Nguyễn Huy Thiệp được ví như bông hoa nở muộn trên văn đàn văn học Việt Nam sau 1975. Giới phê bình văn học cho rằng ông là một "hiện tượng lạ" trên văn đàn. Dù có rất nhiều tranh cãi của dư luận xoay quanh những tác phẩm truyện ngắn của ông nhưng không thể phủ nhận những truyện ngắn của ông mang một phong cách độc đáo và rất thu hút. Một phong cách sắc lạnh tỉnh táo đến bất ngờ, một phong cách "Nguyễn Huy Thiệp". Sau đây Toplist xin chia sẻ với các bạn về những truyện ngắn hay nhất của nhà văn này.
Một tác phẩm khác về thiên tính nữ trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp. Câu chuyện về đứa bé mất mẹ từ nhỏ khao khát có một người mẹ chở che, nâng đỡ, và một người mẹ nhí đã xuất hiện để đem hơi ấm đến cho người bạn của mình. Một người mẹ nhí bao dung, che chở, bảo vệ con đúng nghĩa. Một câu chuyện nhân văn và thấm đẫm tình người mà tác giả mang lại.
Truyện ngắn được ông viết vào năm 1985 gồm 3 truyện nhỏ. Cách viết độc đáo của ông là không để cho nhân vật chính xuất hiện nhưng vẫn hiện qua những tầng lớp đối thoại hay độc thoại nội tâm. Cách kể chuyện đa tầng với chuyện thứ nhất, chuyện thứ hai, truyện thứ ba hết sức độc đáo. Một tác phẩm thể hiện tài năng nghệ thuật của tác giả. Qua tác phẩm, những giá trị hiện sinh nhân đạo được thể hiện rõ nét qua việc thể hiện bằng kiểu kết cấu truyện lồng truyện đồng hiện nay.
Đây là một tác phẩm vô cùng nhân văn của Nguyễn Huy Thiệp. Tác phẩm là những mảng hiện thực với những con người lạnh lùng, vô cảm, thờ ơ đối với nhân loại, cụ thể là nhân vật tôi. Nhưng ở đâu đó, Nguyễn Huy Thiệp cũng để tính nhân văn của mình lên sâu sắc nhất khi có sự xuất hiện của thiên tính nữ, giúp cho những mâu thuẫn, những nghi ngờ về cuộc sống của nhân vật tôi được hóa giải. Tất cả đều gói gọn trong vài trang giấy mà thông điệp gửi đến thật sâu sắc.
Một câu chuyện mang đầy tính huyền thoại của Nguyễn Huy Thiệp. Ám ảnh hiện sinh được thể hiện rõ trong tác phẩm. Một câu chuyện khẳng định tài năng nghệ thuật tài ba và khả năng xây dựng nội dung vô cùng hấp dẫn và độc đáo của tác giả. Chuyện cũng thể hiện thiên tính nữ rõ. Nhờ thiên tính nữ đó mà những mâu thuẫn, những xung đột của xã hội được giải tỏa và mọi hiểu lầm đều tan biến hết.
"Không có vua" là truyện ngắn mang đặc trưng nhất phong cách Nguyễn Huy Thiệp. Với ngòi bút tỉnh táo, sắc lạnh đến bất ngờ, ông viết về đề tài mâu thuẫn trong gia đình với thế hệ cha con. Những hổ lốn đến khó chấp nhận được trong cái gia đình nhìn vẻ bề ngoài có vẻ cao sang và lịch sự kia là một bức màn về sự giả tạo nhân nghĩa, thứ bậc trong gia đình bị đảo lộn. Một bức tranh hiện thực đầy tính chân thực trong gia đình thời kì đó được Nguyễn Huy Thiệp thể hiện thành công.
Câu chuyện về ông Diểu - một người chuyên săn thú rừng với những biến đổi trong tâm lí khi cuộc đi săn của ông hôm ấy là một con khỉ đực. Thấy được tình cảm gia đình của hai con khỉ đực và cái, thấy được giọt nước mắt như van lơn cầu xin của con khỉ, ông Diểu từ một tay săn lạnh lùng đã thương cảm trước con vật. Vẻ đẹp của hoa tử huyền trong câu chuyện như một biểu tượng cho sự đổi thay của con người, hướng con người đến vẻ đẹp cao cả, hướng thiện trước vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo hóa.
Câu chuyện mang đầy tính ma quái, kinh dị gồm 5 truyện. Qua tài năng của nhà văn, những yếu tố hoang đường kì ảo trong tác phẩm không khiến người ta sợ hãi như những câu chuyện ma vô nghĩa mà thông qua đó, tác giả thể hiện quan điểm của mình về con người, về cuộc sống. Tất cả những yếu tố kì ảo ấy chỉ là chất liệu, phương tiện để ông bộc lộ nội dung nhân đạo sâu sắc qua từng con chữ. "Giọt máu" là một trong những tác phẩm nổi bật viết theo thể loại hoang đường, hư cấu, kì ảo của Nguyễn Huy Thiệp.
Truyện ngắn với tình huống truyện đặc sắc, bất ngờ đã gây hứng thú cho người đọc khi đọc "Sang sông". Trong chuyến sang đò đó, những mảnh đời với đầy đủ những tầng lớp trong xã hội được khắc họa rõ nét. Những ô uế, những hỗn tạp của các nhân vật đại diện cho những lớp người trong xã hội lúc bấy giờ được tác giả thể hiện đậm nét. Có nhà phê bình đã nói thực sự chỉ một chuyến đò sang sông nhưng Nguyễn Huy Thiệp đã nói lên cả một xã hội.
"Vàng lửa" được ví như một dụ ngôn về lịch sử và quá trình viết lại lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp. Có nhiều tranh cãi xoay quanh tác phẩm này với những câu hỏi nó thuộc triết học lịch sử hay văn xuôi nghệ thuật nhưng không thể phủ nhận đây là tác phẩm về lịch sử đặc sắc nhất của Nguyễn Huy Thiệp. Viết lại lịch sử là điều không hề dễ nhưng với Nguyễn Huy Thiệp, ông chọn "Vàng lửa" là nơi ông viết tên mình vào lịch sử văn học.
Câu chuyện về ông Thuấn với những mâu thuẫn nội bộ trong gia đình. Bi kịch của người lính sau chiến tranh được thể hiện rõ trong tác phẩm. Những lối sống khác nhau hoàn toàn giữa ông và con trai, con dâu làm cho ông cảm thấy ngột ngạt. Kết thúc tác phẩm ông chọn sự trở về với đơn vị cũ, với đồng đội, với nếp sống quen thuộc nhưng sau cùng, ông lại chết đi trong vòng tay của đồng đội. Bi kịch ấy được Nguyễn Huy Thiệp khắc họa điển hình hơn bao giờ hết.