Top 10 Cuộc tuyệt chủng tự nhiên lớn nhất thế kỉ 20

Không chỉ có khủng long là loài vật mà ai cũng biết là đã biến mất khỏi hành tinh từ hàng ngàn năm trước, trong thập kỉ những năm 90 có khá nhiều loài cũng đã hoàn toàn tuyệt chủng do sự tàn sát và phá hoại thiên nhiên của chính con người. Hãy cùng TopList điểm danh những cuộc tuyệt chủng lớn nhất thế kỉ 20 nhé!

Báo Zanzibar

Năm 1932, mô tả đầu tiên của tiến sĩ Pocock cho rằng báo Zanzibar là một phân loài của báo hoa Panthera Pardus Adersi, nhưng sau đó 58 năm các nhà khoa học khác mới dựa vào phân tích di truyền và đưa quần thể chủng loài này vào danh sách các phân loài của báo châu Phi.
Cái tên Zanzibar bắt nguồn từ việc loài báo này sinh sống chủ yếu ở đảo Unguja thuộc quần đảo Zanzibar. Trong thế kỉ 20 người dân của vùng và các bộ lạc sống trên đảo cho rằng báo Zanzibar là loài vật có hại nên đã tìm cách tiêu diệt hoàn toàn chúng, nhiều cuộc xung đột đẫm máu xảy ra khiến số lượng báo bị sụt giảm nặng nề cho đến khi không còn bóng dáng một con nào trên đảo Zanzibar. Một chương trình bảo vệ sự tồn tại của loài báo trong những năm 1990 đã nỗ lực làm việc với hi vọng có thể kịp thời cứu vãn tình hình nhưng đã bị từ bỏ. Bởi hàng loạt các nhà khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu động vật hoang dã đã khẳng định rằng khả năng phục hồi trở lại và tồn tại bền vững lâu dài của báo Zanzibar vô cùng thấp. Đó là lí do mà chúng đã bị tuyệt chủng hoàn toàn trên trái đất.
Báo Zanzibar
Báo Zanzibar

Hổ Tasmania

Vì có ngoại hình khá giống chó sói mà hổ Tasmania còn được gọi là chó sói Tasmania. Chúng là loài thú ăn thịt có túi lớn nhất trong thời hiện đại, là động vật đặc trưng của vùng ôn đới Australia và Papua New Guinea từ rất lâu.
Trong những năm người châu Âu di cư hàng loạt sang Úc, họ sinh sống và làm việc, nuôi trồng trên nơi ở của loài hổ Tasmania. Sau đó với việc chúng tấn công cừu mà những con người ở đây đã dùng mọi cách để tiêu diệt chúng. Khoảng thời gian tàn sát đến tận 70 năm đã quá đủ để cả một chủng loài bị diệt vong, năm 1936 con hổ Tasmania còn sót lại duy nhất trên đời đã mất trong nỗ lực cứu chữa của cả thế giới.
Hổ Tasmania
Hổ Tasmania

Hổ Java

Hổ Java được phát hiện trên hòn đảo Java của đất nước Indonesia, là một phân loài quý hiếm của giống hổ nhiệt đới châu Á. Từ năm 1950 người ta đã nhận định cần phải tăng cường sự bảo vệ cho loài động vật này vì có nhiều người cho rằng chúng chỉ còn ít hơn 25 con trong tự nhiên, một con số báo động đỏ cho một loài sinh vật trên thế giới. Tuy nhiên đến những năm 1975 - 1980, nạn săn bắn tràn lan và sự tàn phá nặng nề các khu rừng của con người đã khiến con số ít ỏi đó lại sụt giảm.
Thế giới chấp nhận sự tuyệt chủng hoàn toàn của loài hổ Java khi mà con hổ cuối cùng được nhìn thấy từ năm 1979 và cho đến nay chưa có bất kì sự xuất hiện nào nữa.
Hổ Java
Hổ Java

