Nếu là người nội trợ, hàng ngày bạn sẽ luôn phải đối mặt với các bữa ăn và luôn phải suy nghĩ để tìm cách chế biến các món ăn sao cho nhiều dinh dưỡng. Vậy bạn đã bao giờ tự hỏi, trong những loại thực phẩm dùng để chế biến, những loại thực phẩm nào giàu chất dinh dưỡng nhất? Chúng tôi sẽ tổng hợp giúp bạn tổng hợp 10 loại rau, củ, quả giàu chất dinh dưỡng nhất.
Rau diếp
Rau diếp cung cấp một nguồn vi chất tuyệt vời có chứa các vi khoáng quan trọng như: sắt, mangan, đồng, canxi, magiê và kali. Kali được biết đến với vai trò quan trọng trong việc ổn định huyết áp trong tầm kiểm soát đồng thời cải thiện sức khoẻ của tim bằng cách điều chỉnh sự cân bằng của chất dịch trong cơ thể. Canxi trong rau diếp giúp tăng cường sức khoẻ cho răng và xương. Đồng và sắt tham gia vào quá trình sản xuất các tế bào hồng cầu trong cơ thể. Bên cạnh đó, rau diếp còn cải thiện chức năng sinh sản, ngăn ngừa bệnh loãng xương, tăng cường chất sắt trong cơ thể.
Ngoài ra, công dụng của rau diếp cá là làm tan sỏi, đẩy sỏi ở những người bị sỏi thận rất hiệu quả, đặc biệt là khi sỏi còn nhỏ. Vì thế mà loai rau này được xem là một bài thuốc giúp điều trị sỏi thận. Bên cạnh đó, rau diếp cá là thực phẩm chữa bệnh trĩ khá hiệu quả.
Cải xanh
Cải xanh còn gọi là cải canh, cải b hay cải cay. Nếu ăn cải xanh hàng ngày, bạn có thể ngăn ngừa được bệnh ung thư bàng quang, là một trong số những căn bệnh ung thư hiện nay đang gặp rất nhiều. Rau cải xanh chứa hàm lượng chất xơ lớn và chất nhầy. Chất nhầy sẽ hỗ trợ nhu động ruột, giúp cho việc tiêu hóa được tốt hơn. Chất xơ giúp bạn ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, cải xanh còn có tác dụng phòng chống ung thư bàng quang, tốt cho tim mạch, chống lão hoá da, phòng ngừa bệnh gout hiệu quả.
Một điều cần lưu ý khi chế biến cải xanh, do nó chứa nhiều vitamin C nên khi nấu bạn cần phải đậy kín vung và khi sôi chín tới thì bắc ra ngay, không hủy hoại nguồn vitamin C phong phú. Ngoài ra, ăn nhiều rau cải xanh còn giúp đẹp da và ngăn ngừa lão hóa sớm.
Súp lơ
Súp lơ không chỉ là loại thực phẩm ngon, dễ ăn, mà nó còn giàu chất dinh dưỡng và vitamin. Súp lơ có chứa nhiều chất xơ, giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Ăn súp lơ có tác dụng giảm viêm khớp, ngăn ngừa viêm loét dạ dày, chống lão hoá, ngừa ung thư, tốt cho sức khoẻ tim mạch, giúp giảm cân, giảm huyết áp và tăng cường khả năng miễn dịch. Nhiều nghiên cứu cho thấy súp lơ có chứa hàm lượng chất phytochemical cao cùng các vitamin thiết yếu, carotenoid, chất xơ, đường hòa tan, khoáng chất và các hợp chất phenolic, súp lơ và các loại rau họ cải là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tự nhiên tuyệt vời.
Trong thực tế, súp lơ và các loại rau họ cải rất giàu hợp chất phenolic. Đây là một loại hợp chất chống oxy hóa, kháng viêm, kháng ung thư… giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, tim mạch, tình trạng viêm mạn tính và một số bệnh liên quan đến tình trạng thoái hóa.
