Hàng loạt những tập đoàn sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới đang cùng tồn tại và phát triển. Vì sản xuất xe hơi luôn là một trong những ngành công nghiệp có sự cạnh tranh gay gắt. Xin giới thiệu 15 tập đoàn sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới mà chắc chắn ai cũng từng ít nhất một lần nghe đến.
Volkswagen
Tập đoàn Volkswagen (VW Group) thành lập năm 1937, là tài sản Chính phủ Đức cho đến khi nó được bán cho Volkswagen Beetle. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Anh nắm quyền kiểm soát nhà máy cho đến khi trao trả lại công ty cho Đức vào năm 1948.
Vào năm 1933, ngay sau khi trở thành người lãnh đạo nước Đức, Adolf Hitler đã yêu cầu Ferdinand Porsche thay đổi kiểu dáng của chiếc xe năm 1931 để phù hợp hơn với những người đàn ông đang đi làm. Ý nghĩa của từ “Volkswagen” trong tiếng Đức là “xe của nhân dân”, tuy nhiên khác với cái tên có vẻ “bình dân” đó, VW đã từng bước thâu tóm một loạt các thương hiệu lớn trong làng ô tô thế giới. Volkswagen cái tên vừa lạ vừa quen đối với người Việt Nam, tuy nhiên đây lại là tập đoàn ô tô lớn nhất nước Đức sở hữu nhiều thương hiệu xe hơi nổi tiếng như Audi, Bentley, Lamborghini, Porsche, Bugatti và đương nhiên là cả xe Volkswagen.
Volkswagen là một trong những tập đoàn sản xuất ô tô lớn nhất thế giới. Phải nhắc đến những dòng xe hơi hạng sang như: Audi, Bentley, Lamborghini, Bugatti, Porsche… đều thuộc sở hữu của tập đoàn này. Volkswagen còn sở hữu thương hiệu ô tô cùng tên lẫy lừng rất được ưa chuộng trên toàn thế giới. Mới đây, Volkswagen vừa cho biết tập đoàn này đang đi đến những khâu cuối cùng trong việc mua lại thương hiệu Jaguar – Land Rover từ tay Tập đoàn Tata Motors của Ấn Độ.
Vốn hóa thị trường: 142,44 tỷ USD
Volvo
Volvo là một tập đoàn sản xuất đa quốc gia của Thụy Điển có trụ sở tại Gothenburg . Trong khi hoạt động cốt lõi của nó là sản xuất, phân phối và bán xe tải , xe buýt và thiết bị xây dựng, Volvo cũng cung cấp các hệ thống truyền động hàng hải và công nghiệp cũng như các dịch vụ tài chính. Năm 2016, đây là nhà sản xuất xe tải hạng nặng lớn thứ hai thế giới.
Ngay từ những ngày đầu tiên xây dựng và phát triển thương hiệu, Volvo luôn lấy sự an toàn của người sử dụng để làm cốt lõi. Dường như Volvo đã quá chú trọng vấn đề này mà thiết kế bên ngoài của Volvo lại không được đánh giá cao. Điều đó đã vô tình đẩy Volvo rơi vào tình trạng khủng hoảng và phải bán cho Ford vào năm 1999. Khi về tay Ford, thương hiệu xe Volvo cũng không thực sự khởi sắc. Đỉnh điểm là vào năm 2006, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu quét qua khiến tất cả thị trường phải điêu đứng, Ford cũng không ngoại lệ. Năm 2007, Ông Li – chủ tịch Geely Group đã ngỏ lời muốn mua lại thương hiệu Volvo.
Hoạt động chính của công ty là sở hữu, duy trì, bảo vệ và giữ gìn các thương hiệu Volvo (bao gồm Volvo , nhãn hiệu thiết bị Volvo (lưới tản nhiệt & dấu sắt) Volvo Aero và Volvo Penta ) thay mặt cho chủ sở hữu và cấp phép các quyền này cho chủ sở hữu của nó. Công việc hàng ngày tập trung vào việc duy trì danh mục đăng ký nhãn hiệu toàn cầu và mở rộng đầy đủ phạm vi bảo hộ đã đăng ký cho nhãn hiệu Volvo.
