Top 12 Món đồ trang trí Noel không nên thiếu trên cây Thông Giáng sinh

Chỉ còn ít ngày nữa là tới Noel. Bạn đã chuẩn bị những gì để trang hoàng căn nhà và cây Thông. Bạn có từng nghĩ vì sao mình lại treo những món đồ xinh xắn đó lên trang trí và ý nghĩa của nó là gì? Mình cùng nhau chia sẻ về truyền thuyết xung quanh những vật không thể thiếu trong lễ Giáng sinh như: Ngôi sao vàng, bông Trạng Nguyên đỏ, Quả chuông bạc, cây Kẹo sọc trắng sọc đỏ, vòng hoa được kết từ cành nguyệt quế điểm những quả thông già màu nâu, những chiếc lá tầm gửi xanh biếc,...

Quả cầu - quả châu

Quả cầu hay còn gọi là quả châu tròn tròn xinh xinh với họa tiết hình cánh/ lá thông thường được treo cùng bông tuyết không thể thiếu trên cây thông Noel.


Theo truyền thuyết, các bà mẹ tin rằng quả cầu này sẽ mang lại sức mạng + sự lạc quan để những đứa trẻ lớn lên thông minh và cứng cáp hơn sau những vấp ngã.

Quả cầu - quả châu
Quả cầu - quả châu
Quả cầu - quả châu
Quả cầu - quả châu

Chiếc tất Giáng Sinh

Đêm Noel, trẻ em thường treo những chiếc tất ở cuối giường chờ ông già Noel đến tặng quà. Tại sao lại thế nhỉ?

- Có truyền thuyết kể lại, một nhà quý tộc đã phung phí tất cả của cải tài sản của mình sau khi vợ mất. Ông trở nên nghèo túng và phải sống khốn khổ.


Vào thời đó, để gả con gái, cha mẹ phải cung cấp của hồi môn cho người chồng tương lai. Nhà quý tộc này thậm chí còn không đủ tiền để gả con gái mình. Thánh Nicholas quyết định bí mật giúp đỡ bằng cách thả ba túi tiền vàng xuống ống khói nhà họ. Túi này lọt vào những đôi tất mà cô gái đã treo để phơi bên cạnh lò sưởi. Sáng hôm sau, cô gái rất đỗi vui mừng khi nhìn thấy số tiền để họ có thể kết hôn và sống hạnh phúc mãi về sau.


- Và có: Chuyện kể rằng lúc còn sống thánh Nikolaus (ông già Noel) vì thương tình ba cô con gái đến tuổi lập gia đình nhưng không chàng trai nào ngấp nghé vì gia đình của họ quá nghèo. Vào một đêm mùa đông, ngài Nikolaus đã ném 3 đồng tiền vàng vào ống khói nhà các cô gái, vô tình chúng rớt vào các đôi bít tất mà họ hong bên lò sưởi. Từ đó có tục trẻ em treo bít tất để được nhận quà của ông già Noel.

Chiếc tất Giáng Sinh
Chiếc tất Giáng Sinh
Chiếc tất Giáng Sinh
Chiếc tất Giáng Sinh

Thiệp Giáng Sinh

Vào thời cổ Ai Cập và La Mã, người ta có thói quen gửi lời chúc mừng đầu năm khắc trên những mảnh gỗ. Đến năm 1843, tại Anh quốc, Sir Henry Cole, vì quá bận bịu trong công việc làm ăn không thể viết thư được nhân mùa Giáng Sinh và muốn giúp phát triển hệ thống Bưu điện nên đã in một số thiệp gửi đến các đồng sự của ông. Lần ấy, đã có hàng ngàn tấm thiệp được in và bán với giá một "shilling".


Từ đó những tấm thiệp được mang trang trí cả trên những cây Thông Giáng Sinh như một thông điệp của những người thân yêu gửi tới nhau.