Rau chân vịt (rau bina hay cải bó xôi)
Trong rau chân vịt chứa nhiều vitamin quan trọng với cơ thể như: vitamin A, K, D, E và rất nhiều các khoảng chất thiết yếu. Ngoài ra, rau chân vịt còn là nguồn cung cấp dồi dào các loại axit béo thực vật omega 3. Rau chân vịt chứa rất nhiều vitamin A, C, folate và magie, là một loại thực phẩm thân thiện với trái tim vì có ít calo.
Theo Đông y, rau chân vịt tính ngọt, mát, không độc có tính năng bồi bổ ngũ tạng, thanh nhiệt trường vị, giải độc rượu, chữa quáng gà, làm mắt sáng và đẩy nhanh sự phát dục bình thường của trẻ em. Ngoài ra, rau chân vịt còn có tác dụng phòng chống các chứng lở môi, lưỡi, miệng và các chứng viêm khác như viêm bao tinh hoàn, trĩ, lở loét ở bệnh đái tháo đường.
Cà rốt
Mỗi 100 gam của cà rốt có chứa từ 1,35 - 1,75 miligam chất carotin. Ngoài ra, trong cà rốt còn có các loại vitamin B, vitamin C, chất béo, Carbohydrate, chất sắt, pectin,...Cà rốt có tác dụng bổ sung dưỡng chất, chống suy nhược cơ thể và rối loạn sinh trưởng, bổ sung chất khoáng, ngừa sâu răng, còi xương, trị thiếu máu, tiêu chảy ở trẻ em và người lớn.
Ngoài ra, cà rốt chứa lượng natri vừa đủ để duy trì huyết áp ở mức hợp lý trong cơ thể. Đối với những người tiêu thụ cà rốt thường xuyên, huyết áp của họ sẽ luôn ở trong tình trạng ổn định và trong tầm kiểm soát. Vitamin A trong cà rốt giúp làn da luôn mịn màng, sáng đẹp. Nếu thiếu hụt vitamin A, da và tóc sẽ bị khô quá mức. Cà rốt cũng giúp giảm hình thành nếp nhăn trên khuôn mặt.
Chưa hết, cà rốt chứa lượng lớn chất xơ hòa tan, chủ yếu là pectin, giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Do giàu carotenoid, cà rốt có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim. Ngoài ra, alpha-carotene và lutein được tìm thấy trong cà rốt cũng bảo vệ trái tim luôn khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả.
Ớt ngọt (ớt chuông)
Ớt ngọt (ớt chuông hay ớt Đà Lạt) được xếp vào một trong những loại rau quả chứa nhiều chất xơ nhất. Chính vì vậy, ớt ngọt có thể dùng như một loại thực phẩm để tăng cường chất xơ cho cơ thể mà không có nguy cơ làm dư thừa lượng calo hấp thụ vào cơ thể. Tuy nhiên, do chứa nhiều chất xơ nên ớt ngọt không thích hợp với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm hoặc mắc các chứng bệnh về đường ruột.
Theo Đông y, ớt ngọt có tính nóng, vị nồng, có tác dụng tán hàn, tiêu thực, kiện vị, trị đau bụng do lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, kiết lỵ,.. Trong các loại ớt ngọt có chứa một lượng sắt dồi dào, giúp cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt của cơ thể. Bên cạnh đó, chúng cung cấp đến 300% lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày. Vitamin C vừa là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, vừa giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt ở ruột. Bạn có thể ăn ớt chuông sống như một loại trái cây để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Kết hợp với các loại thực phẩm giàu chất sắt khác như các loại thịt đỏ, gan, rau bó xôi để đảm bảo cho cơ thể đầy đủ sắt, tránh nguy cơ bị thiếu máu.
Bí đỏ (bí ngô)
Bí đỏ (bí ngô) rất giàu hàm lượng sắt, muối khoáng, vitamin C, K và các chất hữu cơ. Bí đỏ rất tốt cho xương và mắt. Trong bí đỏ chứa nhiều hàm lượng carotene giúp duy trì thể lực, giúp mắt phát triển. trong bí đỏ còn chứa nhiều chất sắt, magie, đồng, mangan, photpho, crom và nhiều vi chất khác giúp xương phát triển. Không những vậy, bí đỏ còn giúp cho não bộ phát triển tốt, tăng cường miễn dịch cho cơ thể, giúp hệ thống miễn dịch trở nên khoẻ mạnh.