Vốn hóa thị trường: 48,15 tỷ USD
Ford
Công ty Ford Motor là một nhà sản xuất ô tô đa quốc gia có trụ sở chính tại Dearborn, Michigan, ngoại ô Detroit. Công ty được Henry Ford thành lập vào ngày 16 tháng 6 năm 1903. Công ty này bán ô tô và xe thương mại dưới thương hiệu Ford và hầu hết các xe hạng sang dưới thương hiệu Lincoln. Các dòng xe của Ford Motor có lẽ đã khá quen thuộc với nhiều người tiêu dùng như: Ford Ranger, Ford Fiesta… Ford Motor đang sở hữu thương hiệu xe Lincoln và có một lượng cổ phiếu của hãng xe Nhật là Mazdaz. Ở phân khúc xe bán tải, thương hiệu xe hơi đến từ Mỹ này có thể nói là số 1 khi các sản phẩm của hãng được bán rất chạy ở nhiều nước châu Mỹ, châu Á lẫn châu Âu.
Ford là nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai của Mỹ (sau General Motors) và lớn thứ năm trên thế giới (sau Toyota, VW, Hyundai-Kia và General Motors) dựa trên lượng xe sản xuất năm 2015. Vào cuối năm 2010, Ford là nhà sản xuất ô tô lớn thứ năm ở châu Âu. Công ty đã trở thành công ty đại chúng vào năm 1956 nhưng gia đình Ford, thông qua cổ phiếu loại B đặc biệt, vẫn giữ 40% quyền biểu quyết. Trong cuộc khủng hoảng tài chính vào đầu thế kỷ 21, Ford đã gần như phá sản, nhưng nó đã quay trở lại và có lợi nhuận. Ford là công ty có trụ sở tại Mỹ đứng thứ mười một trong danh sách Fortune 500 2018, dựa trên doanh thu toàn cầu năm 2017 là 156,7 tỷ USD. Năm 2008, Ford sản xuất 5.532 triệu ô tô và sử dụng khoảng 213.000 nhân viên tại khoảng 90 nhà máy và các cơ sở trên toàn thế giới.
Vốn hóa thị trường: 45,54 tỷ USD
Tesla
Mặc dù là hãng xe hơi sinh sau đẻ muộn (thành lập năm 2003) tuy nhiên Tesla đã khiến cả thế giới ngỡ ngàng trước mức độ phát triển chóng mặt của mình, hiện tại vốn hóa thị trường của Tesla đạt mức hơn 710 tỷ USD. Tesla, Inc. (tên cũ: Tesla Motors, Inc.) là một công ty của Mỹ chuyên thiết kế, sản xuất và phân phối sản phẩm ô tô điện và linh kiện cho các phương tiện chạy điện. Tesla Motors là một công ty đại chúng và giao dịch trên sàn chứng khoán NASDAQ dưới mã TSLA. Trong quý đầu năm 2013, Tesla công bố lợi nhuận lần đầu sau 10 năm phát triển.
Sự quan trọng của công nghệ giúp Tesla vượt qua nhiều hãng xe truyền thống. Hãng xe điện Mỹ trở thành thương hiệu tăng trưởng nhanh nhất thế giới theo xếp hạng của Brand Finance, đồng thời có tên trong Top 10 thương hiệu giá trị nhất, đứng ở vị trí thứ nhất. Hãng xe điện nội địa thống trị bảng xếp hạng doanh số nửa đầu năm 2022, với kết quả nhiều hơn tới 1,6 lần so với á quân. Trong 6 tháng đầu năm nay, có 228.989 chiếc Tesla đăng ký mới tại Mỹ, tăng so với 142.543 xe của nửa đầu 2021. Kết quả này giúp thương hiệu xe điện vượt qua mọi đối thủ ở phân khúc xe sang.
Theo số liệu thống kê về thị trường xe điện, Tesla đã giao 343.000 xe trong quý 3 năm 2022, thiết lập mốc kỉ lục mới tuy nhiên vẫn không đạt so với ước tính do những thách thức về hoạt động vận chuyển. Công ty đã sản xuất 365.923 xe và giao 343.830 chiếc xe trong quý 3 năm nay.