Thiệp Giáng Sinh
Thiệp Giáng Sinh
Thiệp Giáng Sinh
Thiệp Giáng Sinh

Cây tầm gửi và cây ô rô

Hai trăm năm trước khi Chúa Giê su ra đời, người ngoại đạo dùng cây tầm gửi để kỉ niệm ngày Mùa Ðông đến. Họ thường hái loại cây kí gửi này và dùng nó để trang trí cho ngôi nhà của mình. Họ tin tưởng rằng loại cây này có một khả năng chữa trị đặc biệt đối với mọi loại bệnh tật từ bệnh vô sinh của phụ nữ cho đến ngộ độc thức ăn.


Những người dân ở bán đảo Xcăngđinavi cũng coi cây tầm gửi là biểu tượng của hoà bình và sự hòa thuận. Họ còn đồng nhất hình tượng cây tầm gửi với nữ thần tình yêu của họ là thần Frigga. Phong tục hôn nhau dưới bóng cây tầm gửi hẳn là xuất phát từ niềm tin này.


Lúc đầu nhà thờ cấm sử dụng cây tầm gửi trong lễ Giáng Sinh vì nguồn gốc ngoại đạo của nó. Thay vì sử dụng tầm gửi, các cha đạo đề nghị dùng cây ô rô làm loại cây dùng cho Lễ Giáng Sinh.

Cây tầm gửi và cây ô rô
Cây tầm gửi và cây ô rô
Cây tầm gửi và cây ô rô
Cây tầm gửi và cây ô rô

Nến Giáng Sinh

Có nhiều truyền thuyết kể về những cây nến đêm Giáng Sinh. Nhiều người cho rằng Martin Luther là người đầu tiên có sáng kiến thắp nhiều cây nến trên các cành cây thông mùa Giáng Sinh. Khi trở về nhà vào một đêm mùa đông gần lễ Giáng Sinh, ông đã sững sờ trước vẻ đẹp của ánh sáng từ các ngôi sao chiếu rọi trên cành cây thông nhỏ trước cửa nhà mình. Ông tái hiện lại cảnh tượng này bằng cách gắn các cây nến lên cành của cây thông Noel trong nhà để tượng trưng cho Ngôi Sao trên làng Bê-lem.


Có một huyền thoại khác kể rằng một bé trai nọ bị đi lạc đêm Giáng Sinh nhưng nhờ ánh đèn nến nơi cửa sổ phòng mẹ, đã tìm được lối về đến nhà.


Lại có một truyền thuyết khác kể rằng thánh Maria và Giu-se đêm Chúa Giáng Sinh đã tìm ra nơi trú ngụ nhờ lần theo ánh đèn hắt ra từ cửa nhỏ một cái chuồng bò lừa.

Nến Giáng Sinh
Nến Giáng Sinh
Nến Giáng Sinh
Nến Giáng Sinh

Chuông Thánh Đường

Trong vài nền văn hóa Á Châu, tiếng chuông được dùng báo hiệu cho quần chúng biết một biến cố hoan hỉ hay một sự kiện buồn não vừa xảy đến. Sau khi Chúa hài đồng giáng sinh, tục lệ này được truyền đến cho những quốc gia Tây phương để rung lên chào mừng Chúa Cứu thế xuống trần. Tại đất nước Tây Ban Nha, các chuông nhà thờ ngân vang vào lúc nửa đêm báo hiệu Chúa ra đời.


Vậy nên trên cây Thông Giáng Sinh chúng ta thường treo rất nhiều những quả chuông nhỏ để mỗi lúc cây đung đưa, bản nhạc vui mừng đó lại khẽ réo rắt ngân.

Chuông Thánh Đường
Chuông Thánh Đường
Chuông Thánh Đường
Chuông Thánh Đường

Ông già Noel

Truyền thuyết về ông già Noel (Santa Claus) được bắt đầu bởi một vị Thánh có tên là Nicholas. Ông thường cải trang để đem quà đến cho các em nhỏ nghèo khó.