Cóc vàng B. Periglenes

Là thành phần loài lưỡng cư quý hiếm và có số lượng ít nhất trong họ cóc, loài cóc vàng B. Periglenes sinh sống nhiều nhất tại một khu rừng nhiệt đới cố định có diện tích lên đến 30km2, thuộc thành phố Monteverde của Costa Rica. Vào năm 1966 những bản mô tả hình dạng loài cóc vàng đặc biệt này được soạn thảo bởi Jay Savage. Thỉnh thoảng các nhà khoa học nghiên cứu thực tế tại rừng vẫn bắt gặp những con vật như phát ra ánh sáng nấp trong các tàu lá.
Kể từ ngày 15/5/1989 cho đến nay chưa có một ghi nhận ở bất kì nơi nào trên hành tinh cho biết là có nhìn thấy loài cóc vàng B. Periglenes. Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế đã quyết định đưa loài vật này vào danh sách các chủng loại đã bị tuyệt chủng và không có giống nòi lưu lại trên thế giới. Sự mất mát có phần đột ngột trong khoảng thời gian tương đối ngắn với hiện tại gây ra nhiều kinh ngạc cho thế giới, nguyên nhân có thể là một phần do sự giảm sút chung của loài lưỡng cư khi dịch nấm xuất hiện.
Cóc vàng B. Periglenes
Cóc vàng B. Periglenes

Cá cát Tecopa Cyprinodontidae

So với các sự tuyệt chủng được dự đoán ở trên thì loài cá cát Tecopa Cyprinodontidae được xếp vào phân loài đã hoàn toàn biến mất trên thế giới. Mặc dù cá cát là loài có khả năng sinh sôi và sống sót ở nhiệt độ cao của vùng suối nước nóng thuộc sa mạc Mojave của California, trở thành chủng loài đặc hữu của vùng này. Tuy nhiên trong khoảng những năm 1970, sự xâm nhập quá đà của các loài di cư đến khiến môi trường sống của cá cát Tecopa Cyprinodontidae bị đe dọa nghiêm trọng, thậm chí buộc chúng phải thay đổi nơi sống để chuyển đến những môi trường có độ thích nghi hạn hẹp quá nhiều. Kể từ đó loài cá cát xinh đẹp này hoàn toàn mất đi trong hệ sinh thái thế giới.
Cá cát Tecopa Cyprinodontidae
Cá cát Tecopa Cyprinodontidae

Vẹt Macaw

Loài vẹt Macaw có nguồn gốc ở vùng biển Caribbean, sau đó di cư sang Mexico, Nam Mỹ, Trung Mỹ. Chúng sống chủ yếu trong các khu rừng rậm nhiệt đới nhưng cũng có một số cá thể thích sống ở thảo nguyên.
Số lượng loài vẹt đuôi dài trên toàn thế giới đang ở trong mức báo động đỏ với 6 loài đã tuyệt chủng hoàn toàn, và gần nhất là loài Spix Macaw cũng đã không còn dấu vết trên thế giới. Nguyên nhân chủ yếu của sự ra đi đáng tiếc của loài vẹt đuôi dài xinh đẹp này là nạn phá rừng và săn bắt trái phép ở mức độ vô cùng nhanh.
Hai bộ phim hoạt hình RIO nổi tiếng chính là sự tưởng nhớ những vũ công hoang dã này. Nhiều người sau khi xem xong đã bày tỏ không ít sự tiếc nuối đối với loài vẹt Macaw các loại.
Vẹt Macaw
Vẹt Macaw

Bướm Madeiran

Là loài bướm trắng có kích thước lớn đặc trưng ở vùng Madeiran, bướm Madeiran trong giai đoạn trưởng thành có thể đạt đến kích thước 55 - 65 milimet, con số khá lớn đối với các kích thước trung bình của loài bướm trên thế giới. Hai đôi cánh của chúng có màu trắng tinh với vài nốt sạm đen lan nhẹ ở phần trước cánh, chúng hầu như chỉ sinh sống ở những khu rừng trồng nhiều cây nguyệt quế.
Năm 1977, người ta tìm được dấu vết của chúng tại một khu rừng ôn đới và đó cũng là tiêu bản duy nhất được tìm thấy cho đến nay - thời điểm mà chưa có người nào còn tìm được một con bướm trắng nốt đen nào như thế nữa. Bướm Madeiran được ghi vào danh sách những loài bướm cực hiếm trên thế giới hoặc có khả năng là nó đã bị tuyệt chủng. Nguyên nhân được dự đoán là do trong những năm 1950, khắp các khu rừng nguyệt quế ở vùng Madeira có sự xâm nhập của một loại virus lây nhiễm, có khả năng phân hủy tế bào đến chết hàng loạt động vật rừng.
Bướm Madeiran
Bướm Madeiran

