Top 18 Động vật nặng nhất trên thế giới

Có khi nào bạn tò mò đặt cho mình câu hỏi loài động vật nào có cân nặng nhất trên thế giới chưa? Bài viết này, Toplist sẽ giải đáp giúp bạn thắc mắc này và cho bạn biết về cân nặng siêu khủng của những loài động vậy này nhé!

Hươu cao cổ

Hươu cao cổ (tên khoa học Giraffa) là một chi các động vật có vú thuộc bộ Guốc chẵn, là động vật cao nhất trên cạn và động vật nhai lại lớn nhất. Nó được phân loại trong họ Giraffidae, cùng với họ hàng gần nhất còn tồn tại của nó là hươu đùi vằn. Chi có 11 loài, bao gồm loài điển hình Giraffa camelopardalis. Trong số này, có bảy loài tiền sử đã tuyệt chủng được biết đến qua các hóa thạch, còn bốn loài hiện còn sống. Tuy Giraffa từng được coi là một loài hiện còn có chín phân loài, các nhà nghiên cứu ADN ty thể của Giraffa đã khám phá bốn loài riêng hiện còn sinh tồn. Vì thế, chi Giraffa gồm các loài Giraffa giraffa (hươu cao cổ phương nam), Giraffa tippelskirchi (hươu cao cổ Maasai), Giraffa reticulata (hươu cao cổ Somalia), và Giraffa camelopardalis (hươu cao cổ phương bắc).

Hươu cao cổ
có phạm vi phân bố rải rác từ Tchad ở miền bắc đến Nam Phi ở miền nam, và từ Niger ở miền tây đến Somalia ở miền đông châu Phi. Hươu cao cổ thường sống ở xavan, đồng cỏ và rừng thưa. Nguồn thức ăn chính của chúng là lá cây keo mà chúng gặm ở độ cao mà hầu hết động vật ăn cỏ khác không thể với tới. Sư tử có thể săn hươu cao cổ, và con non là mục tiêu của báo hoa mai, linh cẩu đốm và chó hoang châu Phi. Trong các trận đánh khi cổ được dùng làm vũ khí, con đực dùng cách này củng cố hệ thống cấp bậc xã hội.


Hươu cao cổ là loài động vật móng guốc có vú cao nhất thế giới và bạn sẽ dễ dàng tìm thấy chúng tại Nam Phi. Loài hươu này có chiều cao lên đến hơn 6m và trọng lượng khoảng từ 1,6 tấn. Nhờ những đôi chân cao mạnh mẽ, hươu cao cổ có thể ăn lá từ ngọn cây cũng có thể chạy với tốc độ 50 km/giờ. Chúng dành hầu hết thời gian để ăn. Chiếc lưỡi dài đến 0,5m giúp chúng có thể gảy lá vào miệng được dễ dàng và có khả năng đi đường dài để tìm kiếm thức ăn.

Hươu cao cổ
Hươu cao cổ

Voi Ấn Độ

Voi Ấn Độ là một trong 3 phân loài được ghi nhận thuộc voi châu Á và là loài bản địa Châu Á. Từ năm 1986, Elephas maximus đã được liệt kê trong danh sách các loài nguy cấp bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế khi số lượng cá thể sụt giảm ít nhất 50%.


Hiện nay, Voi Ấn Độ là loài động vật có vú lớn nhất đất trên Trái Đất của chúng ta với trọng lượng lên đến gần 5000 kg cùng chiều cao lên đến 3,5 m. Không giống như những con voi Châu Phi, Voi Ấn Độ có đôi tai nhỏ. Chúng thường lang thang trên những khu vực rộng lớn, đặc biệt là ở vùng đồng cỏ. Hơn nữa, chúng có thể bỏ ra 19 giờ trong một ngày chỉ để ăn. Thức ăn chủ yếu của chúng chủ yếu là cỏ, các loại trái cây và mía. Mỗi ngày, chúng có thể tiêu thụ hết 113 kg thực phẩm.

Voi Ấn Độ
Voi Ấn Độ

Tê giác trắng

Tê giác trắng hay tê giác môi vuông (Ceratotherium simum) là một trong năm loài tê giác còn tồn tại và là một trong số rất ít loài động vật ăn cỏ lớn còn tồn tại. Tê giác trắng hay tê giác môi vuông là loài có nguồn gốc ở Đông Bắc và miền Nam Châu Phi với trọng lượng lên tới 3538kg. Mặc dù là những loài động vật lớnnhưng tê giác có xu hướng sống thành bầy đàn từ 1 đến 7 con.


