Top 15 Thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2016

Trang web chuyên định giá thương hiệu vừa công bố danh sách những thương hiệu có giá trị lớn nhất thế giới 2016. Kết quả này được dựa trên các hoạt động kinh doanh, lấy ý kiến khảo sát về thương hiệu và định giá thương hiệu. Không khó để thấy rằng các tập đoàn công nghệ đang vươn lên mạnh mẽ và chiếm phần lớn trong danh sách này.

BMW

  • Định giá thương hiệu: 41,5 tỷ đôla Mỹ (+12% so với 2015).
  • Thương hiệu xe hơi của Đức BMW đã có mức tăng trưởng cực kỳ mạnh mẽ để vươn lên vị trí thứ 11. Cùng với Toyota của Nhật, đồng hương Mercedes, BMW là đại diện thứ 3 của ngành công nghiệp xe hơi có tên trong top 15.
  • BMW hiện sở hữu 2 thương hiệu xe bình dân Mini và xe hạng sang Rolls-Royce đều cho những kết quả kinh doanh rất tích cực trong năm 2016.
  • Các dòng xe BMW 3-series, BMW 5-series, BMW 7-series của hãng cũng đang cực kỳ phổ biến trên toàn thế giới. Siêu xe BMW i8 của hãng đã từng gây nên cơn sốt trong cộng đồng chơi xe thế giới.
BMW

Apple

  • Định giá thương hiệu: 178,1 tỷ đôla Mỹ (+5% so với 2015).
  • Apple gần đây bị chỉ trích rất nhiều về các sản phẩm mới ra mắt, đặc biệt là iPhone. Thế nhưng CEO Tim Cook vẫn có những chiến lược kinh doanh hợp lý, giúp Apple tăng trưởng 5% trong năm 2016, đòi lại vị trí số 1 từng bị mất vào tay đối thủ Google trong một thời gian.
  • Mảng kinh doanh chủ lực của Apple hiện tại vẫn là các dòng iPhone, iPad, Macbook, iMac, iWatch. Hiện hãng đang có kế hoạch nghiên cứu và triển khai các ứng dụng dành cho lĩnh vực xe hơi trong tương lai.
Apple

McDonald

  • Định giá thương hiệu: 39,3 tỷ đôla Mỹ (-1% so với 2015).
  • Thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng nhất thế giới McDonald không có sự thay đổi về vị trí trên bảng xếp hạng. Kết quả kinh doanh của McDonald không có nhiều biến động khi mức tăng trưởng chỉ giảm 1%.
  • Hiện McDonald có trên 36.000 điểm bán hàng trên khắp thế giới. 80% doanh thu đến từ 4 thị trường chủ lực: Mỹ, Anh, Pháp, Đức.
  • Việt Nam cũng đã mua được nhượng quyền thương hiệu của McDonald và đã triển khai 9 cửa hàng. Tuy nhiên tâm lý của người tiêu dùng Việt vẫn chưa sẵn sàng thay đổi thói quen ăn uống do đó McDonald chỉ có thị phần rất nhỏ.
  • McDonald kinh doanh lĩnh vực đồ ăn nhanh.
McDonald

Microsoft

  • Định giá thương hiệu: 72, 7 tỷ đôla Mỹ (+8% so với 2015).
  • Tập đoàn công nghệ của tỷ phú giàu nhất thế giới Bill Gate hiện theo rất sát CocaCola và sẽ sớm vượt mặt thương hiệu này để giành lấy vị trí thứ 3.
  • Mặc dù không thực sự thành công với mảng Window Phone, thế nhưng kết quả kinh doanh tích cực ở các mảng khác của Microsoft vẫn giúp cho thương hiệu này có mức tăng trưởng 8% so với 2015.
  • Microsoft hiện cung cấp nền tảng Window cho máy tính, Window Phone cho di động, các công cụ, ứng dụng văn phòng...
Microsoft

Toyota

  • Định giá thương hiệu: 53,5 tỷ đôla Mỹ (+9% so với 2015).
  • Thương hiệu sản xuất xe ô tô nổi tiếng nhất thế giới của Nhật Bản Toyota đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ để vươn lên vị trí thứ 5, chỉ chịu xếp sau 3 ông lớn trong ngành công nghệ và CocaCola.
  • Toyota vẫn là thương hiệu ô tô được tin dùng và tìm kiếm phổ biến nhất trên thế giới. Những đặc điểm của hãng xe Nhật này như: tiết kiệm nhiên liệu, bán lại được giá, ít bị hỏng vặt đã được định hình trong tâm trí của người tiêu dùng.
  • Thương hiệu xe sang Lexus của Toyota đang gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với những Mercedes S-series, BMW 7-series. Tuy nhiên việc này không ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của Toyota khi hãng vẫn đạt mức tăng trưởng 9% so với 2015.
Toyota