Tê giác đen Tây Phi

Trong các loài tê giác sống ở châu Phi, chủng loài của tê giác đen Tây Phi là quý hiếm nhất và có số lượng ban đầu khá ít ỏi. Chúng sống chủ yếu ở những vùng savan thấp phía Tây châu Phi, nơi có những bãi cỏ khô bạt ngàn nhưng không có nhiều loài động vật bậc thấp trong chuỗi thức ăn sinh sống, nhưng lại thu hút một lượng lớn những người săn tê giác trái phép. Nạn săn trộm bùng nổ ở cuối thế kỉ 20 là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng của số lượng tê giác đen Tây Phi vốn đã ít ỏi này.
Cuối cùng sau bao nhiêu năm tìm kiếm và hi vọng có thể khôi phục lại, năm 2011 Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế chấp nhận tuyên bố sự tuyệt chủng hoàn toàn của loài tê giác đen Tây Phi trên cả trái đất.
Tê giác đen Tây Phi
Tê giác đen Tây Phi

Dê Pyrenean

Người Tây Ban Nha gọi dê Pyrenean là Bucardo, một trong số 4 loài dê rừng Iberia đặc hữu tại bán đảo Iberia. Tuy nhiên dê Pyrenean lại được tìm thấy phổ biến hơn ở dãy núi Cantabrica, phía Bắc dãy núi Pyrenees và vùng tự nhiên miền Nam nước Pháp. Trong thế kỉ 19 và những năm đầu thế kỉ 20, loài dê này thậm chí còn được nhân lên số lượng vô cùng lớn, trở thành loài động vật phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Vậy nhưng kể từ rất sớm những năm 1930 người ta đã không còn được nhìn thấy bất kì một con dê Pyrenean nào trên thế giới nữa. Nguyên nhân lớn nhất vẫn là sự săn bắt tràn lan nhằm phục vụ chiến tranh và cuộc sống của con người.
Dê Pyrenean
Dê Pyrenean

Chim bồ câu viễn khách

Chim bồ câu viễn khách là loài bồ câu rừng sinh sống chủ yếu ở các cánh rừng Bắc Mỹ, tập trung thành đàn với số lượng vô cùng lớn, khi đông nhất có thể lên đến 2 tỷ con. Vào mỗi mùa di cư chúng lại rất đặc biệt khi di cư theo đàn số lượng lớn như vậy, trở thành một màn đen trên bầu trời trải dài 500km, bao phủ khắp một khu vực rộng 1,6km.
Tuy nhiên số lượng chim bồ câu viễn khách vẫn sụt giảm nghiêm trọng vì nhiều mối đe dọa như bị các loài động vật khác ăn thịt, sự thay đổi nhiệt độ, thay đổi khí hậu... trong đó mối đe dọa nguy hại nhất chính là con người. Vào cuối thế kỉ 19 khi số lượng người di cư đến Bắc Mỹ tăng vọt, hàng tỷ con chim bồ câu lại bị sụt giảm xuống vô cùng đáng kể do nạn săn bắt lấy thịt và phá rừng của con người.
Ngày 1/9/1914 chú chim bồ câu viễn khách cuối cùng tên là Martha vốn vẫn được nuôi dưỡng tại vườn thú Cincinnati nước Mỹ qua đời. Chính thức xác nhận sự tuyệt chủng hoàn toàn của loài chim bồ câu viễn khách.
Chim bồ câu viễn khách
Chim bồ câu viễn khách

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?