Trong quá trình sử dụng, quạt đứng, quạt treo tường sẽ bị tích tụ một lượng bụi bẩn khá lớn, khiến thiết bị hoạt động kém hiệu quả. Trong bài viết này, Toplist sẽ mách bạn các bước vệ sinh quạt đứng, quạt treo tường đúng cách, đơn giản tại nhà nhé!
Sử dụng quạt điện an toàn
Khi đã chọn được chiếc quạt tương thích cho gia đình, người dùng cần biết cách sử dụng quạt điện sao cho an toàn để hạn chế những tai nạn không đáng có cũng như bảo vệ sức khỏe mọi người trong gia đình.
Luôn lưu ý tới sự an toàn của trẻ nhỏ khi sử dụng quạt điện như: vị trí đặt quạt, ổ cắm, dây điện quạt để tránh tự tò mò của trẻ nhỏ gây tai nạn không đáng có.
Đảm bảo sự ổn định của nguồn điện sử dụng quạt, vệ sinh quạt định kỳ để quạt hoạt động bền tốt, cũng như phát hiện nhanh các hỏng hóc trên quạt, loại trừ tai nạn có thể phát sinh do những hư hại đó gây ra. Với việc sử dụng quạt an toàn cho sức khỏe, tránh nguy cơ cảm cúm, ngạt mũi, choáng đầu… do sử dụng quạt máy, cần thiết phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn sử dụng quạt an toàn cho sức khỏe:
- Không ngồi vào quạt khi ra mồ hôi nhiều sẽ gây mất cân bằng cơ chế thoát mồ hôi của cơ thể, cũng như gây sự chênh lệch nhiệt độ giữa các vùng da khác nhau trên cơ thể, dẫn đến mất nước, mất cân bằng nhiệt, dễ choáng váng và gây bệnh.
- Không bật quạt số cao và trong thời gian dài. Nên để chế độ hẹn giờ, nhất là về đêm để cơ thể không bị mất nước và chênh lệch nhiệt độ gây ra bệnh.
- Không hướng luồng gió trực tiếp vào người dễ gây khô da do mất nước, gia tăng cảm giác hanh khô khó chịu cho cơ thể khi trời nóng.
- Nằm cùng hướng thổi của quạt để hạn chế luồng gió thốc trực tiếp vào mặt không tốt cho hệ hô hấp.
Các bước vệ sinh quạt đứng đơn giản
Để vệ sinh quạt đứng đúng cách, bạn hãy thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Kiểm tra quạt có hoạt động tốt hay không?
- Trước tiên khi tiến hành vệ sinh quạt đứng, quạt treo tường bạn cần kiểm tra chiếc quạt của mình hoạt động tốt hay không.
- Nếu chiếc quạt gặp các vấn đề hư hỏng, hãy đem quạt đến các trung tâm sửa chữa để khắc phục kịp thời.
- Bước 2: Tháo lồng quạt và cánh quạt:
- Tắt và rút dây nguồn quạt, núm điều khiển quay (trên trục động cơ) phải được rút lên trước khi vệ sinh.
- Tháo lồng bảo vệ quạt.
- Tháo cánh quạt bằng cách vặn núm giữ ngược chiều kim đồng hồ.
- Rút cánh quạt ra khỏi trục.
- Tháo tiếp núm giữ lồng quạt còn lại, tháo lồng quạt trong cùng.
- Bước 3: Vệ sinh lồng quạt và cánh quạt: Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ (xà phòng, nước rửa chén) để vệ sinh lồng quạt, cánh quạt, núm giữ lồng quạt, sau đó lau lại thật khô.
- Bước 4: Vệ sinh và bảo dưỡng trục quay:
- Bảo dưỡng trục quay là điều vô cùng cần thiết. Bởi sau một thời gian sử dụng, bụi bẩn có thể kẹt trong trục quay, gây ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của quạt.
- Để vệ sinh trục quay, đầu tiên tháo ốc bảo vệ trục quay.
- Tháo ốc cố định vỏ bảo vệ mặt sau. Như bạn thấy, bụi bám dày đặc trên trục quay của máy quạt, điều này gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm mát và sức khỏe hô hấp của người dùng.
- Tiến hành vệ sinh trục quay bằng chổi, khăn khô.
- Nếu trục quay bị cứng, không linh hoạt thì bạn nên nhỏ một vài giọt dầu máy vào. Điều này giúp tăng hiệu suất hoạt động và ít hao điện hơn trong quá trình sử dụng.
- Bước 5: Lắp lồng quạt và cánh quạt:
- Khi lồng quạt và cánh quạt đã khô hoàn toàn, tiến hành lắp ráp lại lồng quạt phía sau, đai ốc gắn phía sau, cánh quạt theo thứ tự ngược lại khi chúng được tháo ra.
