Top 5 Nhóm thực phẩm cực kỳ quan trọng trong 3 tháng đầu thai kỳ mà mẹ bầu cần biết

Ba tháng đầu tiên của thai kỳ là giai đoạn rất quan trọng. Giai đoạn này ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi sau này. Mẹ bầu cần lưu ý nhiều vấn đề trong cuộc sống như chế độ ăn uống, cân bằng dinh dưỡng, chăm sóc sắc đẹp lẫn sức khỏe. Và dưới đây là nhóm thực phẩm cực kỳ quan trọng trong 3 tháng đầu thai kỳ mà mẹ bầu cần biết mà toplist muốn gửi đến bạn.

Thực phẩm giàu protein

Protein rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển nhanh của mô bào thai. Không chỉ vậy, protein còn giúp tăng trưởng mô vú và tử cung trong thai kỳ, tăng cường sản sinh máu, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Vì vậy, mẹ bầu nên chú ý ăn nhiều hơn các thực phẩm giàu protein trong cả 3 bữa ăn.


Vai trò của Protein: Protein hay còn gọi là chất đạm có vai trò trong việc hình thành kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể của thai phụ chống lại bệnh tật, tái tạo tế bào. Bên cạnh đó, chất đạm còn giúp vận chuyển ôxy trong máu đến các cơ quan, cũng như sự hình thành và thay thế các mô mới trong cơ thể giúp cơ thể mẹ bầu có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.


Hàm lượng cần cung cấp mỗi ngày: Trong giai đoạn này, thai phụ cần khoảng 85 - 90g protein/ngày, cao hơn bình thường 10-15g/ngày;

Những thực phẩm giàu prorein: Có rất nhiều loại thực phẩm nguồn động vật và thực phẩm giàu đạm như thịt gia cầm các loại, trứng, cá, ngũ cốc, lúa mạch, các loại đậu, các chế phẩm từ sữa như: sữa công thức, sữa chua, phô mai…

Thực phẩm giàu protein
Thực phẩm giàu protein
Thực phẩm giàu protein
Thực phẩm giàu protein

Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

Phụ nữ mang thai có nhu cầu về dinh dưỡng và năng lượng cao hơn so với người bình thường. Vitamin và khoáng chất là các thành phần thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai. Vitamin và khoáng chất là những dưỡng chất vô cùng quan trọng, cần thiết cho cơ thể. Các vitamin và khoáng chất có vai trò không kém phần quan trọng, không những cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mà còn giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng táo bón, rạn da, sạm da, các bệnh về mắt như quáng gà do thiếu vitamin A rất thường gặp trong thời kỳ mang thai.


Những thực phẩm giàu vitamin: Vitamin có nhiều trong các loại rau xanh và trái cây, mẹ bầu nên bổ sung trong các bữa ăn hàng ngày như súp lơ, bắp cải, cải bó xôi, cam quýt, táo, bưởi, nho, xoài…


Hàm lượng cần cung cấp: Mỗi ngày chị em cần bổ sung cho cơ thể với mức tối thiểu là 300gr để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.


Lưu ý: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong giai đoạn này mẹ bầu không cần bổ sung thêm quá nhiều năng lượng, chỉ cần cung cấp thêm từ 200 – 300 calo mỗi ngày là đủ, thời kỳ này chị em chỉ cần tăng thêm 1 – 2,5kg là tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé bởi thai nhi lúc này vẫn còn quá nhỏ nên mẹ bầu chưa cần phải tăng nhiều cân, nếu không dễ dẫn đến tình trạng dư thừa dinh dưỡng gây béo phì.

Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

Thực phẩm giàu axit folic

Axit folic hay folate có tên bắt nguồn từ từ “foliage”, có nghĩa là “lá”, ám chỉ các loại rau xanh chứa nhiều vitamin. Do vậy, trong thai kỳ, bạn hãy cố gắng bổ sung thật nhiều rau xanh mỗi bữa ăn càng nhiều càng tốt. Điều này không những ngăn ngừa táo bón khi mang thai thường gặp ở mẹ bầu mà còn cung cấp một lượng lớn axit folic cho cơ thể nữa đấy.