Intel

  • Định giá thương hiệu: 36,9 tỷ đôla Mỹ (+4% so với 2015).
  • Intel hiện là đối tác cung cấp chip điện tử của nhiều thương hiệu lớn trên thế giới. Hãng cũng là công ty sản xuất và cung cấp chip máy tính phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
  • Kết quả kinh doanh tích cực của Intel đã giúp hãng có giá trị thương hiệu tăng 4% so với 2015.
Intel

GE

  • Định giá thương hiệu: 43,1 tỷ đôla Mỹ (+2% so với 2015).
  • Cái tên General Electric (GE) có thể nghe còn hơi xa lạ với đa phần mọi người. Đây là tập đoàn đa quốc gia của Mỹ hoạt động trên các lĩnh vực: năng lượng, công nghệ, cơ sở hạ tầng.
  • GE có ảnh hưởng đến toàn thế giới thông qua việc cung cấp năng lượng. Trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Obama, đại diện của GE đã đi cùng và có cuộc thảo luận với Bộ Công thương Việt Nam về dự án cấp điện sử dụng năng lượng gió cho 1,8 triệu hộ dân vào năm 2025.
  • Ông Jeffrey R. Immelt, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của General Electric (GE) cho biết GE mong muốn được hợp tác trên cả các lĩnh vực khác như điện khí hóa, y tế và hàng không tại Việt Nam.
GE

IBM

  • Định giá thương hiệu: 52,5 tỷ đôla Mỹ (-19% so với 2015).
  • IBM là thương hiệu bị mất giá nhiều nhất trong năm 2016. Đây cũng là kết quả phản ánh các hoạt động kinh doanh của IBM, đặc biệt là cung cấp và phân phối máy tính đang bị mất thị phần vào tay đối thủ khác.
  • IBM đã cắt giảm các hoạt động kinh doanh liên quan sản xuất và phân phối phần cứng vì lợi nhuận thấp. Hiện hãng đang dồn lực sang các mảng: dịch vụ đám mây, phần mềm bảo mật và phân tích dữ liệu. Những tín hiệu tích cực đã xuất hiện nhưng vẫn chưa đủ để bù đắp cho sự sụt giảm doanh thu đến từ hoạt động kinh doanh phần cứng truyền thống của hãng.
  • Đây là lần thứ 16 IBM bị sụt giảm giá trị thương hiệu trong 14 năm qua.
IBM

CocaCola

  • Định giá thương hiệu: 73,1 tỷ đôla Mỹ (-7% so với 2015).
  • Năm 2016 thực sự là năm kinh doanh đáng buồn của CocaCola khi giá trị thương hiệu của hãng đã sụt giảm 7% so với 2015 và có khả năng sẽ sớm bị Microsoft qua mặt.
  • Điều an ủi với CocaCola là một trong những thương hiệu hiếm hoi có khả năng cạnh tranh cực mạnh với các thương hiệu công nghệ đang vươn lên mạnh mẽ.
  • Hiện mảng kinh doanh chủ lực của CocaCola vẫn là nước giải khát.
CocaCola

Amazon

  • Định giá thương hiệu: 50,3 tỷ đôla Mỹ (+33% so với 2015).
  • Cổng thương mại điện tử lớn nhất thế giới Amazon có mức tăng trưởng lớn thứ 2 chỉ sau Facebook. Sự tăng trưởng này báo hiệu xu hướng thanh toán trực tuyến trong tương lai của người tiêu dùng trên toàn thế giới.
  • Hiện Amazon đang có ý định tiến vào thị trường Việt Nam, cùng với ông lớn Alibaba của tỉ phú Jack Ma. Tuy nhiên 2 thương hiệu này sẽ gặp phải sự cạnh tranh cực kỳ quyết liệt của hơn 1 triệu người đang sử dụng Facebook như kênh bán hàng chủ lực.
  • Amazon hiện đang là chợ thương mại điện tử lớn nhất thế giới với gần như tất cả các mặt hàng từ sản phẩm vật lý, đến sản phẩm số đều được bán tại đây.
Amazon

