Top 10 Bài hát hay nhất viết về Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ trung, sôi động với nhịp sống hiện đại… TPHCM hiện nay (Sài Gòn trước đây) đã trải qua bao nhiêu thay đổi, nhưng nhịp sống trẻ đầy nhiệt huyết vẫn chẳng hề đổi thay, luôn năng động và hội nhập nhanh chóng với những cái mới khiến bất kì ai đến đây cũng không thể chối từ được “cuốn theo” nhịp sống ấy. Hãy cùng TopList khám phá các ca khúc ấn tượng nhất về thành phố mang tên Người nhé.

Sài Gòn Yếu Đuối Biết Dựa Vào Ai

Cũng như bao vùng đất khác, để chinh phục được Sài Gòn, những con người nơi đây cũng trăn trở với cơm áo gạo tiền, cái thứ mà làm con người ta dễ gục ngã trong quá trình sinh tồn. Những lúc đó yếu đuối lắm, đặc biệt là những dấu chân tha hương, biết dựa vào ai.


Có một ca khúc như thế, Sài Gòn Yếu Đuối Biết Dựa Vào Ai! Một ca khúc xoay quanh những trắc trở của người Sài Gòn được thể hiện rất rõ trong MV. Ca khúc như thay lời muốn của gần 9,000,000 con người đang loay hoay giữa bộn bề cuộc sống này. Sài Gòn dễ sống mà cũng lắm bão tố! Một ca khúc thú vị với góc nhìn đầy tâm tư của những người trẻ đang đi tìm thành công và đi tìm chính mình.


Bên cạnh đó thì hoàn cảnh ra đời của bài hát rất thú vị. Trao đổi với tác giả Huỳnh Quốc Huy thì đơn giản là trong một buổi chiều …hết tiền!!! Anh đã xách xe chạy vòng quanh Sài Gòn, nhìn cuộc sống diễn ra xung quanh mình với bao số phận khác nhau và nhìn lại chính con đường với bao vấp ngã của chính mình, anh đã viết ra ca khúc này.

Sài Gòn Yếu Đuối Biết Dựa Vào Ai
Sài Gòn Yếu Đuối Biết Dựa Vào Ai
Sài Gòn Yếu Đuối Biết Dựa Vào Ai

Sài Gòn đẹp lắm

Ca khúc “Sài Gòn đẹp lắm” được nhạc sĩ Y Vân sáng tác và cho in ấn lần đầu tiên vào tháng 8 năm 1965. Ca khúc được viết với giai điệu “cha cha cha” rộn ràng như chính nhịp sống của Sài Gòn, âm thể trưởng vui tươi, âm điệu dễ nghe dễ hát dễ nhớ đã làm bài hát trở thành biểu tượng của thành phố. Tên chính thức của bài hát đúng ra mang tên là “Sài Gòn” nhưng có lẽ câu hát cuối của bài hát quá ấn tượng như những lời ca thán ngưỡng mộ của bất kỳ ai khi ghé qua vùng đất Sài Gòn nên dần dần mọi người quen gọi ca khúc bất hủ này với một cái tên thân thương hơn đó là “Sài Gòn đẹp lắm!”.


Có lẽ nguồn cảm hứng của nhạc sĩ Y Vân khi sáng tác ca khúc “Sài Gòn đẹp lắm” đó chính là khi ông ở bờ sông Sài Gòn ngắm nhìn một Sài Gòn nhuộm màu “nắng chiều”, mọi người hối hả, diện “áo dài thấp thoáng” ở khắp nơi, khung cảnh Sài Gòn cứ nhộn nhịp, tấp nập “nối chân nhau” bước đi.


Khung cảnh Sài Gòn xô bồ thật đấy, có phức tạp thật đấy, nhưng nếu nhìn một cách tích cực, cảm nhận một cách cởi mở hơn thì mảnh đất này chứa bao điều đáng yêu, thân thương mà khi chúng ta chịu mở lòng để cảm nhận hơn nữa, thì bỗng nhiên Sài Gòn từ mảnh đất lạ bỗng hóa thân thương thật nhiều. Nếu như ai đó chưa biết lý giải tình yêu của mình, chưa cảm nhận được vẻ đẹp, điều tự hào với Sài Gòn, hãy thử một lần dừng chân trên bến Bạch Đằng, để cảm nhận ca từ mà nhạc sĩ Y Vân đã dành tặng Hòn ngọc Viễn đông: “Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi, Sài gòn ơi!