- Cố định lồng quạt trước vào lồng quạt sau, sau đó gắn lại các nẹp giữ khung quạt.
- Bước 6: Kiểm tra lại quạt có hoàn động bình thường hay không: Sau khi lắp ráp xong quạt, bạn cần kiểm tra lại sản phẩm bằng cách kết nối với nguồn điện và vận hành quạt. Đây cũng là bước cuối cùng để vệ sinh quạt đứng, quạt treo tường đúng cách.
Những lưu ý khi vệ sinh quạt máy
Khi vệ sinh quạt, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây để quạt luôn sạch sẽ, sáng bóng, hoạt động bền bỉ và hiệu quả:
- Hãy chắc chắn các bộ phận của quạt được lau khô trước khi lắp ráp.
- Không sử dụng những chất tẩy rửa quá mạnh.
- Vệ sinh quạt thường xuyên khoảng 1 tuần 1 lần.
- Bảo dưỡng quạt định kỳ mỗi tháng 1 lần.
- Lắp đặt chắn chắn và đúng các bộ phận.
Cách làm sạch cánh quạt không cần tháo khung, không cần rửa
Để thực hiện được cách làm sạch cánh quạt không cần tháo khung, không cần rửa, đầu tiên bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu như sau:
- 1 cái chén và 1 bình xịt nước
- 2 muỗng cà phê baking soda
- Nước rửa chén
- 1 muỗng cafe giấm trắng
- Khăn bông
Bạn thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Pha baking soda và giấm trắng vào chén theo liều lượng đã chuẩn bị.
- Bước 2: Nhỏ khoảng 2 - 3 giọt nước rửa chén vào dung dịch baking soda và giấm trắng rồi khuấy đều cho đến khi hỗn hợp này hòa tan. Tiếp theo, bạn cho dung dịch vào bình xịt.
- Bước 3: Trước khi xịt dung dịch lên quạt, bạn hãy rút nguồn điện. Sau đó, xịt đều dung dịch lên phần trước và sau của cánh quạt bị bám bẩn.
- Bước 4: Bạn đợi khoảng 10 - 15 phút và cắm điện, cánh quạt sẽ làm những vết bẩn trên quạt rơi ra ngoài. Cuối cùng bạn lấy khăn lau sạch lại quạt.
Cách vệ sinh quạt treo tường
Khi quạt treo tường bị bẩn bạn cần làm sạch quạt theo hướng dẫn vệ sinh quạt treo theo các bước sau:
- Bước 1: Tháo quạt treo ra khỏi tường: Do quạt được treo ở trên tường, cho nên để lau chùi quạt bạn cần phải tháo ra khỏi tường.
- Bước 2: Tháo lồng quạt và cánh quạt ra khỏi quạt:
- Tiếp theo bạn sẽ tiến hành tháo lồng quạt và cánh quạt ra khỏi quạt. Thứ tự tháo bắt đầu từ lồng quạt trước đến cánh quạt và lồng quạt sau.
- Đầu tiên bạn tháo lồng quạt trước bằng cách tháo bỏ vòng nhựa bảo vệ. Sau đó tháo các khóa cài và rồi nhấc lồng ra trước ra khỏi quạt.
- Tiếp theo là tháo bỏ cánh quạt ra: Để tháo cánh quạt bạn cần phải vặn chiếc nắp nhựa ở đầu trụ. Bạn vặn nắp theo chiều kim đồng hồ nắp sẽ rời khỏi phần trụ. Sau đó thì rút cánh quạt ra khỏi trụ của quạt.
- Tháo lồng quạt sau: Lồng quạt sau của mỗi nhà sản xuất khác nhau sẽ được lắp đặt khác nhau. Có quạt chỉ chốt giữ bằng một vòng nhựa, có quạt thì sử dụng ốc vít. Bạn căn cứ vào cấu tạo của quạt mà có cách tháo phù hợp.
- Bước 3: Vệ sinh các bộ phận của quạt:
- Sau khi đã tháo các bộ phận ra khỏi quạt thì bạn tiến hành làm sạch các bộ phận theo hướng dẫn vệ sinh quạt treo.
- Đối với những quạt chỉ bám ít bụi bẩn thì chỉ cần khăn sạch lau đi là được. Nhưng với những quạt quá bẩn bạn hãy dùng nước pha với bột giặt để rửa.
- Khi rửa xong hãy lau khô lồng quạt, cánh quạt cho hết nước.
- Riêng đối với trục và các linh kiện của quạt thì bạn hãy dùng chổi quét bụi và khăn sạch. Tuyệt đối không rửa bằng nước vì khi bị nước, ẩm rất dễ khiến cho quạt bị chập, chay.
- Bước 4: Tra dầu vào trục:
- Sau khi vệ sinh xong các bộ phận của quạt, bạn cần kiểm tra xem trục quạt có bị cứng không. Theo hướng dẫn vệ sinh quạt treo tường nếu trục quạt bị cứng thì quạt sẽ quay rất chậm.
- Điều này làm cho khả năng tạo gió của quạt bị hạn chế, sẽ không được mát. Lúc này bạn sử dụng dầu máy tra vào trục chỗ tiếp xúc với bạc.
- Lắp các bộ phận lại như ban đầu: Sau khi hoàn tất các công việc kể trên thì bạn tiến hành lắp đặt các bộ phận của quạt vào đúng vị trí như ban đầu. Nên nhớ bộ phận nào tháo ra sau thì lắp trước. Cụ thế lồng quạt sau sẽ được lắp đặt trước tiếp đến là cánh quạt và lồng quạt trước.
Tại sao cần vệ sinh quạt?
Sau thời gian sử dụng, lồng quạt và cánh quạt sẽ dễ bị bám bụi và tích tụ lượng bụi bẩn khá lớn. Việc này sẽ khiến chiếc quạt của bạn hoạt động kém hiệu quả, nặng nề, giảm tuổi thị thiết bị. Khi bạn sử dụng một chiếc quạt bụi bẩn và bụi bẩn lưu thông không khí trong nhà bạn, thì bạn sẽ dễ bị hít phải các hạt ô nhiễm. Một chiếc quạt sạch sẽ giúp bạn bảo vệ được sức khỏe của mình và tránh khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp.
- Đảm bảo giá trị thẩm mỹ: Đây chính là lý do đầu tiên khiến bạn cần phải tiến hành lau chùi quạt thường xuyên. Khi bạn sử dụng quạt được một thời gian, bụi bẩn sẽ bám lại ở trên quạt. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến giá trị của chiếc quạt và không gian sống.
- Để quạt hoạt động hiệu quả hơn: Việc bụi bẩn bám quá nhiều trên quạt sẽ khiến cho quạt hoạt động kém hiệu quả. Tốc độ gió không còn được mát như trước nữa.
- Kéo dài tuổi thọ của quạt treo tường: Việc bụi bẩn bám trên các bộ phận của quạt. Nhất là ở phần trục quay và các linh kiện của quạt nếu bị bụi bẩn sẽ nhanh bị hỏng. Vì cần phải vệ sinh lau chùi để giúp kéo dài tuổi thọ của các linh kiện và của quạt.
- Đảm bảo sức khỏe tốt: Khi bụi bẩn bám vào quạt lúc cánh quạt tạo gió sẽ làm một số bụi bẩn bay ra. Theo hướng gió bụi sẽ bay về phía chúng ta, như thế sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Cho nên vệ sinh quạt sạch sẽ cũng là một cách để bảo vệ chính chúng ta.
Tại sao cánh quạt lại dễ dính bụi
Bám bụi do sự tích điện ở cánh quạt:
- Nguyên nhân là do sự tích điện ở cánh quạt. Cánh quạt quay liên tục tạo ra lực ma sát, cánh quạt lúc này sẽ ma sát với không khí gây tích điện, tạo ra lực hút mà đặc biệt đối với những vật thể nhỏ và nhẹ bay trong không khí như bụi.
- Vì vậy, sau 1 thời gian sử dụng bụi sẽ bị hút bám dính vào cánh quạt.
- Ngoài cánh quạt, bụi bẩn còn tập trung khá dày đặt trong phần mô tơ, trục quay của quạt. Điều này khiến việc vệ sinh khá khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn so với vệ sinh cánh quạt.
Nên vệ sinh và bảo dưỡng quạt thường xuyên: Quạt máy sử dụng lâu ngày thường bị bám bụi ở lồng quạt và cánh quạt. Điều này làm cho vi khuẩn phát triển dễ gây bệnh đường hô hấp, nhất là đối với người già và trẻ em. Đồng thời bụi bẩn cũng làm cho sức gió của quạt bị giảm đáng kể, gây hao điện, hiệu quả làm mát giảm.
Vì vậy, mỗi khi quạt hoạt động bụi bẩn có thể sẽ bay theo luồng gió rất dễ gây các bệnh về hô hấp cho người sử dụng. Chính vì thế, để có thể làn gió mát mẻ vừa bảo đảm an toàn sức khỏe cho gia đình thì chúng ta nên vệ sinh và bảo dưỡng quạt thường xuyên.