Nhắc tới Santa Claus, người ta nghĩ ngay tới xe trượt tuyết và những con tuần lộc cùng ông đi chu du khắp thế giới để phát quà cho những trẻ em ngoan. Hình ảnh ông già Noel thể hiện ý nghĩa chính của Lễ Giáng Sinh: đem tình yêu đến cho mọi người.

Ông già Noel
Ông già Noel
Ông già Noel
Ông già Noel

Kẹo hình chiếc gậy

Vào những năm 1800, một người làm kẹo ở Ấn Độ muốn biểu đạt ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh qua một biểu tượng được làm bằng kẹo. Ông bắt đầu thực hiện ý tưởng của mình bằng cách uốn cong một trong những thỏi kẹo của mình thành hình một chiếc gậy kẹo. Qua cây gậy kẹo của mình, ông đã kết hợp những biểu tượng thể hiện tình yêu và sự hi sinh của Chúa Giê su. Màu trắng biểu hiện cho sự trong trắng và vô tội của chúa Giê su.


Sau đó, ba sọc nhỏ tượng trưng cho những đau đớn mà Ðức Chúa đã phải chịu trước khi ngài chết trên cây thập ác. Ba sọc đó còn biểu hiện ba ngôi thiêng liêng của Chúa (sự hợp nhất của Cha, Con và Thánh thần). Ông thêm vào một sọc đậm để tượng trưng cho máu mà Chúa đã đổ cho loài người. Khi nhìn vào cái móc của cây gậy, ta thấy nó giống hệt cây gậy của người chăn cừu vì chúa Giê su chính là người chăn dắt con người. Nếu bạn lật ngược cây gậy, nó sẽ trở thành chữ J tượng trưng cho chữ cái đầu tiên của tên chúa Giê su (Jesus). Nhờ có người thợ làm kẹo đó mà mọi người đều biết được lễ Giáng Sinh nói về điều gì.

Kẹo hình chiếc gậy
Kẹo hình chiếc gậy
Kẹo hình chiếc gậy
Kẹo hình chiếc gậy

Cây trạng nguyên (Poinsettias)

Cây trạng nguyên được đặt theo tên của Joel Poinsett đại sứ đầu tiên của Mĩ ở Mê-hi-cô người đã có công mang loại cây này về nước Mỹ vào năm 1882.


Quê hương của cây trạng nguyên là ở Mê-hi-cô. Vào thế kỉ 18, người Mê-hi-cô coi cây trạng nguyên là biểu tượng của ngôi sao ở Bethelem. Theo truyền thuyết cho rằng có một bé trai không có quà dâng lên Chúa Hài Đồng nên em đã mang đến máng cỏ một chùm lá cây. Các bạn em cười chế nhạo em, nhưng khi em đặt những nhánh lá dưới chân Chúa Hài Đồng thì những cành lá đó biến thành những bông hoa đỏ rực rỡ rất đẹp.


Màu đỏ của niềm tin hy vọng, rực rỡ ấm áp giữa vùng tuyết trắng mênh mông, buốt giá.

Cây trạng nguyên (Poinsettias)
Cây trạng nguyên (Poinsettias)
Cây trạng nguyên (Poinsettias)
Cây trạng nguyên (Poinsettias)

Quả sồi

Theo truyền thuyết, các vị đạo sĩ đã được một vị Thánh cho biết rằng cây sồi không phải là cây Thánh. Họ quyết định đốn cây sồi và khi cây sồi ngã tới đâu thì mọi vật dưới đó đều bị đè bẹp. Chỉ riêng một cây thông nhỏ là còn sót lại. Nên mọi người quyết định dùng cây thông làm cây tượng trưng cho Chúa Jesus và những quả sồi được sử dụng làm vật trang trí.


Người ta bảo rằng tuy cây sồi không phải là cây Thánh nhưng từ một hạt mầm sồi nhỏ bé có thể trở thành một cây sồi cứng cáp và to lớn -> những khởi đầu tuy nhỏ bé và khiêm tốn nhưng có thể đạt được những thành quả vĩ đại.