Sài Gòn không thơ mộng, lãng mạn như những vùng đất khác nhưng nó lại đem đến cho ta nhiều suy nghĩ. Một thành phố trẻ năng động và nhộn nhịp. Cuộc sống tất bật và lo toan đã khiến cho con người cảm thấy mỏi mệt đôi khi chỉ muốn thoát khỏi thật nhanh cái ồn ào và bụi bặm của thành phố đông đúc, chật hẹp hiện tại. Nhưng vẫn biết rằng đằng sau tất cả những đối lập ấy là tình yêu bền vững, thuỷ chung với thành phố.

Sài Gòn đẹp lắm
Sài Gòn đẹp lắm
Sài Gòn đẹp lắm

Em còn nhớ hay em đã quên

Em còn nhớ hay em đã quên được chọn làm nhan đề cho một tuyển tập 50 tình khúc Trịnh Công Sơn do NXB Trẻ – TP.HCM ấn hành tháng 4.1991. Khi in xong, một số được chuyển ra giới thiệu tại Hà Nội, lúc ấy Thái Bá Vân đang nằm trên giường bệnh đã nhận được một cuốn từ tay nhạc sĩ Văn Cao đưa tặng và đã nhận xét: “hơi nhạc có ma lực xa xăm, sâu kín của Trịnh Công Sơn trước sau là một, chưa bao giờ nó có hạn hẹp, chia lìa, một hơi nhạc đằm thắm và siêu hình, như phấp phỏng hoang vắng về những nỗi đau con người trước ý nghĩa của cuộc đời và hy vọng. Nhưng tài năng của anh lại làm ta an tâm, rằng cái thế giới bàng hoàng thao thức kia không có cách nào khác để bày tỏ ngoài cách của nghệ thuật. Bởi thế mà cả nghệ thuật và chúng ta đều có thể biết ơn anh” (tháng 6.1991).


Riêng bài Em còn nhớ hay em đã quên, Thái Bá Vân kể: “Tôi được nghe chính Trịnh Công Sơn hát tại một gia đình Sài Gòn đã lâu (có lẽ đó là mùa hè 1982) quanh nhiều khuôn mặt một thời tăm tiếng. Ví dụ bà thi nhân Mộng Tuyết – vợ cố thi sĩ Đông Hồ, nhà thơ già Bàng Bá Lân và bữa cơm là do đôi bàn tay văn hiến Hà Nội của bà Vũ Hoàng Chương điều khiển, hôm ấy có một người phản ứng bài hát của Sơn khá mạnh… Trịnh Công Sơn vẫn hiền hậu mỉm cười, không đáp và bấm đàn hát tiếp: Em ra đi nơi này vẫn thế… Thành phố vẫn có những giấc mơ, vẫn sống thiết tha, vẫn lấp lánh hoa trên con đường đi… Em còn nhớ hay em đã quên. Một lần nữa tôi thấy ngọn nến lung linh xanh ngát trong mọi ca khúc của anh, dịu dàng hắt lên khuôn mặt quê hương thứ ánh sáng ám ảnh, huyền thoại, như trên hội họa của một Georges de la Tour (1593-1652), mà mãi đầu thế kỷ 20 người ta mới nhận ra”.


Buổi họp mặt trên không ai biết bài ấy Trịnh Công Sơn đã chép tặng Dao Ánh (đang ở Mỹ) và sáu tháng sau ngày phát hành tuyển tập Em còn nhớ hay em đã quên, Trịnh Công Sơn có thư gửi Dao Ánh, với đoạn viết về diện mạo của đường phố Sài Gòn cách đây 20 năm và tự phác họa đôi nét về ông ngày đó.

Em còn nhớ hay em đã quên
Em còn nhớ hay em đã quên
Em còn nhớ hay em đã quên

Góc phố dịu dàng

Sài Gòn không chỉ có những con đường lớn, rộng, đẹp, thẳng tắp mà còn có cả những góc phố, những con đường nhỏ, rất đỗi thân quen, gắn bó với những kỷ niệm riêng tư của tình yêu học trò. Đó là nơi những cô bé, cậu bé vẫn thường chờ nhau sau giờ tan trường, hẹn hò cùng ăn một ly chè kem, dành dụm tiền để mua cho nhau một đóa hoa ven đường. Mối tình thơ trong trẻo, ngọt ngào đi qua mau, để mỗi khi bất chợt đi qua góc phố cũ, thấy phố vẫn giản dị thân thương như thế, người ta không khỏi ngậm ngùi.