Bí đỏ chứa các chất dinh dưỡng có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Bí đỏ chứa hàm lượng beta-carotene cao, chất này được chuyển hóa trong cơ thể thành vitamin A. Vitamin A có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn và giúp chống lại nhiễm trùng. Ngược lại, những người bị thiếu vitamin A có thể có hệ thống miễn dịch yếu hơn.
Rau ngót
Theo Đông y, rau ngót có tính mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), có vị ngọt. Rau ngót có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hoạt huyết, bổ huyết, cầm huyết, tăng tiết nước bọt, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ, có nhiều tác dụng chữa bệnh. Ăn rau ngót có tác dụng thanh nhiệt, trị táo bón và đổ mồ hôi trộm ở trẻ em, chữa tưa lưỡi, đái dầm,...
Rau ngót có hàm lượng vitamin A, vitamin C cao hơn hẳn so với bưởi, chanh, cam... Đây là thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất collagen, vận chuyển chất béo, điều chỉnh nồng độ cholesterol và miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C trong cơ thể là yếu tố cần thiết để vết thương mau lành và chống não hóa giúp cải thiện chức năng não. Vitamin A là cần thiết cho tăng trưởng, quá trình nhìn của mắt, chống nhiễm khuẩn và duy trì làn da khỏe mạnh.
Lấy 30g rau ngót và 30g bầu đất, 1 quả bầu dục lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn. Đây không chỉ là món canh ngon và bổ dưỡng mà nó còn có tác dụng kích thích ăn uống với những trẻ chán ăn. Đặc biệt, canh rau ngót nấu với thịt lợn nạc hoặc giò sống… không chỉ tốt cho trẻ em mà còn rất tốt cho cả người lớn, bởi nó là một vị thuốc bổ, giúp tăng cường sức khoẻ cho người mới ốm dậy, người già yếu hoặc phụ nữ sau khi sinh nở.
Khoai lang
Khoai lang có vị ngọt nhưng không làm tăng đường huyết hay tăng cân. Lượng đường tự nhiên trong khoai lang sẽ từ từ thẩm thấu vào máu, giúp cân bằng nguồn năng lượng cho cơ thể. Khoa lang là loại thực phẩm giàu protein. Protein trong khoai lang rất đặc biệt, nó có khả năng ức chế ung thư ruột kết và trực tràng ở người. Khoa lang là nguồn cung cấp vitamin B6, vitamin D và vitamin C dồi dào, giúp ngăn ngừa bệnh cảm lạnh và virut cúm. Trong khoai lang còn chứa nhiều vi chất sắt, magie, kali,...
Khoai lang có lượng magie cao, một khoáng chất quan trọng để cơ thể hoạt động tốt. Ngoài ra, magie còn có một công dụng tuyệt vời là giúp giảm lo lắng và căng thẳng. Người bị thiếu magie có liên quan mật thiết đến nguy cơ rơi vào căng thẳng, trầm cảm và lo lắng cao hơn. Do đó, việc ăn khoai lang có thể giúp bổ sung lượng magie, hỗ trợ điều trị trầm cảm và các hành vi liên quan đến lo lắng.
Bắp cải
Bắp cải là một loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin, nhất là là vitamin K. Hàm lượng vitamin K trong một bắp cải tím được nấu chín có thể được cơ thể bạn hấp thu cao gấp 10 lần so với những bữa ăn hàng ngày thông thường. Vitamin K rất có lợi cho sự ngưng kết của tiểu cầu máu. Theo Đông y, bắp cải có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng hòa huyết, thanh nhiệt, thanh phế, giả độc, lợi tiểu, mát dạ dày. Bắp cải giúp chống suy nhược thần kinh, giảm đau nhức và phòng chống các bệnh tim mạch, ung thư và nhiều loại bệnh khác.
Bắp cải và các loại rau họ cải khác chứa một lượng lớn vitamin C và E, giúp sản xuất collagen, hợp chất giữ cho da luôn đàn hồi và không có nếp nhăn. Ngoài ra, vitamin A và D còn giúp bảo vệ da, mang lại cho bạn làn da trẻ trung, căng bóng và sáng mịn.