Samsung

  • Định giá thương hiệu: 51,8 tỷ đôla Mỹ (+14% so với 2015).
  • Samsung năm nay đã vươn lên mạnh mẽ để xếp ở vị trí thứ 7. Kết quả tích cực từ việc kinh doanh điện thoại thông minh đã giúp Samsung có được vị trí này.
  • Sự cố cháy nổ dẫn đến triệu hồi và tiêu hủy toàn cầu Galaxy Note 7 có thể sẽ ảnh hưởng đến vị trí của hãng công nghệ Hàn Quốc này trong năm 2017, trừ khi Samsung ra mắt một siêu phẩm mới Galaxy S8 hoặc Note 8 có khả năng bù đắp lại những thiệt hại của Note 7.
  • Đi ngược lại với chiến lược của Apple, Samsung kinh doanh tất cả các phân khúc smartphone từ bình dân đến trung cấp và cao cấp. Hiện Samsung đã thua Apple trong năm 2016 khi không còn sản phẩm nào để cạnh tranh với iPhone 7 và 7 Plus mới ra mắt của Apple.
  • Năm 2016 có thể được coi là năm "vận hạn" của Samsung khi liên tiếp những sự cố cháy nổ từ smartphone, đến máy giặt khiến hãng bị mất uy tín tại Mỹ. Hãng sẽ phải cố gắng cải thiện rất nhiều để không lặp lại những sai lầm này trong năm 2017.
  • Samsung kinh doanh gần như tất cả các mảng liên quan đến công nghệ: điện thoại, máy tính, tivi, máy giặt, tủ lạnh, điều hòa...
Samsung

Mercedes-Benz

  • Định giá thương hiệu: 43,4 tỷ đôla Mỹ (+18% so với 2015).
  • Mercedes là đại diện thứ 2 thuộc ngành công nghiệp xe hơi góp mặt trong 10 vị trí dẫn đầu. Kết quả kinh doanh tích cực đến từ những thị trường mới nổi đã giúp giá trị thương hiệu Mercedes tăng 18%.
  • Mercedes hiện tại đã có nhà máy lắp ráp tại Việt Nam, giá thành xe lắp ráp trong nước rẻ hơn xe nhập khẩu nguyên chiếc tương đối nhiều. Các dòng Mercedes C-class và E-class đang bán rất chạy tại các thị trường mới nổi.
  • Ngoài xe phổ thông, Mercedes còn kinh doanh các loại xe minivan, xe du lịch, xe tải, xe đầu kéo...
Mercedes-Benz

Google - Alphabet Inc

  • Định giá thương hiệu: 133,2 tỷ đôla Mỹ (+11 % so với 2015).
  • Google đã bị Apple chiếm mất vị trí số 1 trên bảng xếp hạng mặc dù công ty có mức tăng trưởng lên đến 11% so với năm 2015.
  • Từ năm 2015, Google tái cơ cấu tập đoàn và đăng ký với công ty mẹ mới là Alphabet Inc. Google được xếp hạng là môi trường làm việc tốt nhất tại Mỹ.
  • Theo thống kê hết T9/2016, Google là trang web được truy cập nhiều nhất thế giới. Đứng thứ 2 là Youtube (cũng thuộc về Google) và thứ 3 là mạng xã hội Facebook.
  • Google là trang web tìm kiếm dữ liệu phổ biến nhất trên thế giới. Ngoài ra Google còn kinh doanh quảng cáo, ứng dụng, email và rất nhiều lĩnh vực khác liên quan đến công nghệ.
Google - Alphabet Inc

Facebook

  • Định giá thương hiệu: 32,5 tỷ đôla Mỹ (+48% so với 2015).
  • Facebook của Mark Zukerberg là thương hiệu tăng trưởng mạnh nhất, lên đến 48% so với 2015. Đây cũng là điều dễ hiểu khi Facebook hiện tại có hơn 1,3 tỷ người sử dụng trên toàn thế giới, được ví như "một quốc gia đông dân thứ 3".
  • Đà tăng trưởng của Facebook chắc chắn sẽ không dừng lại khi mà ngày càng nhiều người sử dụng, coi Facebook như một kênh bán hàng chủ lực và tỉ lệ người dùng thường xuyên càng ngày càng gia tăng. Quảng cáo cũng là một mảnh đất màu mỡ đang được Facebook khai thác triệt để.
  • Facebook hiện đã lấn sang mảnh kinh doanh thực tế ảo và hãng được kỳ vọng sẽ mở ra một kỷ nguyên mới của thực tế ảo.
Facebook

Walt Disney

  • Định giá thương hiệu: 38,7 tỷ đôla Mỹ (+6% so với 2015).
  • Hãng phim hoạt hình Walt Disney xếp thứ 13 trong 15 cái tên có giá trị nhất thế giới. Hãng đã xây dựng nên hàng loạt những nhân vật hoạt hình biểu tượng in sâu vào tâm trí của trẻ em trên toàn thế giới như: chuột Mickey, công chúa băng giá Frozen, biệt đội Big Hero...
Walt Disney

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?