Kỷ niệm ùa về với hàng me ấy, quán nhỏ thân quen, lối mòn xưa từng sánh bước bên nhau nhưng người xưa không còn trở lại. Những câu chuyện vu vơ, không đầu không cuối ấy cứ diễn ra và con phố nhỏ là kẻ chứng nhân tất cả. Là sáng tác đầu tay của nhạc sĩ Trần Minh Phi, Góc phố dịu dàng là ca khúc vừa rộn rã, tươi vui, vừa lưu luyến chất chứa bao hồi ức thương nhớ.

Góc phố dịu dàng
Góc phố dịu dàng
Góc phố dịu dàng

Sài Gòn cafe sữa đá

Có người không thích cà phê bởi vị đắng ở đầu lưỡi, nhưng cũng có người thong thả hớp từng ngụm, từ từ cảm nhận cái ngọt thơm lan tỏa ở vòm họng rồi thành ghiền. “Sài Gòn cà phê sữa đá. Vẫn mãi như thế ai uống hay chưa? Sài Gòn hàng cây ghế đá. Vẫn cứ như thế khi nắng khi mưa” (lời bài hát Sài Gòn cafe sữa đá, sáng tác: Hà Okio). Và cứ thế, ly cà phê sữa đá hay tách cà phê sớm mai bên vỉa hè… trở thành một “di sản” trong nếp sinh hoạt của người thành phố.


Cà phê có thể thưởng thức ở bất kỳ đâu trên đất nước hình chữ S. Còn ở thành phố này, người ta ngỏ lời mời “đi cà phê nha” để bắt đầu cho vô vàn câu chuyện khác nhau. Có lẽ vì thế mà Sài Gòn cafe sữa đá của Hà Okio (2012) trở thành một trong những bài hát hay về Sài Gòn vì đánh trúng vào cái "hồn cốt" nhất.


"Cho tôi một ly cafe cafe sữa đá, cho tôi ngồi bên hàng cây tán lá, cho tôi được nhìn con đường xa xa, dòng người dòng đời ngày ngày trôi qua. Cho tôi dừng chân ở nơi quán xá bên đường... Sài Gòn cafe sữa đá, vẫn mãi như thế ai uống hay chưa?".


Một nhà báo nhận xét rằng giai điệu của bài hát này vang lên lanh canh tươi vui như tiếng vọng của chiếc muỗng khuấy vào ly cà phê sữa đá. Cà phê sữa đá đã trở thành "đặc sản" mang vị ngọt ngào quyến rũ của riêng Sài Gòn, trở thành nỗi nhớ đậm đà cho những ai đã một lần đến với thành phố phương Nam này.

Sài Gòn cafe sữa đá
Sài Gòn cafe sữa đá
Sài Gòn cafe sữa đá

Thành phố mười mùa hoa

Đây là ca khúc được nhạc sĩ Phạm Tuyên phổ nhạc từ thơ của tác giả Lệ Bình. Với giai điệu vui tươi, dễ nhớ dễ thuộc, cái tên “thành phố mười mùa hoa” đã trở thành một biệt danh thân thương cho Sài Gòn. Ca khúc khắc họa nên chân dung của một thành phố với thiên nhiên luôn vận động, sinh sôi, phát triển với “10 mùa hoa”, “10 mùa thay lá”, “10 mùa đậu quả”, với “én chao liệng” và “ngọt ngào tiếng chim ca”.


"Thành phố mười mùa hoa, cây mười mùa thay lá
Hoa mười mùa đậu quả, ngọt ngào tiếng chim ca
Thành phố mười mùa hoa, én mười mùa chao liệng
Cánh mai vàng xao xuyến trong bình minh tiếng ca
Rạo rực những vần thơ, rạo rực từng nốt nhạc
Thành phố mang tên Bác, thành phố mười mùa hoa.

Thành phố mười mùa hoa, Xuân về từng góc phố
Những nụ cười rạng rỡ, rộn ràng lúc tan ca
Thành phố mười mùa hoa, sáng mười mùa xây dựng
Vẫn kiên cường dáng đứng cho ngày mai hát ca
Rạo rực những vần thơ, rạo rực từng nốt nhạc
Thành phố mang tên Bác, thành phố mười mùa hoa..."


Ở thành phố ấy, con người luôn hào hứng lao động, cống hiến hết mình để hướng tới tương lai tươi sáng hơn. Khắp nơi là “những nụ cười rạng rỡ, rộn ràng lúc tan ca” và những vần thơ, nốt nhạc được sáng tạo để ca ngợi cuộc sống mới.

Thành phố mười mùa hoa
Thành phố mười mùa hoa
Thành phố mười mùa hoa

Sài Gòn, anh yêu em

Hà Anh Tuấn là ca sĩ khởi nghiệp âm nhạc ở Hà Nội, là người tình của Đà Lạt và là người Sài Gòn. Ca sĩ từng chia sẻ anh cảm động khi xem một tấm hình chụp người phụ nữ khắc khổ làm nghề buôn phế liệu ở Sài Gòn góp nhiều tờ tiền lẻ cho tiệm cơm miễn phí dành cho người nghèo.


Từ ấy, Hà Anh Tuấn nghĩ rằng âm nhạc của mình phải bắt đầu từ những điều thiện lành như thế, và đó là định nghĩa của anh về sự giàu có, hạnh phúc. Ca sĩ từng hát ca khúc Sài Gòn, anh yêu em như một cách để anh thể hiện tình yêu dành cho thành phố đã cho anh rất nhiều cảm hứng.


Trong sáng tác của nhạc sĩ Đức Trí - cũng là một người con của thành phố, thành phố hiện ra bình dị, thân thương vô cùng, với nắng ấm đầu ngày, phố chợ đông vui, góc quán thân quen:


“Ta chào tia nắng mai, chào con phố quen, người xe vẫn đông/ Cà phê buổi sáng thật vui, khu phố thật vui/ Phi thật nhanh, lướt qua thật nhanh phố chợ loanh loanh/ Đâu đây người đi với nhau, cười vui với nhau, cà kê với nhau…


Tôi như muốn hát lên câu hát/ Sài Gòn, tôi yêu, con phố thân quen, có bao người tôi mến yêu lần nào đi xa cũng luôn nhớ/ Sài Gòn, của tôi, có quán thân quen những đêm về khuya, dắt nhau lượn vài con phố, ngồi ca hát…”.

Sài Gòn, anh yêu em
Sài Gòn, anh yêu em
Sài Gòn, anh yêu em

Thành phố tình yêu và nỗi nhớ

Tháng 3-1976 hàng vạn thanh niên thành phố, trong màu áo xanh Thanh niên xung phong như những cánh chim bay tỏa về những vùng đất còn đầy dẫy bom mìn, để khai hoang, làm thủy lợi xây dựng nên những vùng quê mới.


Cùng ra đi trong đội ngũ này, từ những phút giây bất chợt nhớ về thành phố và cảm nhận là “nỗi nhớ” chung của nhiều bạn trẻ mà anh muốn cùng chia sẻ. Nguyễn Nhật Ánh đã viết Thành phố tình yêu và nỗi nhớ: “Có tự bao giờ, hàng me xanh ngát, mà nay đứng đó, cho em làm thơ… Con đường ta qua, đến nay trăm tuổi, em qua bao buổi, em lại nghìn lần, mà sao bối rối, khi cầm tay nhau…”.


Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn đọc được bài thơ này, giữa lúc nhiều thanh niên từ thành phố ra đi, đang ngày đêm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trên biên giới Tây Nam. Ý thơ không chỉ gợi lại trong anh về những năm tháng ở rừng, cùng với nỗi mong chờ một ngày được về thành phố mà còn khiến anh thấm thía hơn “nỗi nhớ” của những người con thành phố đi xa. Chính từ điều này đã cho anh những xúc cảm để phổ gần như hoàn chỉnh bài thơ với một giai điệu dạt dào mong nhớ.


Thành phố tình yêu và nỗi nhớ qua giọng hát Cẩm Vân, đã khiến không ít người xao xuyến, khi có lần đi xa thành phố bất chợt nghe lại giai điệu quen thuộc này.

Thành phố tình yêu và nỗi nhớ
Thành phố tình yêu và nỗi nhớ
Thành phố tình yêu và nỗi nhớ

Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh

Sức sống kỳ diệu của bài hát ấy thật khó có thể lý giải một cách trọn vẹn. Đó là một ca khúc mà giá trị nghệ thuật chỉ có đánh giá vào hàng xuất sắc, đẹp cả ca từ lẫn giai điệu, long lanh cả nhạc lẫn lời, vượt không gian TP.HCM đến với cả thế giới, vượt thời gian chào mừng Sài Gòn giải phóng đến sau 45 năm hòa bình và giai điệu ấy còn sống mãi với thời gian.


“Mùa xuân này về trên quê ta…”, những câu hát đầu tiên của bài hát được ra đời cùng với những bước chân thần tốc của đoàn quân giải phóng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân 1975. Nhạc sĩ Xuân Hồng đã ấp ủ và viết bài hát ấy trên hành trình “tiến về Sài Gòn”. Bài hát được hoàn thiện sau khi nhạc sĩ cùng đồng đội về nhận công tác tại thành phố Sài Gòn và được sống trong niềm vui cả nước “rợp bóng cờ bay”, sống trong cảm giác hạnh phúc đến nghẹn ngào “vui sao nước mắt lại trào”!


Bài hát ấy đã nhanh chóng được đón nhận và phổ biến trên các kênh phát thanh và truyền hình, trong các buổi văn nghệ của những đoàn nghệ thuật chính quy đến các đội văn nghệ địa phương, ban, ngành trong không khí chào mừng Sài Gòn giải phóng, chào mừng đất nước thống nhất.


Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh là bức tranh hiện thực của một giai đoạn rực rỡ trong lịch sử: Đại thắng mùa Xuân năm 1975. Bài hát là cảm xúc mãnh liệt mà vô cùng chân thành của từng con người và của cả dân tộc về chiến thắng vĩ đại: chiến thắng biến mùa xuân thực sự là “thiên anh hùng ca ngàn năm sáng chói, lưu danh đến muôn đời”.

Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh
Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh
Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố trẻ

Khi nói về TP. Hồ Chính Minh, người ta thường nghĩ ngay đến những hình ảnh tấp nập, năng động như thể ở đây cuộc sống luôn luôn nhộn nhịp và không bao giờ ngưng nghỉ. Đó là hình ảnh của một thành phố trẻ.


Nhạc sĩ Trần Tiến tâm sự: Sài Gòn đã thay đổi con người tôi, cho tôi nhiều cảm xúc, viết được nhiều bài hát. Thành Phố Trẻ, Giai Điệu Tổ Quốc, Vết Chân Tròn Trên Cát... đều được sáng tác tại thành phố này. Tôi muốn nói lời cảm ơn thành phố này, là nơi tôi sống và thấy hạnh phúc. Hà Nội là quê hương của tôi, mỗi lần trở lại đều có cảm giác như gặp lại người tình xưa vậy. Trên thế giới sống ở nơi nào cũng vậy. Cơ bản là nơi đó, bạn có tình yêu không, có người thân yêu không? Tôi tự thấy mình có thể như một đại diện cho những người đã đến và yêu mảnh đất này, một thành phố trẻ, với những con người phóng khoáng và hồn nhiên. Từ thành phố ngàn năm đến một thành phố 300 năm.


Thành phố trẻ được viết khoảng năm 1981, đây là giai đoạn mà rất nhiều chàng trai cô gái từ thành phố đang nô nức đi xây dựng vùng kinh tế mới. Nhạc sĩ Trần Tiến sáng tác ca khúc này rất ngẫu hứng khi được mời lên sân khấu trong một buổi giao lưu dùng những nhịp điệu rock để nhấn mạnh niềm lạc quan của đất nước. Bài hát này ngẫu hứng tới mức ngay trên sân khấu Trần Tiến chỉ hát “Thành phố tôi rất trẻ, bạn có nghe họ hát bằng trái tim rất trẻ” rồi hôm sau ông mới về viết tiếp bài hát.


Thành phố Hồ Chí Minh trong Thành phố trẻ là một thành phố rộn rã, tươi vui, đầy sức sống; là một thành phố được chiếu qua lăng kính của những người dân lao động bình thường: cô gái trẻ, anh công nhân và người lính. Sau những giây phút làm việc mệt nhọc, họ trở về nhà, trân trọng nâng niu những hạnh phúc giản dị thường ngày. Niềm vui của họ chân thành, không ồn ào.


Thành phố trẻ với ca từ gần gũi, chân thực, phóng khoáng như chính những con người đang sống trong thành phố này: Cô gái ngồi chải tóc “nghĩ gì vui thế, mà cười một mình”; anh công nhân “dầu máy đầy tay”, “lưng trần gió bể”, “nhìn người vợ hiền”; người lính trẻ “nhớ người bạn gái, ngồi đàn một mình”. Lắng nghe nhạc phẩm của Trần Tiến, khán giả thấy bóng dáng của một thành phố trẻ đang vươn mình lên cao. Ở đó, người ta mải sống, mải cống hiến và mải yêu thương...

Thành phố trẻ
Thành phố trẻ
Thành phố trẻ

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?