Trên mõm của chúng có hai sừng với cấu tạo từ các sợi keratin. Nó cũng có một bướu rõ nét ở phía sau cổ của mình để giữ được cái đầu to lớn. Mỗi chân của tê giác trắng có ba ngón. Chúng có khả năng đi 4 đến 5 ngày mà không cần nước uống. Tê giác trắng rất ít sinh sản khi bị giam cầm; kể từ năm 1995, chỉ có một con tê giác cái được sinh ra ở Dvur Králové.

Tê giác trắng
Tê giác trắng

Cá voi Sei

Cá voi Sei là một thành viên thuộc nhóm lớn nhất của họ cá voi tấm sừng - loài cá voi lưng xám có cân nặng khá lớn khoảng 22,5 tấn với chiều dài 64 feet(19,5m), một ngày chúng có thể tiêu hóa đến 2.000 pound (90kg) thực phẩm. Đây là loài cá nhanh nhất trong số những loài cá voi (cá voi, cá heo và cá heo Đại dương) vì chúng có thể đạt tốc độ 27 hải lý/ giờ. Trong năm 2008, số lượng cá voi Sei được ghi nhận lên tới 80.000 con, bằng gần một phần ba số cá voi trước đây. Hiện tại chúng đã được bảo vệ theo tiêu chuẩn quốc tế để ngăn ngừa tình trạng săn bắt trái phép.

Cá voi Sei
Cá voi Sei

Cá voi xanh

Cá voi xanh có tên khoa học là Balaenopteramusculus là loài động vật lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất của chúng ta. Loài động vật này có cơ thể dài tới 30 mét và có trọng lượng lên đến gần 200 tấn. Chúng được tìm thấy trong Đại Tây Dương, Ấn Độ và Thái Bình Dương.


Cơ thể cá voi xanh dài và thon, có thể có màu hơi xanh-xám ở mặt lưng và sáng màu hơn ở mặt bụng. Có ít nhất 3 phân loài cá voi xanh: B. m. musculus sống ở vùng biển bắc Đại Tây Dương và bắc Thái Bình Dương, B. m. intermedia sống ở Nam Băng Dương và B. m. brevicauda (cá voi xanh lùn) sống ở Ấn Độ Dương và nam Thái Bình Dương. Giống như các loài cá voi khác, thức ăn của chúng chủ yếu là sinh vật phù du và giáp xác nhỏ.


Loài cá voi xanh có thể nghe được những sóng âm thanh phát ra với khoảng cách 1000 dặm. Đây cũng chính là cách mà chúng giao tiếp với nhau. Mỗi ngày, chúng tiêu thụ khoảng 40 triệu nhuyễn thể và có tuổi thọ có thể lên tới 80 năm.

Cá voi xanh
Cá voi xanh

Cá voi trắng

Cá voi trắng là một loài cá voi tấm sừng và là động vật lớn thứ hai trên thế giới với cân nặng 57 tấn cùng chiều 89,5 feet (27m). Nhà tự nhiên học người Mỹ Roy Chapman Andrews đã gọi nó là “Chiếc tàu của biển cả” vì cơ thể dài và mảnh mai của nó có thể “vượt qua tốc độ của chiếc tàu hơi nước nhanh nhất trên đại dương“. Hiện nay, một số bộ xương và vây cá voi được trưng bày tại các viện bảo tàng trên thế giới. Loài cá voi trắng có thể được tìm thấy ở tất cả các đại dương, nhưng cũng giống như các loài khác, chúng hiện đang bị đe doạ nghiêm trọng về số lượng. Cá voi trắng có tính hòa đồng hơn các loài cá voi khác và thường sống trong các nhóm nhỏ từ 6 đến 10 con, nhưng khi kiếm ăn thì số lượng cá voi trong các nhóm có thể lên đến 100 con.

Cá voi trắng
Cá voi trắng

Cá voi xám

Cá voi xám thuộc họ cá voi tấm sừng, chúng dùng những tấm sừng hàm để lọc thức ăn từ nước thay vì dùng răng, có cân nặng khoảng 19,5 tấn và chiều dài chừng 49 feet (15m) và trước kia được biết đến như một loài cá của quỷ vì những hành vi khá hung dữ khi bị săn bắt với tuổi thọ khoảng từ 50 đến 70 năm, di chuyển hàng năm giữa khu vực tìm kiếm thức ăn và vị trí sinh sản.


Trong số 2 quần thể được biết đến ở Thái Bình Dương thì loài cá voi này đang bị đe doạ nghiêm trọng. Một con cá voi xám đã được phát hiện ở Israel vào năm 2010, khiến một số nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng loài này có thể tái cư trú đến những khu vựa sinh sản có từ lâu đời. Một con cá voi xám khác cũng được phát hiện ở ngoài khơi bờ biển Namibia vào năm 2013 trong khi con đầu tiên thì ở Nam bán cầu.

Cá voi xám
Cá voi xám

Cá nhà táng hay Cá voi tinh trùng

Cá voi tinh trùng hay cá nhà táng là loài cá voi có răng và cũng là một động vật ăn thịt to lớn nhất với cân nặng khoảng 31,25 tấn. Một con trưởng thành thường có chiều dài 52 feet (16m) nhưng nó cũng có thể đạt tới 67 feet (20m) với chiếc đầu dài bằng một phần ba kích thước của cơ thể. Nó có thể bơi sâu xuống tới 9,800 feet (3000 m) để săn mồi, và điều này khiến cho nó là động vật có vú lặn sâu nhất. Nó cũng có tiếng kêu to nhất với tần số gần 230 decibel. Đặc biệt, có thể sống được hơn 60 năm với một bộ não lớn hơn bất kỳ loài động vật nào và nặng hơn gấp 5 lần so với con người. Cá voi tinh trùng được phân bố rộng rãi và được bảo vệ bởi lệnh cấm đánh bắt cá voi vì đặc tính rất dễ bị tổn thương của chúng.

Cá nhà táng hay Cá voi tinh trùng
Cá nhà táng hay Cá voi tinh trùng

Gấu Kodiak

Gấu Kodiak, cũng gọi là gấu nâu Kodiak hoặc gấu xám Alaska hay gấu nâu Mỹ, sinh sống ở các đảo của quần đảo Kodiak ở tây nam Alaska. Tên của phân loài gấu này trong tiếng Alutiiq là Taquka-aq. Nó là phân loài lớn nhất của gấu nâu. Một con gấu Kodiak đực trung bình có chiều cao 3m và trọng lượng vào khoảng 680 đến 816 kg. Gấu Kodiak cái thì nhỏ hơn khoảng 20-30% so với gấu đực.


So với các loài khác trong cùng họ gấu, sự phong phú của thực phẩm làm cho gấu Kodiak nặng hơn nhiều loài gấu khác. Chúng ăn lá để ngủ đông trong mùa xuân khiến trọng lượng nó tăng khoảng 50% vào thời điểm này. Chúng không bao giờ săn bắt động vật khác và cũng sẽ không phải bảo vệ các loài khác do bị cô lập một mình ở hòn đảo này.

Gấu Kodiak
Gấu Kodiak

Cá sấu

Cá sấu là loài bò sát lớn nhất thế giới có thể được tìm thấy ở vùng nhiệt đới. Nó là một trong những loài động vật nguy hiểm nhất. Chiều dài của một con cá sấu trung bình từ 1,8m- 7,62 m và trọng lượng lên đến 1043kg. Cá sấu là loài có thể sống mà không cần ăn gì trong cả tháng trời, chúng sẽ sử dụng năng lượng từ cơ thể được lưu trữ dưới dạng chất béo.


Lợn, cá, bò sát hay chim và rùa là những món ăn béo bở với cá sấu. Với hàm răng mạnh mẽ của mình, cá sấu có đủ khả năng để xé nát con mồi lớn hơn. Hơn nữa, chúng cũng có khả năng phát hiện ra những sự lay động nhỏ trong nước và sử dụng để bắt con mồi lớn hơn.


Cá sấu là các loài bò sát lớn ưa thích môi trường nước, chúng sống trên một diện tích rộng của khu vực nhiệt đới của châu Phi, châu Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Đại Dương. Cá sấu có xu hướng sinh sống ở những vùng sông và hồ có nước chảy chậm, thức ăn của chúng khá đa dạng. Một số loài, chủ yếu là cá sấu cửa sông ở Úc và các đảo trên Thái Bình Dương, được biết là có khả năng bơi ra xa ngoài biển.