Vốn hóa thị trường: 710 tỷ USD
Ferrari
Ferrari S.p.A là một công ty chuyên về sản xuất siêu xe thể thao của Ý do Enzo Ferrari sáng lập vào năm 1939 với tên gọi ban đầu là Scuderia Ferrari, đến năm 1946, hãng đổi tên thành Ferrari S.p.A như hiện nay. Ngoài xe hơi, Ferrari còn là nhà tài trợ chính cho những giải đua xe lớn cùng các đội đua và vận động viên đua xe trên toàn thế giới. Trong khoảng thời gian 10 năm, cũng như nhà sáng lập của nó, công ty này có mối quan hệ mật thiết với Alfa Romeo. Năm 1938, Ferrari hoàn toàn tách khỏi Alfa Romeo, thành lập công ty Auto Avio Costruzioni Ferrari, chuyên sản xuất phụ tùng siêu xe. Năm 1943, dây chuyền sản xuất chính được chuyển từ Modena tới Maranello.
Tên tuổi của hãng gắn liền với các cuộc đua, đặc biệt là cuộc đua xe Công thức 1. Ngày nay, cái tên cũ Scuderia Ferrari của hãng được dùng để đặt cho tên đội đua Scuderia Ferrari nổi tiếng trong các cuộc đua Công thức 1. Ferrari hiện đang là hãng sản xuất siêu xe nổi tiếng nhất thế giới và luôn là "số 1" khi nhắc đến những mẫu xe hiệu suất cao.
Ferrari kỳ vọng mẫu xe chạy hoàn toàn bằng điện này sẽ chiếm 5% doanh số ô tô mà hãng bán ra trong năm 2025 và tiến tới mức 40% vào năm 2030. Theo Giám đốc điều hành Ferrari - ông Benedetto Vigna, hãng sẽ tập trung phát triển và chế tạo động cơ điện, bộ biến tần và modul sạc pin của riêng mình cho các mẫu xe điện trong tương lai.
Vốn hóa thị trường: 50,77 tỷ USD
Toyota
Hãng xe quốc dân đây rồi, ở vị trí thứ 2 là một cái tên không mấy xa lạ với chúng ta, chắc hẳn rằng bất kỳ ai trong chúng ta đều đã từng nhìn thấy qua 1 hoặc nhiều chiếc xe đến từ hãng này rồi. Toyota là một thương hiệu đã quá nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất xe ô tô trên toàn thế giới. Đây là một tập đoàn đa quốc gia có bề dày lịch sử ra đời và phát triển hơn 80 năm của Nhật Bản. Hiện Toyota có khoảng 63 nhà máy và Việt Nam cũng là một nước có nhà máy Toyota. Một vài dòng xe nổi tiếng của hãng như là: Land Cruiser, Camry, Fortuner, Corolla Altis, Innova, Vios… Trong đó, thương hiệu Lexus là phân khúc dòng xe hạng sang của nhà sản xuất Toyota Nhật Bản.
Toyota Motor Corporation là một nhà sản xuất ô tô đa quốc gia của Nhật Bản có trụ sở tại Toyota, Aichi, Nhật Bản. Trong năm 2017, cơ cấu doanh nghiệp của Toyota bao gồm 364.445 nhân viên trên toàn thế giới Tính đến tháng 9 năm 2018, đây là công ty lớn thứ sáu trên thế giới tính theo doanh thu.
Toyota không phải giảm sản lượng – trải nghiệm bi quan chủ yếu do dịch Covid-19 – giống các đối thủ khác, và doanh số trong quý III/2020 tăng tại Nhật Bản, Bắc Mỹ cũng như châu Âu. Trên toàn cầu, hãng bán được tổng cộng 9,73 triệu xe trong năm tài chính vừa qua. Lợi nhuận ròng của Toyota trong cùng quý III/2020 tăng 50%. Tại Trung Quốc, doanh số của hãng Nhật tăng 10% so với một năm trước.
Vốn hóa thị trường: 205,65 tỷ USD
BMW
Trong lịch sử phát triển, BMW thành lập vào ngày 7 tháng 3 năm 1916, ban đầu chỉ sản xuất xe máy – moto. Mãi đến năm 1928, BMW mới vươn lên thành nhà sản xuất xe ô tô. Ngày 22 tháng 3 năm 1929 BMW sản xuất chiếc xe ô tô đầu tiên. Chiếc xe ô tô này có tên là 3/15 PS và được chế tạo theo bản quyền của chiếc Autin Seven thuộc công ty Anh Austin Motor Company.
BMW là tập đoàn ô tô sở hữu hàng loạt thương hiệu xe hạng sang như Mini và Rolls-Royce. Năm nay BMW đã xuống vị trí thứ 7 trong danh sách các hãng xe hơi lớn nhất hiện nay. Tập đoàn BMW có tên đầy đủ là Bavarian Motor Works, là một nhà sản xuất xe ô tô hàng đầu ở châu Âu và trên khắp thế giới. Mặc dù ngày nay, BMW nổi tiếng với những chiếc xe hạng sang, thể thao, năng động, hiệu suất cao, tuy nhiên thương hiệu này khởi đầu là nhà sản xuất động cơ máy bay trong Thế chiến thứ nhất. Sau Thế chiến thứ hai, BMW đã ngừng dần việc sản xuất động cơ máy bay và chuyển sang các phương tiện di chuyển như ô tô, xe máy và cả xe đạp.
Hiện tại, xe ô tô của BMW được bán trên thị trường với thương hiệu Rolls-Royce, BMW và Mini. Mini là dòng xe cỡ nhỏ, hướng đến phân khúc bình dân, BMW là xe hạng sang hướng đến tầng lớp trung lưu, trong khi đó Rolls-Royce thuộc phân khúc siêu sang, hướng đến tầng lớp quý tộc với hàng loạt các mẫu xe như Phantom, Ghost, Wraith, Dawn và gần đây là chiếc SUV hạng sang Cullinan. Ngoài ra, BMW cũng sản xuất xe máy với thương hiệu BMW Motorrad.
Vốn hóa thị trường: 64,04 tỷ USD
Great Wall Motors
Great Wall Motors là nhà sản xuất ô tô thuộc sở hữu tư nhân của Trung Quốc có trụ sở tại Baoding , Hebei . Được thành lập vào năm 1984, đây hiện là nhà sản xuất ô tô lớn thứ tám tại Trung Quốc, với doanh số 1,281 triệu chiếc vào năm 2021. Được đặt tên theo Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc , công ty là nhà sản xuất xe thể thao đa dụng (SUV) và xe bán tải lớn nhất Trung Quốc . Vào năm 2021, đây là nhà sản xuất xe điện cắm điện lớn thứ ba tại thị trường Trung Quốc, với 4% thị phần, bán dưới các thương hiệu như Ora và Haval.
Mặc dù ban đầu toàn bộ dòng xe của họ mang cùng một huy hiệu, công ty đã lên kế hoạch vào khoảng năm 2010 để bắt đầu phân biệt các sản phẩm SUV, xe du lịch và xe bán tải của mình với tên gọi lần lượt là Haval, Voleex và Wingle. Ngoài Trung Quốc, hiện hãng Great Wall đang hiện diện tại một số thị trường khác trên thế giới như Thái Lan, Úc, Nga, Ý, Brazil, Anh, Đức... Không dừng ở đó, trong năm nay, hãng Great Wall còn lên kế hoạch mở rộng thị trường ra nhiều quốc gia khác, trong đó có cả Việt Nam.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Nikkei Asia, ông Elliot Zhang, chủ tịch của Great Wall khu vực Đông Nam Á và Thái Lan, đã hé lộ kế hoạch này. "Trong năm 2022, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh ở khu vực ASEAN với Thái Lan là địa điểm đặt trụ sở chính. Nhằm mở rộng sự hiện diện trong khu vực ASEAN, chúng tôi lên kế hoạch có mặt tại 4 quốc gia nữa, đó là Malaysia, Việt Nam, Philippines và Singapore", ông Zhang cho biết. Trước 4 quốc gia kể trên, Great Wall hiện đã bán xe tại những thị trường Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Campuchia và Brunei.
Vốn hóa thị trường: 39,04 tỷ USD
BYD
BYD là hãng xe giữ vị trí thứ sáu trong danh sách những hãng xe ô tô lớn nhất thế giới tính đến năm 2022. Thương hiệu ở vị trí thứ 6 là một cái tên khá xa lại với nhiều người Việt Nam, bởi BYD Co. Ltd. (Build Your Dreams) thường được gọi tắt là BYD, là một nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, có trụ sở chính đặt tại Thâm Quyến, Quảng Đông. Công ty được thành lập bởi Wang Chuanfu vào tháng 2 năm 1995, được biết đến như một nhà máy sản xuất pin sạc, cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc, và chống lại pin nhập khẩu từ Nhật Bản. BYD đã tăng trưởng nhanh chóng, chiếm lĩnh một nửa thị trường pin tại nước này và trở thành nhà sản xuất pin lớn nhất Trung Quốc.
BYD có hai công ty con là BYD Automobile và BYD Electronic, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất ô tô, nổi bật là ô tô chạy điện và hybrid , xe buýt , xe tải. Vào năm 2002, BYD mua lại công ty ô tô Tsinchuan và bắt đầu sản xuất những chiếc xe ô tô đầu tiên. BYD đã phát triển nhanh chóng trong ngành công nghiệp ô tô và hiện tại đang xếp thứ sáu trong danh sách những nhà sản xuất ô tô lớn trên thế giới vào 2022.
Vốn hóa thị trường: 66,04 tỷ USD
Honda
Honda là một công ty tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản có trụ sở đặt tại quận Minato, Tokyo. Đây là nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới kể từ năm 1959 và là nhà sản xuất động cơ lớn nhất thế giới với số lượng hơn 14 triệu chiếc mỗi năm. Từ năm 2004 hãng đã chế tạo động cơ diesel vừa êm vừa không cần bộ lọc nhằm đáp ứng tiêu chuẩn chống ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, có thể nói rằng, đây là nền tảng tạo nên sự thành công của công ty xuất phát điểm từ một công ty làm xe máy nhỏ lẻ.
Sau một loạt nhà sản xuất như GM, Audi... Mới đây đến lượt Honda công bố kế hoạch phát triển các dòng xe chạy điện, pin nhiên liệu và tiến tới chỉ bán ô tô điện từ năm 2040. Cụ thể, Honda đặt ra kế hoạch tăng dòng sản phẩm xe điện (EV) và xe điện chạy bằng pin nhiên liệu (FCV) tại các thị trường điện khí hóa lớn như Mỹ, Trung Quốc lên 40% vào năm 2030. Sau đó, con số này sẽ tăng lên 80% vào năm 2035 và tiến tới đạt 100% trên toàn cầu vào năm 2040. Dòng xe hơi hạng sang đầu tiên của Honda kinh doanh ở nước ngoài là thương hiệu Acura. Một số dòng xe khá cũng khá quen thuộc như: Civic, City, Accord, Oddisey, CR-V…
Vốn hóa thị trường: 50,69 tỷ USD
NIO
NIO bắt đầu thành lập vào năm 2014 bởi William Li dưới cái tên NextEV. Li là một người đã từng kiếm được nhiều tiền từ ngành Internet, cũng giống như việc Elon Musk kiếm được tiền từ Paypal rồi đem đi làm xe điện. Li lấy cảm hứng từ Tesla rất nhiều.
NIO định vị mình là một công ty công nghệ chứ không chỉ đơn thuần là hãng sản xuất xe như các tên tuổi truyền thống. Và họ không hề giấu giếm chuyện mình được lấy cảm hứng mạnh mẽ từ Tesla. Xe của NIO được trang bị nhiều công nghệ hiện đại, ví dụ như một con trợ lý ảo hình tròn gắn lên xe tên là NOMI để bạn ra lệnh cho nó làm gần như mọi thứ trên chiếc xe. Kéo kính lên, hạ kính xuống, chỉnh nhiệt độ, bật nhạc lên, thậm chí chụp hình selfie cả nhóm đang ngồi trong xe nó cũng làm được luôn. NIO là công ty ô tô điện Trung Quốc và giữ vị trí thứ 8 trong Top những hãng ô tô lớn nhất thế giới 2022.
NIO là một công ty sản xuất ô tô đa quốc gia, có trụ sở đặt tại Thượng Hải, Trung Quốc, chuyến thiết kế, sản xuất và phân phối xe điện. Công ty được thành lập bởi William Li (Li Bin), Chủ tịch của Bitauto và NextEV. Mặc dù mới ra mắt được 7 năm, tuy nhiên NIO đã nhanh chóng vươn lên và giữ vị trí thứ 8 trong Top những hãng ô tô lớn nhất thế giới tính đến năm 2022.
Vốn hóa thị trường: 62,14 tỷ USD
Mercedes-Benz
Daimler AG trước đây có tên là Daimler-Benz và DaimlerChrysler, thường được biết đến với thương hiệu ô tô hạng sang Mercedes-Benz. Đây là một tập đoàn ô tô đa quốc gia, hiện xếp ở vị trí thứ 4 trên thế giới. Nó có trụ sở chính đặt tại Stuttgart, Baden-Württemberg, Đức. Daimler AG là một trong những nhà sản xuất ô tô và xe tải hàng đầu thế giới với ô tô Mercedes-Benz và xe tải Daimler.
Tính đến năm 2014, Daimler sở hữu hoặc có cổ phần trong nhiều thương hiệu xe hơi, xe buýt, xe tải và xe máy bao gồm Mercedes-Benz, Mercedes-AMG , Smart Automobile, Detroit Diesel, Freightliner, Western Star, Thomas Built Buses, Setra, BharatBenz, Mitsubishi Fuso và MV Agusta. Thương hiệu Maybach hạng sang đã bị khai tử vào cuối năm 2012, nhưng được hồi sinh vào tháng 4 năm 2015 với tên gọi “Mercedes-Maybach” với các phiên bản của Mercedes-Benz S-Class và Mercedes-Benz GLS-Class.
Từ tháng 2/2022, Daimler sẽ chính thức trở thành Mercedes-Benz Group AG, tập hợp 4 thương hiệu Mercedes-Benz, Mercedes-AMG, Mercedes-Maybach và Mercedes-EQ. Động thái này diễn ra khi ngành công nghệ ôtô đang bước vào thời đại mới. Việc đổi tên sang Mercedes-Benz sau khi công ty tách khỏi bộ phận xe tải và xe buýt nhằm nhấn mạnh tương lai sẽ xoay quanh xe xanh và phần mềm. Với quá nhiều thay đổi, Mercedes-Benz cho rằng tốt nhất nên tách biệt quản trị.
Vốn hóa thị trường: 93,32 tỷ USD
Hyundai
Là thương hiệu sản xuất xe hơi lớn nhất Hàn Quốc. Hyundai Motor hiện cũng là 1 trong 10 tập đoàn sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới. Năm 1999, Hyundai mua lại cổ phần của công ty Kia Motors để tiến hành quá trình tái cơ cấu và thành lập ra một liên minh sản xuất xe hơi mới. Năm 2004, Hyundai cho ra mắt mẫu xe hơi hạng sang đầu tiên của mình là Hyundai Genesis. Sau 11 năm phát triển, Genesis được công bố là thương hiệu độc lập vào ngày 4 tháng 11 năm 2015 - tương tự như Lexus của Toyota, Acura của Honda, Lincoln của Ford, Cadillac của General Motors hay Infiniti của Nissan. Tập đoàn Hyundai đã tiết lộ kế hoạch lắp ráp mẫu xe thuần điện tại Việt Nam từ giữa năm sau khi liên doanh của TC Group và Hyundai khánh thành nhà máy sản xuất thứ 2 ở Ninh Bình.
Mẫu xe điện đầu tiên của Hyundai lắp ráp có thể là Ioniq 5 và dự kiến sẽ được sản xuất ở nhà máy mới vào khoảng giữa năm sau. Nhà máy này vừa được khánh thành với công suất thiết kế 100.000 xe/năm, giúp nâng cao năng lực sản xuất của hãng tại Việt Nam lên 180.000 xe/năm, đáp ứng tốt nhu cầu trong nước cũng như hướng đến xuất khẩu sang các nước trong khu vực.
Trước khi lắp ráp xe điện, nhà máy lắp ráp thứ 2 của liên doanh này sẽ sản xuất bản hybrid của mẫu SUV Hyundai Santa Fe. Điều này cho thấy năng lực lắp ráp của nhà máy mới ở Việt Nam khi được đầu tư nhiều công nghệ hiện đại với các dây chuyền ở xưởng hàn, xưởng sơn đều được tối đa hoá robot và tự động hoá. Xưởng lắp ráp được quản lý dữ liệu theo thời gian thực.
Vốn hóa thị trường: 49,36 tỷ USD
Stellantis
Stellantis được thành lập dựa trên cơ sở sáp nhập của Tập đoàn Fiat Chrysler Automobiles và Tập đoàn PSA. Stellantis NV là tập đoàn sản xuất xe ô tô đa quốc gia được thành lập vào ngày 16 tháng 1 năm 2021 dựa trên cơ sở sáp nhập 50:50 giữa tập đoàn Fiat Chrysler Automobiles của Ý và Tập đoàn PSA của Pháp. Công ty có trụ sở chính đặt tại Amsterdam, Hà Lan và tính đến tháng 5 năm 2021, Stellantis là hãng sản xuất ô tô lớn thứ chín trên thế giới.
Tuy nhiên, sự hợp nhất này có thể là con dao 2 lưỡi. Stellantis sẽ bắt đầu chuyến trường chinh của mình với 7 thương hiệu thuộc FCA và 4 thương hiệu khác từ PSA, dù họ có thể đang lớn mạnh hơn một chút so với quá khứ, nhưng nếu có chút sai sót về chiến lược thì thất bại là điều dễ nhìn thấy. Hầu hết mọi thương vụ M&A đều dẫn đến vấn đề "giẫm chân nhau" về nhân sự và nhiều vấn đề khác, chúng có thể gây ra sự sụp đổ của một số sản phẩm hoặc thậm chí cả thương hiệu.
Stellantis hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, phát triển, sản xuất và phân phối xe ô tô dưới 15 thương hiệu, bao gồm Abarth, Alfa Romeo, Jeep, Lancia, Maserati, Chrysler, Citroën, Dodge, DS, Fiat, Fiat Professional, Opel, Peugeot, Ram và Vauxhall. Ngoài ra, công ty này cũng sở hữu thương hiệu phụ tùng ô tô Mopar. Hiện tại, Stellantis có 407.545 nhân viên, với các cơ sở sản xuất tại 30 quốc gia và phân phối xe ô tô đến hơn 130 quốc gia.
Vốn hóa thị trường: 52,36 tỷ USD
General Motors
Luôn nằm trong Top 5 hãng xe hơi lớn nhất thế giới – General Motors Company, thường được gọi tắt là GM, là một công ty đa quốc gia có trụ sở chính tại Detroit, Michigan, Hoa Kỳ. Công ty này được thành lập vào ngày 16 tháng 9 năm 1908 với tư cách là một công ty cổ phần. Công ty này được tái cơ cấu vào năm 2009 và trở thành công ty sản xuất ô tô lớn nhất nước Mỹ và một trong những hãng xe hơi lớn nhất thế giới.
Vào thời kỳ đỉnh cao, General Motors chiếm 50% thị phần Hoa Kỳ và giữ vị trí số 1 trong Top 10 hãng xe ô tô lớn nhất thế giới từ năm 1931 đến năm 2007. Tính đến năm 2022, General Motors đứng thứ 22 trong bảng xếp hạng Fortune 500 về các tập đoàn lớn nhất Hoa Kỳ tính theo tổng doanh thu.
Là một trong “Big Three” tại Hoa Kỳ, General Motors sở hữu các thương hiệu nổi tiếng như Buick, Chevrolet, Cadillac và GMC. Tại thị trường Việt Nam, Chevrolet nhắm vào phân khúc xe bình dân trong khi Cadillac lại nhắm vào dòng xe sang, dành cho tầng lớp có thu nhập cao. Các mẫu xe phổ biến bao gồm Chevrolet Cruze, Chevrolet Captiva và Cadillac Escalade. Bên cạnh đó, General Motors sẽ sử dụng công nghệ đó để theo dõi lượng khí thải liên quan đến các trình điều khiển của xe điện của họ và sử dụng thông tin đó để giúp họ quyết định nơi đầu tư vào các nