga
Đường sắt xuyên Siberia, Nga

Lăng mộ Taj Mahal

Là biểu tượng tình yêu vĩnh cửu nổi tiếng thế giới, lăng Taj Mahal được Vua Shah Jahan xây dựng để tưởng nhớ người vợ thứ ba, Hoàng hậu Mumtaz Mahal. Không phải ai cũng biết rằng kiến trúc này được làm từ những loại vật liệu đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Gắn liền với câu chuyện tình lãng mạn của Vua Shah Jahan dành cho hoàng hậu Mumtaz Mahal, lăng Taj Mahal của Ấn Độ nổi tiếng thế giới với vẻ đẹp lộng lẫy, tráng lệ.


Được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, lăng Taj Mahal được hoàn thành sau 22 năm khởi công xây dựng (1632-1653). Theo ước tính, để hoàn thành lăng Taj Mahal, khoảng 20.000 người đã làm việc suốt ngày đêm trong hơn 2 thập kỷ. Nhiều người không biết lăng Taj Mahal không chỉ được xây dựng bằng đá cẩm thạch trắng. Vật liệu xây dựng chính của lăng Taj Mahal là đá cẩm thạch trắng được đưa tới từ Rajasthan. Các kiến trúc sư xây dựng kiệt tác kiến trúc này còn sử dụng đến 28 loại đá quý và bán quý. Chúng được khảm lên đá cẩm thạch tại lăng Taj Mahal.


Nhiều nguyên vật liệu, đá quý có nguồn gốc từ nhiều quốc gia khác nhau. Trong đó, ngọc lam được đưa đến từ Tây Tạng… trong khi ngọc bích được dùng trong quá trình xây dựng lăng Taj Mahal có nguồn gốc từ Trung Quốc. Để di chuyển các nguyên vật liệu nặng đến vị trí xây dựng lăng Taj Mahal, người Ấn Độ đã sử dụng hơn 1.000 con voi.

Lăng mộ Taj Mahal
Lăng mộ Taj Mahal
Lăng mộ Taj Mahal

Vạn Lý Trường Thành

Vạn Lý Trường Thành là một trong những điểm tham quan du lịch lớn nhất thế giới - bức tường dài nhất thế giới, là một kỳ công của kiến trúc phòng thủ cổ xưa. Con đường quanh co ôm trọn những ngọn núi dốc đứng khắc nghiệt tạo nên một khung cảnh vô cùng tuyệt vời. Vạn Lý Trường Thành tọa lạc tại phía Bắc Trung Quốc, dài tới 21196,18 km2, đã tồn tại được hơn 2.300 năm theo suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc từ thời phong kiến đến nay. Suốt 2.300 năm Vạn Lý Trường Thành qua các triều đại khác nhau lại được xây dựng ở các khu vực khác nhau để bảo vệ ranh giới lãnh thổ. Và hoàng đế nhà Chu thời tiền Hoa (770 - 221 TCN) là người đầu tiên đặt nền móng cho công trình vĩ đại này.


Người ta đã xây dựng Vạn Lý Trường Thành dựa trên trí tuệ, sự cống hiến, máu, mồ hôi và nước mắt. Nhiều gia đình bị ly tán, nhiều công nhân đã chết và mai táng như một phần của công trình này. Công nhân được huy động khắp nơi từ lính, nông dân, phiến quân. Sử dụng các loại vật liệu như đá, đất, cát, gạch và hoàn toàn sử dụng các phương tiện thô sơ trong xây dựng và vận chuyển bằng tay, dây thừng, giỏ đeo. Vạn Lý Trường Thành không chỉ là bức tường. Đó là một hệ thống phòng thủ quân sự kết hợp với tháp canh để giám sát, pháo đài cho các điểm chỉ huy và hậu cần, tháp báo hiệu để liên lạc... Trong triều đại nhà Minh (1368 - 1644), Vạn Lý Trường Thành đã được xây dựng lại để trở nên mạnh mẽ hơn và tinh vi hơn, nhờ kỹ thuật xây dựng đòi hỏi yêu cầu cao hơn đang phát triển.


Vạn Lý Trường Thành luôn là một trong các điểm đến hấp dẫn của Trung Quốc. Có lẽ những lời quảng cáo mạnh mẽ nhất trong lịch sử xuất phát từ bút thơ của Chủ tịch Mao: "Cho đến khi bạn chưa đến Vạn Lý Trường Thành, bạn sẽ chưa phải là anh hùng." Theo nghĩa bóng, điều này có nghĩa là "vượt qua khó khăn trước khi đạt được mục tiêu". Hàng năm có hàng triệu du khách đi du lịch Trung Quốc đã ghé thăm các phần của Vạn Lý Trường Thành.


Vạn lý Trường Thành
Vạn lý Trường Thành
Vạn lý Trường Thành
Vạn lý Trường Thành

Kênh đào Panama

Bắt đầu từ giấc mơ kết nối thế giới bằng cách xây dựng một tuyến biển qua hai lục địa, kênh đào Panama đã được xây dựng trong 3 thập kỉ bằng mồ hôi công sức của rất nhiều người. Năm 1994, kênh đào được Hiệp hội Kỹ sư Xây dựng Hoa Kỳ công nhận là 1 trong 7 thành tựu kỹ thuật xây dựng lớn nhất của thế giới hiện đại.


Cắt ngang eo đất Panama tại Trung Mỹ, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương, kênh đào được xây dựng với mục đích để tàu bè giữa 2 đại dương có thể qua lại. Công trình đóng góp rất lớn về mặt kinh tế, góp phần giảm thiểu chi phí trong vận tải thủy giữa hai đại dương. Trong quá khứ, để vận chuyển hàng hóa từ New York đến San Francisco, thay vì phải vượt qua hơn 22.500km qua eo biển Drake và mũi Sừng (Cape Horn) ở điểm cực Nam của Nam Mỹ, hiện nay, nhờ vào kênh đào Panama, việc đi lại chỉ tốn còn 9.500 km.


Ý tưởng về việc xây dựng kênh đào vượt qua eo đất của Trung Mỹ có từ năm 1534, khi hoàng đế Charles V của đế quốc La Mã và vua Tây Ban Nha, cho rằng xây dựng một kênh đào tại Panama có thể làm cho các tàu thuyền lưu thông dễ dàng và thuận tiện hơn. Sự ra đời của kênh đào Panama đóng góp rất quan trọng trong việc góp phần làm giảm độ dài tuyến đường biển, tạo thuận lợi trong việc việc giao thương hàng hóa giữa hai đại dương. Hiệp hội Kỹ sư Xây dựng Hoa Kỳ đã đặt tên Kênh đào Panama là một trong bảy kỳ quan của thế giới hiện đại nhờ vào quy mô và mức độ của nó.


Trong quá khứ, chưa có ai từng tưởng tượng đến việc xây dựng một kênh đào Panama xuyên biển, nổi liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương cho đến khi nó được hoàn thành và trở thành một trong những kỳ quan “thép” hiện đại thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan như ngày hôm nay.

Kênh đào Panama
Kênh đào Panama
Kênh đào Panama
Kênh đào Panama

Đập Hoover

Nhắc đến Las Vegas, điều đầu tiên người ta nghĩ đến chính là “thành phố không ngủ” với tập hợp sòng bài xa hoa cùng cuộc sống về đêm với những bữa tiệc kéo dài bất tận. Nhưng vùng Tây Nam này không chỉ có vậy, bạn có biết chỉ cách thành phố này không xa, vẫn còn có nhiều điều vĩ đại của Xứ sở Cờ hoa chờ bạn khám phá. Một trong số đó là công trình đập thủy điện hoành tráng Hoover Dam. Nằm trong cung đường Las Vegas - Grand Canyon của bờ Tây Hoa Kỳ, thắng cảnh kỳ vĩ giữa lòng núi đá thu hút khoảng 7 triệu khách du lịch tham quan mỗi năm.


Nếu bạn quan tâm đến những kỳ công về kỹ thuật, đập Hoover là một địa điểm không thể bỏ qua. Nhiều thập kỷ trôi qua, công trình bê-tông này vẫn giữ được sự kiên cố vững chãi bất chấp điều kiện thời tiết. Chắc hẳn bạn sẽ nghĩ rằng, giống như mọi con đập khác, đập Hoover được xây dựng để khai thác sức mạnh của sông Colorado nhằm cung cấp năng lượng cho các thị trấn và thành phố lân cận ở Nevada và Arizona. Nhưng sự thật thực sự gần như ngược lại - con đập được xây dựng với mục đích ban đầu để làm giảm tác động từ cơn thịnh nộ của sông Colorado, nơi nổi tiếng với lũ lụt thường xuyên và gây ra đủ loại vấn đề cho khu vực dân cư.


Kiến trúc đập vòm với độ dốc nghiêng ấn tượng của con đập rất hấp dẫn về mặt thị giác, và bản thân nó chính là một tác phẩm nghệ thuật hòa mình vào bức tranh thiên nhiên đẹp đến nghẹt thở vùng Tây Nam. Lối đi và sảnh bên trong đập mang đậm sắc màu văn hóa bộ lạc xưa với họa tiết động vật và cây cỏ. Hẻm núi mà một phần sông Colorado từng chảy qua cùng vị trí liền kề nhau của hồ Mead trong xanh tạo thành sự tương phản thú vị của kiến trúc nhân tạo và phong cảnh. Thật khó để tưởng tượng rằng các kỹ sư đã thay đổi dòng chảy của một trong những con sông dữ dội nhất thế giới theo cách nên thơ như vậy. Có thể nói giữa muôn ngàn núi trập trùng, đập Hoover như một nét chấm phá nổi bật, thể hiện sự tương tác hoàn hảo của con người với thiên nhiên.

Đập Hoover
Đập Hoover
Đập Hoover
Đập Hoover

Kim tự tháp Mặt Trời ở Teotihuacan, Mexico

Teotihuacan là một thành phố thời tiền Colombo ở Mexico, cách thủ đô Mexico 48 km về phía đông bắc, nổi tiếng với hai công trình hùng vĩ Kim tự tháp Mặt Trời và Kim tự tháp Mặt Trăng. Năm 1987, UNESCO đã công nhận thành phố Teotihuacan là di sản thế giới. Theo các nhà khảo cổ học, mẫu thiết kế “tiên tiến” của Teotihuacan cho thấy những người thợ cổ đại đã không chỉ có vốn kiến thức phức tạp về kiến trúc xây dựng mà còn về toán học và thiên văn. Một điểm nổi bật của cổ thành Teotihuacan là nó được xây dựng để mô phỏng, bắt chước ba ngôi sao trong chòm sao Orion (chòm sao Lạp Hộ).


Tuy nhiên sự kỳ diệu của Teotihuacan không chỉ dừng lại ở đó. Điều khiến thành phố này trở nên khác biệt so với các di chỉ cổ đại khác là khi quan sát từ trên cao, bố cục của thành phố Teotihuacan trông rất giống một bảng mạch điện tử với hai chip xử lý lớn là Kim tự tháp Mặt trời và Kim tự tháp Mặt Trăng. Sẽ là võ đoán nếu cho rằng quần thể kim tự tháp Teotihuacan là một cơ sở năng lượng nếu chỉ xem xét sự tương đồng thuần túy giữa bố cục của nó với một bảng mạch điện. Nhưng một phát hiện tình cờ vào năm 2003 của Gomez và nhóm cộng sự đã hé mở “cơ chế năng lượng” đằng sau quần thể kim tự tháp này.


Khi Gomez và nhóm cộng sự khai quật đường hầm, họ tìm thấy vết mực nước cao ở trên tường, kéo dài suốt đường hầm, cho thấy trước đây nơi này luôn chứa đầy chất lỏng. Các vết nước gần như màu đen, dường như là tác động một loại hóa chất cô đặc nào đó. Nước được vận chuyển từ mặt đất, qua đường hầm của cái giếng đá, và chảy trực tiếp vào những khu vực khác nhau của đường hầm. Những phát hiện gần đây về cặn hóa chất và khoáng chất, cộng với thiết kế của hệ thống đường hầm, hang động, cho phép người ta kết luận rằng đây là hệ thống ngầm dùng để tạo ra một loại phóng điện nào đó , có thể xảy ra ở căn phòng nhỏ dẫn lên khu vực giao lộ chữ X ở cuối đường hầm.

Trong những năm gần đây, các hợp chất hóa học và khoáng chất đã được tìm thấy số lượng lớn trong suốt chiều dài hệ thống đường hầm, một điều mà những nhà khảo cổ - vốn chỉ định khai quật như Gomez - hoàn toàn bất ngờ. Pyrit và các hồ thủy ngân đã được tìm thấy, một vài năm sau, khí Radon đã được phát hiện đang di chuyển trong một vài khu vực của đường hầm, làm cho các nhân viên phải đeo mặt nạ phòng hơi độc. Nếu bạn kết hợp những nguyên tố này và một dòng năng lượng địa-từ trường, thì kim tự tháp này sẽ có thể sản sinh ra một nguồn điện năng rất lớn, lên đến nhiều nghìn vôn.


Kim tự tháp Mặt Trời ở Teotihuacan, Mexico
Kim tự tháp Mặt Trời ở Teotihuacan, Mexico
Kim tự tháp Mặt Trời ở Teotihuacan, Mexico
Kim tự tháp Mặt Trời ở Teotihuacan, Mexico

Tháp Đài Bắc 101, Đài Loan

Tòa tháp Taipei 101 hay còn được gọi là tòa tháp Đài Bắc 101, nằm ở quận Xinyi, Đài Bắc, Đài Loan. Tòa tháp này được khởi công xây dựng với kinh phí lên đến 1,76 tỷ USD. Sau khi hoàn tất tòa tháp này có diện tích sàn rộng 412.500 m2, cao đến 509,2 m và có 101 tầng. Taipei 101 nổi tiếng là tòa tháp cao nhất thế giới lúc bấy giờ. Tòa tháp Đài Bắc 101 nổi tiếng ở Đài Loan không chỉ bởi chiều cao chọc trời mà còn bởi thiết kế vô cùng độc đáo. Tòa tháp được thiết kế như một cây tre vươn thẳng lên bầu trời xanh ngát với những tầng chồng lên nhau nhìn như những đốt tre. Nằm sừng sững giữa thành phố Đài Bắc tòa tháp cao 449,2 m nếu như tính đến mai và cao đến 509m nếu như tính luôn cả phần cột ăng ten trên tòa nhà. Tòa nhà bao gồm 101 tầng nằm trên mặt đất và 5 tầng hầm được xây dựng dưới lòng đất.


Bên trong tòa tháp Taipei 101, có một quả cầu kim loại khổng lồ nằm lơ lửng giữa tầng 88 và 89. Quả cầu này được mô tả là có vai trò giữ cân bằng cho tòa nhà trong những trận địa chấn lên đến 7 độ Richter và cả những cơn cuồng phong với sức gió hơn 216 km/g. Tòa tháp Taipei 101 Đài Loan được lặp đắt tới 61 thang may, trong đó có 2 cái vận hành với vận tốc cực nhanh (1.010 m/phút). Từ tầng 1 đến tầng 89 du khách chỉ mất khoảng 39 giây. Tại tầng 89 này có 1 đài quan sát trong nhà, đứng ở đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Đài Bắc ở độ cao 383,4 m. Còn nếu du khách muốn cảm nhận được không khí trong lành của bầu trời tại thành phố này thì hãy đến tầng 91, nơi có khu vực quan sát ngoài trời. Lưu ý là khu vực này chỉ mở cửa đón khách trong điều kiện thời tiết cho phép.


Tòa tháp Taipie 101 còn được gọi là Trung tâm Tài chính Thế giới Đài Bắc. Vào năm 2004, tòa nhà này đã được vinh dự nhận giải thưởng tòa nhà cao chọc trời Emporis. Không những vậy, công trình này còn được bầu chọn là một trong bảy kỳ quan mới trong tuần báo Newsweek (Hoa Kỳ) và được nằm trong danh sách bảy kỳ quan kiến tạo của thế giới bởi chương trình truyền hình Discovery. Tòa tháp này là niềm tự hào của người dân Đài Loan.

Tháp Đài Bắc 101, Đài Loan
Tháp Đài Bắc 101, Đài Loan
Tháp Đài Bắc 101, Đài Loan
Tháp Đài Bắc 101, Đài Loan

Trạm vũ trụ quốc tế

Trạm vũ trụ Quốc tế hay Trạm Không gian Quốc tế là một tổ hợp công trình nhằm nghiên cứu không gian, đang ở giai đoạn lắp ráp trên quỹ đạo cận Trái Đất, nhờ sự hợp tác của năm cơ quan không gian: NASA (Hoa Kỳ), RKA (Nga), JAXA (Nhật Bản), CSA (Canada) và 10 trong 17 nước thành viên của ESA (châu Âu). Trạm vũ trụ quốc tế được là kết quả của sự hợp nhất hai dự án lớn, nhưng thiếu kinh phí để có thể thực hiện riêng biệt là Trạm vũ trụ Tự do (Freedom) của Hoa Kỳ và Trạm vũ trụ Hòa Bình 2 (Mir-2) của Nga.

Do quỹ đạo của Trạm vũ trụ Quốc tế thuộc dạng quỹ đạo gần Mặt Đất (còn gọi là Quỹ đạo LEO - Low Earth Orbit), độ cao cách Mặt Đất chỉ trong khoảng từ 319,6 km đến 346,9 km, trạm có các tấm pin mặt trời rộng, phản chiếu tốt ánh sáng Mặt Trời nên có thể quan sát ISS từ mặt đất. ISS di chuyển trong không gian với vận tốc trung bình là 27.743,8 km/giờ, ứng với 15,79 lần bay quanh Trái Đất mỗi ngày.


Một trong những mục đích chính của ISS là cung cấp một địa điểm để giám sát thực hiện các thí nghiệm và đòi hỏi một hoặc nhiều điều kiện đặc biệt hiện nay trên trạm cho công việc này. Những lĩnh vực nghiên cứu chính bao gồm sinh học (gồm nghiên cứu y sinh và công nghệ sinh học), vật lý (gồm vật lý chất lỏng, khoa học vật liệu, và cơ học lượng tử), thiên văn học (bao gồm vũ trụ học), và khí tượng học. Kể từ năm 2007, những thí nghiệm nhỏ khác như nghiên cứu những ảnh hưởng lâu dài của hiện tượng không trọng lượng tới con người đã được tiến hành trên trạm. Với 4 mô-đun nghiên cứu mới được bố trí để hoàn thành trên ISS vào năm 2010, những thí nghiệm khoa học sẽ được diễn ra nhiều hơn và chất lượng hơn, với những mô-đun nghiên cứu như vậy, nhiều nghiên cứu chuyên dụng đã được mong đợi để được bắt đầu.

Trạm vũ trụ quốc tế
Trạm vũ trụ quốc tế
Trạm vũ trụ quốc tế
Trạm vũ trụ quốc tế

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?