Sách nói chung và đọc sách nói riêng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Sách được coi là nơi tập tập tri thức trên tất cả mọi lĩnh vực trong cuộc sống nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, giải trí của con người. Chính nguồn tri thức vô tận ấy có tác dụng định hướng con người tới những sáng tạo và thành công. Những cuốn sách hay có thể làm thay đổi cả cuộc đời mỗi con người, khiến cho cuộc sống của họ trở nên hạnh phúc hơn. Chúng ta thường biết đến những cuốn sách "best seller" (bán chạy nhất) và việc tìm mua chúng để đọc cũng rất dễ dàng. Tuy nhiên, có những cuốn sách vượt xa khỏi tầm tài chính của bạn với mức giá trên trời và bạn chỉ biết chiêm ngưỡng nó từ xa. Sau đây toplist xin giới thiệu với các bạn những cuốn sách đắt nhất thế giới để các bạn cùng tìm hiểu.
Cuốn "Shakespeare's Comedies, Histories and Tragedies"
Cuốn "Shakespeare's Comedies, Histories and Tragedies" còn được biết đến với cái tên "Folio". Đây là bộ sưu tập hoàn chỉnh đầu tiên các vở kịch của Shakespeare, được biên dịch và xuất bản năm 1623. Các phiên bản đã được chỉnh sửa bởi hai người bạn thân thiết nhất của Shakespeare là diễn viên John Heminges và Henry Condell. Họ đồng thời cũng là người giám sát toàn bộ quá trình in ấn.
Cuốn sách được phát hành 7 năm sau khi Shakespeare qua đời với khoảng 750 đến 800 bản. Hiện nay còn khoảng 228 bản (tính đến năm 2014). Cuốn sách này là một trong những cuốn sách có giá trị nhất trên thế giới và từng được bán với giá cao nhất năm 2001 là 6,1 triệu USD.
Cuốn sách Đại Hiến chương "Magna Carta"
"Magna Carta" còn được biết đến là "Hiến chương vĩ đại của tự do Anh quốc". Đây là tài liệu đầu tiên áp đặt lên một vị vua của vương quốc Anh bởi mục tiêu của mình trong nỗ lực để hạn chế quyền lực của nhà vua và bảo vệ các quyền của họ theo pháp luật. Bản gốc của Đại Hiến chương được viết bằng tiếng Latin và đóng dấu cùng với lời tuyên thệ của đức vua John tại Runnymede vào ngày 15 tháng 6 năm 1215.
Năm 2007 trong một cuộc đấu giá tại Hoa Kỳ, nhà tỉ phú và là nhà từ thiện David Rubenstein (người đồng sáng lập ra tập đoàn đa quốc gia khổng lồ Carlyle Group) đã giành chiến thắng để có được bản sao duy nhất của "Magna Carta" (bản vào năm 1297 được xác nhận bởi vua Edward I) với giá khoảng 21,3 triệu đô. Lí do ông này mua lại cuốn sách với mức giá cao chót vót đó là muốn ngăn chặn việc các tài liệu đang được buôn và truyền ra nước ngoài. Ông đã giữ lại nó tại Washington Archives, nơi mà trước đó nó đã được trưng bày.
Cuốn "Rothschild Prayer Book"
Sau khoảng thời gian đó không rõ chủ nhân của nó là ai nhưng đến năm 1868, nó lại trở về như một phần của bộ sưu tập mà gia đình Rothschild sở hữu. Bản thảo này đã được đem bán đấu giá hai lần, lần thứ nhất năm 1999 với mức giá cao kỉ lục dành cho bản thảo đặc biệt nhất là 13,4 triệu USD. Lần thứ 2 gần đây nhất là ngày 29 tháng 1 năm 2014, nó có giá trên 13,6 triệu USD và trở thành một trong những cuốn sách đắt nhất hành tinh.
Cuốn "Les Liliacees"
Cuốn "Les Liliacees" là tác phẩm của họa sĩ và cũng là nhà thực vật học người Bỉ Pierre Joseph Redoute. Quyển sách gồm có 16 chương bao gồm 468 bức tranh màu nước trên giấy da. Lấy cảm hứng từ những bông hoa trong vườn, tác giả đã vẽ bức tranh này để tặng cho người vợ đầu tiên của Napoleon Bonaparte là Hoàng hậu người Pháp Josephine de Beauharnais, cũng là nhà bảo trợ của ông. Cuốn sách được bán đấu giá năm 1985 bởi nhà Sotheby với giá 5,5 triệu USD.