Axit folic là vitamin B9, loại dưỡng chất này dưỡng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bào thai, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai nhi. Ở thời kỳ này thiếu axit folic dễ gây dị tật ống thần kinh, thai vô sọ, hở đốt sống, tăng nguy cơ dị tật tim, sứt môi, hở hàm ếch,…Ngoài ra axit folic còn có tác dụng ngăn chặn sự xuất hiện của các tế bào gây ung thư.


Theo các chuyên gia sản khoa cho biết, trường hợp phụ nữa trước khi có ý định mang thai nên thực hiện bổ sung axit folic mỗi ngày với hàm lượng cần thiết khoảng 400 mcg acid folic trước đó từ 3-4 tháng. Còn khi đã mang bầu trong suốt thời kỳ thai nghén, thì cần bổ sung với mức khoảng 400 – 600mcg axit folic mỗi ngày. Tùy theo hiện trạng sức khỏe của thai phụ khi đi khám sức khỏe sẽ được bác sĩ cho đơn thuốc uống bổ sung axit folic nhưng tốt nhất là các mẹ bầu nên tự bổ sung bằng cách ăn trực tiếp các loại thực phẩm giàu axit folic sẽ giúp cơ thể dễ hấp thu nhất.

Axit folic là dạng folate tổng hợp, được tìm thấy trong thực phẩm. Một số thực phẩm có hàm lượng folate cao như măng tây, rau xanh, các loại đậu, quả chanh, chuối, dưa vàng, nước ép cà chua, nước cam và gan bò. Ngoài ra, axit folic cũng được thêm vào một số thực phẩm nhất định như bánh mì, bột mì, ngũ cốc lạnh và các loại bánh quy giòn. Vì vậy, bạn nên bổ sung thêm axit folic trong khẩu phần ăn hàng ngày để đạt được đầy đủ dưỡng chất cần thiết nhé.
Thực phẩm giàu axit folic
Thực phẩm giàu axit folic
Thực phẩm giàu axit folic
Thực phẩm giàu axit folic

Thực phẩm giàu canxi

Canxi được xem là một trong những khoáng chất quan trọng cho mẹ bầu suốt thai kỳ bởi nó không chỉ cần thiết cho sự phát triển xương và hàm răng của thai nhi mà còn là nhân tố không thể thiếu trong việc duy trì sự ổn định nhịp tim và khả năng đông máu của thai nhi. Canxi cũng giúp cho việc điều hòa co cơ và dẫn truyền của thần kinh.

Bổ sung canxi là việc ưu tiên hàng đầu và cần được tiến hành ngay từ khi mẹ mang thai và một chế độ ăn uống dinh dưỡng, hợp lý sẽ giúp mẹ bầu bổ sung đủ lượng canxi cần thiết mỗi ngày, giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh. Ngoài vi lượng sắt thì canxi cũng là vi chất quan trọng trong quá trình hình thành và làm chắc hệ răng, hệ xương cho cả mẹ và thai nhi. Thai phụ bị thiếu canxi sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, chuột rút nhiều về đêm, thậm chí bị tụt canxi huyết. Thai nhi bị thiếu canxi dễ bị dị tật về xương, thấp lùn, chậm lớn hoặc còi xương bẩm sinh.


Có rất nhiều thực phẩm giàu canxi để mẹ bầu chọn lựa dungd với sở thích ăn uống trong việc bổ sung canxi trong suốt thai kỳ như: sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại hải sản như cua đồng, tôm, cá, trứng… Canxi cũng có nhiều từ nguồn thực vật như vừng, cà rốt…

Ở 3 tháng đầu của thai kì, nhu cầu canxi cần bổ sung cho mẹ bầu là 800 – 1000mg. Hàm lượng này có sự thay đổi trong các giai đoạn tiếp theo khi thai nhi lớn dần, hàm lượng canxi cần bổ sung sẽ tăng dần. Việc bổ sung canxi vẫn duy trì cho đến khi sinh nở và nuôi con bằng sữa mẹ, lúc này chị em vẫn cần bổ sung 1500 mg canxi mỗi ngày.
Thực phẩm giàu canxi
Thực phẩm giàu canxi
Thực phẩm giàu canxi
Thực phẩm giàu canxi

Thực phẩm giàu sắt

Việc duy trì huyết sắc tố hemoglobin trong giới hạn sinh lý rất quan trọng với phụ nữ mang thai. Trong đó, điều kiện tiên quyết là một thực đơn đáp ứng yêu cầu cung cấp đầy đủ năng lượng phù hợp với từng giai đoạn thai kỳ. Đồng thời mẹ bầu nên tập trung nhiều vào các nguồn thực phẩm giàu chất sắt. Sắt là thành phần quan trọng của máu và cũng là khoáng chất vô cùng quan trọng trong sự hình thành và phát triển não bộ thai nhi, thực hiện vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng để nuôi bào thai. Ngoài ra, sắt cũng góp phần cấu tạo nên enzym trong hệ miễn dịch nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.


Khi mẹ bầu bị thiếu sắt sảy thai dễ xảy ra trong tam cá nguyệt đầu hay thai lưu hoặc vỡ ối sớm, nhau bong non, sinh non trong tam cá nguyệt cuối. Đồng thời, giai đoạn thai kì cũng phải đối diện với nguy cơ cao bị tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật – sản giật, nhiễm trùng ối, ối vỡ sớm; giai đoạn chuyển dạ dễ bị chuyển dạ kéo dài, băng huyết sau sanh, nhiễm trùng hậu sản. Khi trẻ chào đời, bà mẹ có thể bị thiếu sữa nuôi con, dễ suy kiệt... Đối với bào thai, tình trạng suy thai trường diễn do suy dinh dưỡng thường gặp. Trẻ sinh ra hay bị nhẹ cân, sinh non tháng, vàng da sau sinh, thời gian điều trị dưỡng nhi kéo dài. Bên cạnh đó, con của những bà mẹ thiếu máu trong thai kỳ sẽ bị tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cao hơn trẻ khác về sau này.


Hàm lượng cần bổ sung trong ngày: Mỗi ngày chị em mang bầu cần được bổ sung 40-60mg sắt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cách tốt nhất để bổ sung sắt chính là con đường ăn uống vì sắt hữu cơ ở trong thực phẩm sẽ được cơ thể hấp thụ tốt hơn cả đồng thời dễ tiêu hóa. Ngoài việc bổ sung viên sắt qua thực phẩm thì các mẹ bầu cần uống đủ sắt theo đơn thuốc của bác sĩ. Đặc biệt là những phụ nữ bị ốm nghén nhiều hay bị nôn chớ, khó ăn.


Những thực phẩm giàu sắt: Mẹ bầu nên thường xuyên bổ sung những thực phẩm giàu sắt trong khẩu phần ăn như thịt bò, ngũ cốc nguyên cám, cải bó xôi, rau rền đỏ…Sắt rất quan trọng với cả thai phụ và thai nhi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bà bầu trong khi mang thai và khi sinh. Nguy cơ băng huyết, sản giật, nhiễm trùng hậu sản cao, vô cùng nguy hiểm. Để biết rõ mình có thiếu sắt hay không, khi khám thai, bạn thực hiện xét nghiệm Ferritin đặc biệt khi phụ nữ mang thai có những biểu hiện như: cơ thể bị mệt mỏi; người ốm yếu xanh xao; thường xuyên bị nhức đầu chóng mặt. Bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để được tư vấn kỹ về tình trạng sức khỏe và thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết.

Thực phẩm giàu sắt
Thực phẩm giàu sắt
Thực phẩm giàu sắt
Thực phẩm giàu sắt

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?