Quả sồi
Quả sồi
Quả sồi
Quả sồi

Ngôi sao Bethlehem

Bạn có để ý rằng một trong những hình tượng được trang trí nhiều nhất trong mùa Giáng sinh là các ngôi sao không? Ngôi sao được đặt trên ngọn cây thông Noel, trên đỉnh Nhà thờ với các chùm đèn hoa tỏa xuống như ban phước lành cho mọi người và mùa Giáng sinh cũng còn được gọi là “mùa sao sáng”. Đó chính là biểu tượng của ngôi sao Giáng sinh, hay còn gọi là ngôi sao Bethlehem. Ngôi sao trong truyền thuyết đã dẫn đường cho 3 vị Vua tới được đúng nơi Đức Chúa Trời Giêsu được hạ sinh.


Ngoài vị trí trang trọng trên đỉnh cây Thông Noel với 2 màu chủ đạo Vàng tươi hoặc Bạc. Ngôi sao 5 cánh thường xuất hiện rưc rỡ đủ màu sắc trong mùa Giáng sinh. Một ngôi sao to lớn được treo ở chỗ cao nhất của tháp chuông nhà thờ. Từ đó căng giấy ra bốn phía, có nhiều ngôi sao nhỏ, treo đèn lồng và kết hoa rất đẹp mắt.


Ngôi sao trong lễ Giáng sinh có ý nghĩa đặc biệt, theo tương truyền lúc Chúa vừa chào đời thì xuất hiện một ngôi sao rực rỡ. Ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm còn nhìn thấy. Từ các vùng phía đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran và Syria, có 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp phép lạ. Từ đó, 3 vị tìm theo sự dẫn đường của ánh sáng để đến được thành Bethelem nơi Chúa đã ra đời. Ba vị thân quỳ trước mặt Chúa, dâng lên Chúa các vật phẩm trầm hương và vàng bạc châu báu.


Qua truyền thuyết đó hình thành lễ 3 Vua và Ngôi sao trở thành biểu tượng ý nghĩa trong mùa Giáng sinh và được treo chỗ sang trọng nhất ở các giáo đường, cơ sở tôn giáo trong đêm Giáng sinh để nhớ đến sự tích trên và ngôi sao còn tượng trưng cho phép lạ của Thượng đế.

Ngôi sao Bethlehem
Ngôi sao Bethlehem
Ngôi sao Bethlehem
Ngôi sao Bethlehem

Vòng hoa nguyệt quế

Truyền thuyết thế kỷ XIII kể rằng, thánh St. Boniface người Đức đã đốn một cây sồi - biểu tượng của ngoại giáo - và từ chỗ đó mọc lên một cây thường xuân. Thánh tuyên bố thường xuân là biểu tượng hân hoan của người Công giáo về cuộc sống đời đời vì loài cây này xanh tươi quanh năm.


Và vào mỗi mùa Giáng Sinh, người người lại cùng nhau hái và kết vòng hoa nguyệt quế cùng với những quả Thông già, lá tầm gửi, ... như một biểu tượng về sự sống bất diệt. Để trang trí cho căn nhà và cây Thông Giáng Sinh.


Ngoài ra, kể từ thời cổ đại, vòng hoa đã được sử dụng như là biểu tượng của quyền lực và sức mạnh. Ở Rome và Hy Lạp, các vị vua và hoàng đế thường đeo vòng hoa như vương miện bởi vì họ thường kết nối vòng nguyệt quế với thần Mặt trời Apollo và coi vương miện như vật tượng trưng cho quyền lực.


Chiếc vòng đội đầu chuyển thành vòng treo cửa như thế nào, đến nay vẫn chưa biết chính xác. Tuy nhiên người ta tin rằng, có một vận động viên đã cài vòng nguyệt quế của mình lên cửa như một vật kỷ niệm chiến thắng.

Vòng hoa nguyệt quế
Vòng hoa nguyệt quế
Vòng hoa nguyệt quế
Vòng hoa nguyệt quế

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?