Chế Lan Viên là một trong những nhà thơ, nhà văn hiện đại nổi tiếng Việt Nam. Thơ ông mang nhiều sắc thái và cảm xúc khác nhau, gây ấn tượng cho người đọc cho đến ngày hôm nay. Ông là nhà thơ luôn có sự tìm tòi, khám phá và sáng tạo. Ông luôn biết kế thừa, phát huy những tinh hoa của nền văn chương và nhân loại để mang lại cho tác phẩm của mình một vẻ đẹp riêng. Ông có sự nhận thức sâu sắc về chức năng của văn chương và sứ mệnh thiêng liêng của người nghệ sĩ đối với cuộc sống. Chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại những tác phẩm hay nhất của Chế Lan Viên.
Chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều đã một lần được nghe, được đọc, được suy ngẫm và rưng rưng xúc động về bài thơ “Người đi tìm hình của Nước” của nhà thơ Chế Lan Viên. Có thể nói, mỗi vần thơ cất lên như chứa đựng bao nỗi niềm của tình cảm, sự tự hào, hãnh diện, kính trọng và biết ơn công lao trời bể của nhà thơ nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hành trình suốt cuộc đời phấn đấu vì một lý tưởng cao đẹp, đó là ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Bài thơ được sáng tác năm 1960 và là một trong những bài thơ rất hay viết về Bác của nhà thơ.được viết trong tập thơ Ánh sáng và phù sa. Xuyên suốt bài thơ là hành trình của một người yêu nước, từ lúc con tàu La Touche Treville đưa Người vượt cả một chặng dài lênh đênh trên sóng bể cho đến lúc Người tìm thấy “Hình của Đảng lồng trong hình của Nước” và trở về với Tổ quốc yêu thương. Đây là bài thơ xuất sắc của ông viết về Bác, từ đó cho thấy thơ Chế Lan Viên mang tầm cao mới, thể hiện tiếng nói của dân tộc và thời đại.
Tập thơ Điêu tàn được Chế Lan Viên sáng tác vào mùa thu năm 1937, là một trong những tập thơ rất nổi tiếng của ông, giúp ông trở thành một trong những hiện tượng của phong trào Thơ mới. Tập thơ đã thể hiện cái tôi trữ tình của nhà thơ, đó là cái tôi cô đơn, cái tôi ưu phiền đau khổ, cái tôi ngập trong sự điên loạn và sự bế tắc, tuyệt vọng tột độ. Tập thơ còn mang lại cho người đọc một giá trị nghệ thuật thâm thúy. Đó chính là chất suy tưởng, trí tuệ. Không gian nghệ thuật của tập thơ xuất hiện khung cảnh tươi đẹp thì ít mà khung cảnh máu - xương thì nhiều, ở đó còn có cả không gian vũ trụ bao la nữa. Tập thơ đã phản ánh một thế giới nghệ thuật riêng biệt của Chế Lan Viên, nơi đó có cả màu xanh, màu trắng và màu đen nữa. Những bài thơ tiêu biểu trong tập thơ như Trên đường về, Nắng mai, Xương khô và rất nhiều bài thơ khác. Cho đến nay, tập thơ vẫn còn còn giữ được những dấu ấn trong nền thơ ca Việt Nam.
Ba tập Di cảo thơ của nhà thơ của nhà thơ đã được người bạn đời của ông góp nhặt lại và tuyển chọn được nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành vào các năm 1992, 1993, 1996. Di cảo được hiểu ở đây có nghĩa là những bài lúc còn sống, nhà thơ chưa đưa in. Di cảo thơ chỉ là sự bổ sung, chỉ nói trước những điều trước ông tự dừng lại, dừng lại không nói, chứ không phải không có nó trong lòng. Trong Di cảo thơ, ông viết nhiều đề tài khác nhau, đặc biệt là những bài về Nguyễn Trãi và Nguyễn Du thể hiện sự trăn trở của ông về di sản văn hóa, văn học của dân tộc. Ông viết những bài về lịch sử cách mạng nhưng không nhiều. Hơn thế nữa, trong Di cảo thơ ông còn viết một bài về Bác được đặt ở phần 2 của tác phẩm. Vì vậy mà Di cảo thơ mang đến cho người đọc cái nhìn chân thực về những mất mát của chiến tranh, cái sống sót của người trở về sau cuộc sống, từ đó thấy được nỗi thao thức và khao khát muốn sáng tạo lúc cuối đời của nhà thơ.
Tập thơ Ánh sáng và phù sa được nhà thơ viết vào năm 1960 gồm 69 bài thơ mang nhiều hương vị, màu sắc khác nhau. So với tập thơ Điêu tàn mang đến cho người đọc những hình ảnh kinh dị, u sầu, đượm buồn thì sang tập thơ này thì đó là một sự lột xác hoàn toàn với hàng loạt những hình ảnh trong trẻo, tươi sáng, mang dáng dấp của quê hương đất nước. Hình ảnh thơ cũng trở nên tươi mới hơn. Nội dung tập thơ chính là ca ngợi cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Bắc, sự giằng xé trong tâm hồn nhà thơ, lòng tin yêu và sự biết ơn, gắn bó sâu sắc với đất nước và nhân dân. Giọng thơ mang đậm sắc thái trữ tình, lãng mạn. Những bài thơ tiêu biểu và hay nhất trong tập thơ như Người đi tìm hình của nước, Tiếng hát con tàu, Chim lượn trăm vòng. Điều đó còn cho thấy nhà thơ luôn đi song hành cùng thời đại, mải mê tìm tòi, muốn bộc lộ mình ở mọi cảm xúc, trạng thái khác nhau.
Bài thơ Tiếng hát con tàu được in trong tập Ánh sáng và phù sa được lấy cảm hứng từ cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên Tây Bắc để xây dựng kinh tế miền núi những năm 1958-1960. Hình ảnh con tàu trong bài thơ thể hiện khát vọng lên đường và niềm mong ước của nhà thơ được đến với mọi miền đất nước. Bài thơ là tiếng hát của tâm hồn nhà thơ - một tâm hồn tràn ngập niềm tin vào lí tưởng, vào cuộc đời. Tâm hồn nhà thơ đã hóa thân thành con tàu, hăm hở làm cuộc hành trình đến với Tây Bắc, đến với cuộc sống lớn của nhân dân. Đến với đất nước, nhân dân cũng là đến với cội nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, trong đó có thơ ca.