Cá sấu
Cá sấu

Cá đầu bò Bắc Đại Tây Dương

Cá voi đầu bò Bắc Đại Tây Dương cũng là một loài cá voi thuộc họ cá voi tấm sừng có cân nặng lên đến 55 tấn nhưng chúng dễ bị tấn công vì bản năng hiền lanh và các thói quen kiếm ăn ở những khu nước cạn. Loài cá voi này hiện đang là loài cá voi nguy cấp nhất trên thế giới khi chỉ còn khoảng 400 con ở phía Tây Bắc Đại Tây Dương và có khả năng lớn rằng chúng đã tuyệt chủng ở phía Đông. Chúng có chiều dài trung bình 43-52 feet (13-16m)

Cá đầu bò Bắc Đại Tây Dương
Cá đầu bò Bắc Đại Tây Dương

Voi Châu Phi

Voi châu Phi là một chi trong họ Elephantidae, là họ của các loài voi. Mặc dù nói chung người ta tin rằng chi này được Georges Cuvier đặt tên năm 1825, nhưng Cuvier gọi nó là Loxodonte. Một tác giả vô danh đã Latinh hóa tên gọi thành Loxodonta và ICZN công nhận tên gọi này là tên gọi chuẩn.


Voi châu Phi là động vật sống trên mặt đất lớn nhất thế giới, voi đực dài 6 – 7,5 m, chiều cao từ vai là 3,3 m, và nặng 6 tấn. Voi cái khá nhỏ, khoảng 5,4 – 6,9 m chiều dài, 2,7 m chiều cao từ vai, và nặng 3 tấn. Voi châu Phi trưởng thành nói chung không có kẻ thù tự nhiên do kích thước lớn của nó, nhưng những chú voi con dễ bị sư tử và cá sấu tấn công, và thỉnh thoảng cũng bị báo và linh cẩu tấn công. Voi châu Phi là loài vật có vú thông minh bậc nhất thế giới. Chúng có khả năng nhận biết hình ảnh phản chiếu, dạy con và đưa tang đồng loại.

Voi Châu Phi
Voi Châu Phi

Cá nhám voi - Cá mập voi

Cá nhám voi hay cá mập voi (danh pháp hai phần: Rhincodon typus) là một thành viên đặc biệt trong phân lớp Elasmobranchii (cá mập, cá đuối) của lớp Cá sụn (Chondrichthyes). Nó là loài cá mập lớn nhất và cũng là loài cá hiện còn sống có kích thước lớn nhất thế giới.


Cá nhám voi sinh sống trong các đại dương thuộc vùng nhiệt đới và ôn đới ấm của thế giới. Được coi là sống ngoài đại dương nhưng chúng cũng tụ tập lại theo mùa ở một vài khu vực ven bờ như dải đá ngầm Ningaloo ở khu vực miền tây Úc cũng như Pemba và Zanzibar ở khu vực ven bờ đại dương của Đông Phi. Khu vực phân bố của chúng giới hạn trong khoảng vĩ độ ±30 ° tính từ các khu vực này. Cá nhám voi chủ yếu sống cô độc và ít khi thấy chúng bơi thành đàn. Người ta tin rằng chúng sống di trú, nhưng các chuyên gia vẫn không rõ chúng có thể di cư xa bao nhiêu (có thể là di trú xuyên đại dương).


Chiều dài của cá nhám voi khoảng từ 9 -11 m, nặng từ 10-15 tấn. Chiều dài tối đa được kiểm chứng là 12,45 m, và khối lượng tối đa là 21,5 tấn. Những con số không chính thức có nơi ghi là 18 mét (59 ft). Với chiếc hàm mạnh mẽ, chúng có thể tiêu thụ số lượng lớn các thực phẩm dễ dàng tại cùng một thời điểm. Thức ăn của loài này là cua, các loài giáp xác hay động vật có xương sống.

Cá mập voi
Cá mập voi

Hà mã

Hà mã (danh pháp khoa học: Hippopotamus amphibius) là một loài động vật có vú ăn cỏ lớn sống ở châu Phi cận Sahara, và là một trong hai loài còn tồn tại của họ Hippopotamidae (loài còn lại là hà mã lùn.) Đây là một trong những loài thú có vú trên cạn lớn nhất và là động vật guốc chẵn nặng nhất còn lại, dù thấp hơn nhiều so với loài hươu cao cổ.


Đây là loài thú sống trên mặt đất lớn thứ ba trên Trái Đất và có nguồn gốc từ Nam Phi. Trọng lượng của mỗi con hà mã có thể lên đến 401 kg và chúng dành hầu hết thời gian trong nước để làm mát cơ thể nặng nề của mình. Cỏ và trái cây rụng là những thực phẩm chính của hà mã. Mỗi ngày, một con hà mã có thể tiêu thụ hơn 36kg cỏ, đặc biệt là thời gian ban đêm. Chúng có thể đi bộ được 6 dặm để tìm kiếm lượng thức ăn đủ cho cơ thể. Với hình dạng đặc biệt của bộ răng giúp hà mã tiêu thụ được một lượng lớn cỏ trong ngày.

Hà mã
Hà mã

Cá voi đầu bò Bắc Thái Bình Dương

Cá voi đầu bò Bắc Thái Bình Dương có cân nặng lên đến 60 tấn cùng chiều dài từ 49 đến 60 feet (15 - 18m), là một loài đang nguy cấp và cực kì quý hiếm. Ở các tiểu vùng phía Đông bắc Thái Bình Dương, số lượng cá voi đầu bò còn lại không quá 50 con, trong khi đó ở phía Tây chỉ còn dưới 100 con. Trước năm 1835 là sự khởi đầu của việc săn cá voi thương mại, có tới hơn 20.000 con cá voi sống ở Bắc Thái Bình Dương. Theo Trung tâm Sinh học Đa dạng, đây là loài cá voi nguy cấp nhất trên trái đất do các hoạt động phi pháp vẫn diễn ra liên tục khiến cho số lượng các voi ngày càng tụt giảm nghiêm trọng.

Cá voi đầu bò Bắc Thái Bình Dương
Cá voi đầu bò Bắc Thái Bình Dương

Cá voi đầu bò phương Nam

Cá voi đầu bò phương Nam nặng 58 tấn, không có vây lưng nhưng bù lại chúng có cái miệng với vòm khá dài, các khuẩn lạc ximua hay giận cá voi gây các vết chai màu trắng trên đầu chúng. Tinh hoàn của loài cá voi này có lẽ là lớn nhất so với bất kỳ con vật nào vì nó nặng tới 1.100 pound (khoảng 450kg) mỗi bên. Cá voi đầu bò phương Nam không thể vượt qua vùng nước ấm áp gần xích đạo vì lớp da cách điện ngăn cản chúng phân tán nhiệt phía bên trong cơ thể. Việc săn bắt loài cá này đã bị cấm kể từ năm 1937 nhưng các vụ săn bắt bất hợp pháp vẫn diễn ra sau đó nên hiện tại chúng đã được liệt vào danh sách các loài động vật sắp bị tuyệt chủng.

Cá voi đầu bò phương Nam
Cá voi đầu bò phương Nam

Bò tót châu Á

Bò tót hoặc minh, còn gọi là con gaur, là động vật thuộc bộ Guốc chẵn, họ Trâu bò có lông màu sẫm và kích thước lớn, sinh sống chủ yếu ở vùng đồi của Ấn Độ và Đông Nam Á. Chúng có thể sinh sống ở dạng hoang dã hay đã được con người thuần hóa. Nó còn có tên gọi khác là bò rừng Mã Lai hay bò rừng bizon Ấn Độ.


Bò tót châu Á là loài gia súc hoang dã lớn nhất có nguồn gốc từ Nam Á. Nó có chiều dài khoảng từ 2,5 đến 3,5 m cùng trọng lượng lên đến 1134 kg. Những con bò tót đực có một chiếc đầu lớn cùng sừng, kích thước lớn hơn 30% so với con cái. Chúng thường sinh sống ở những nơi xanh tốt, khu rừng hoặc phong phú về nguồn thực vật cùng nước. Thức ăn chủ yếu của loài này là các loại lá cây và cỏ. Chúng dành phần lớn thời gian trong ngày để ăn và có thể nhịn đói rất lâu nếu không có thực phẩm.

Bò tót châu Á
Bò tót châu Á

Cá voi lưng gù

Cá voi lưng gù nặng 29 tấn là một loài cá thuộc họ cá voi tấm sừng khác và một trong những loài cá voi lưng xám to lớn nhất với kích thước từ 39 đến 52 feet (khoảng 12m-16m) với phần vây ngực dài và chiếc đầu có gò lớn, những trò nhào lộn của chúng khiến những người quan sát cảm thấy vô cùng thích thú. Những con đực có một bài hát kéo dài 10 đến 20 phút và chúng được lặp lại trong thời gian dài. Cá voi lưng gù được tìm thấy khắp nơi trên thế giới, cá voi lưng gù di chuyển 16.000 dặm (khoảng 26.00 km) mỗi năm. Vào mùa đông, chúng sống nhờ vào lượng thức ăn được dự trữ từ trước.

Cá voi lưng gù
Cá voi lưng gù

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?