Cuốn sách chép tay Leicester của Leonardo Da Vinci
Nếu chỉ dừng lại ở đó thì cuốn sổ chỉ là cuốn sổ chép tay đơn giản, điều làm cho nó đặc biệt là chủ nhân của nó đã sử dụng kĩ thuật viết mirror writing độc đáo. Muốn đọc được nội dung của cuốn sổ, người đọc nó phải sử dụng một chiếc gương – điều này hoàn toàn ngược lại với kĩ thuật viết thông thường vì đây là cách viết ngược từ trái sang phải. Đây có thể là phong cách riêng biệt của một thiên tài hoặc cũng có thể ông sử dụng nó để bảo mật những tài liệu quý giá của mình. Cuốn sổ được phát hiện vào năm 1960 bởi một nhà điêu khắc tại Milan, chính là người chuyên nghiên cứu các tác phẩm của Leonardo. Sau đó, năm 1917, nó được bá tước Thomas Coke - bá tước đầu tiên của Leicester mua lại và ông đặt tên cho nó là "Leicester Codex". Trải qua 2 thế kỉ cuốn sách lại đến với một số chủ nhân khác với nhiều giá khác nhau.
Người cuối cùng sở hữu cuốn sổ đặc biệt này chính là Bill Gates (tỉ phú Mỹ, người sáng lập ra ra Microsoft). Trong một cuộc đấu giá năm 1994, ông đã mua nó với giá kỉ lục là 30,8 triệu USD và biến "Leicester Codex" trở thành cuốn sách đắt nhất thế giới. Bill Gates không giữ bản chép tay cho riêng mình, thay vào đó, ông quét và tạo nên màn hình nghỉ cho phần mềm Microsoft Plus viết cho hệ điều hành Windows 95.
Cuốn "The Birds of America"
"The Birds of America" (Các loài chim ở Mỹ) là tác phẩm của nhà tự nhiên học kiêm họa sĩ người Mỹ gốc Pháp John Jame Audubon (1785 - 1851). Quyển sách này gồm có 435 văn bản vẽ các loài chim có đính kèm 435 văn bản mô tả chính xác và chi tiết. Điều đặc biệt là những con chim trong cuốn sách này được vẽ với kích thước thật trên giấy khổ lớn 98 x 76cm. Quyển sách là một kiệt tác dưới góc độ khoa học và nghệ thuật.
Cuốn "The Birds of America" được Nhà xuất bản Edinburgh (Anh) in thành 4 quyển trong khoảng thời gian từ 1827 đến 1838 với 200 bản như thế. Trên thế giới hiện nay chỉ còn khoảng 100 bản và rất khó mua được trọn bộ vì nhiều bức tranh đã được đem bán riêng lẻ. Trong một phiên đấu giá do nhà Sotheby tổ chức, một bản sao hoàn chỉnh của quyển "The Birds of America" đã được Michael Tollemache mua với giá 10,27 triệu USD.
Cuốn "Gospels of Henry the Lion"
Cuốn "Gospels of Henry the Lion" là một công trình kiến trúc thu nhỏ với hơn 266 trang và 50 trang minh họa những chi tiết đặc trưng của Châu Âu thế kỉ 12. Cuốn sách được trình bày bởi Henry the Lion nằm trong số 4 bản thảo chói lọi nhất của những cuốn sách phúc âm. Tác phẩm có những kiệt tác tuyệt đẹp của ánh sáng Romanesque dâng trước bàn thờ của Đức mẹ đồng trinh Maria trong Nhà thờ Brunswick. Cuốn sách được bán đấu giá năm 1983 với giá xấp xỉ 11,7 triệu USD.
Cuốn "Bay Psalm Book"
Cuốn "Bay Psalm Book" là tác phẩm đầu tiên được in tại Massachusetts (thuộc nước Mỹ hiện nay, lúc đó là thuộc địa của Anh) vào năm 1640. Nó dày 300 trang và là bản dịch từ tiếng Do thái sang tiếng Anh với những bài Thánh ca của những người theo Thanh giáo. Giá trị lớn nhất của cuốn sách chính là việc nó là cuốn sách đầu tiên được in tại thuộc địa Bắc Mỹ của Anh. Chính vì vậy, cuốn sách như một lời tuyên bố độc lập của New England với giáo hội Anh. Trong lần xuất bản đầu tiên này, cuốn sách"Bay Psalm Book" được in với số lượng 1.700 bản.
Trải qua bao cuộc chuyển biến của lịch sử, hiện nay cuốn sách này chỉ còn 11 bản, nằm rải rác trong các bộ sưu tập của các trường Đại học Harvard, Yale, Oxford, Thư viện cộng đồng New York, Thư viện Huntington ở California và trong bộ sưu tập của nhà thờ Old South ở Boston. Nhà thờ Old South này may mắn giữ được 2 bản, chính vì vậy họ quyết định bán đi một cuốn.
Ngày 26/11/2013, tại cuộc đấu giá của nhà Sotheby ở New York (Mỹ), cuốn sách cổ "Bay Psalm Book" có tuổi đời gần 400 năm đã lập kỉ lục trở thành cuốn sách in được bán với giá cao nhất mọi thời đại. Chỉ chưa đầy 5 phút, cuốn sách đã được David Rubenstein – tỉ phú Mỹ mua về với giá 14,16 triệu USD.
Cuốn "St Cuthbert Gospel"
Cuốn "St Cuthbert Gospel" là một trong những cuốn sách nhỏ nhất, cổ xưa nhất và đắt nhất. Đó là một quyển sách phúc âm màu đỏ, bìa da, được viết bằng tiếng Latin vào thế kỉ thứ 7 với kích thước 5,1 inch x 3,6 inch nằm trong những bản thảo Anglo-Saxon còn sót lại. Nó có nghĩa là lời phúc âm của thánh Cuthbert tại Lindisfarne. (Thực chất cuốn sách này chính là bản chép lại của Gospel of St. John - phúc âm thánh Gioan).
Cuốn sách được đặt trong lăng mộ của ông khi ông được chôn cất tại Lindisfarne vào năm 698. Để đảm bảo an toàn cho bản phúc âm vô cùng quý giá này, thư viện Quốc gia Anh đã mua lại nó trong một cuộc đấu giá năm 2012 sau khi tiến hành các chiến dịch gây quỹ lớn nhất trong lịch sử thư viện. Nó có giá khoảng 14,3 triệu USD. Bản thảo này được đánh giá cao vì nó là bản thảo tồn tại duy nhất trong thời kì đó và đã được bảo quản trong một điều kiện tuyệt vời.
Cuốn "The Canterbury Tales"
Cuốn "The Canterbury Tales" là một bộ sưu tập các câu chuyện của tác giả Geoffrey Chaucer trong suốt thời gian 100 năm chiến tranh ở Anh vào cuối thế kỉ 14.
Cuốn sách gồm hơn 20 câu chuyện chủ yếu được viết bằng thơ, chỉ có một số viết bằng văn xuôi với ngôn ngữ Tiếng Anh trung cổ. Các câu chuyện tập trung kể về người một nhóm người hành hương đi du lịch từ London đến nhà thờ Canterbury. Tại một quán trọ nhỏ, người chủ quán đã gợi ý mỗi người phải kể một câu chuyện để giết thời gian, câu chuyện nào hay sẽ nhận được bữa ăn miễn phí tại nhà trọ vào phút cuối. Những câu chuyện cứ thế được kể ra với những nhân vật đến từ khắp mọi nơi, mọi ngành nghề trong xã hội của thế kỉ 15 lúc bấy giờ.
Điểm độc đáo của cuốn "The Canterbury Tales" chính là nó được kể chuyện bằng nhiều giọng điệu khác nhau và sử dụng ngôn ngữ địa phương là tiếng Anh chứ không phải tiếng Pháp hay tiếng Latin – ngôn ngữ phổ biến và là tiêu chuẩn cho các tác phẩm viết tay lúc bấy giờ. Cuốn sách được đem bán đấu giá vào năm 1998 với giá khoảng 7,5 triệu USD.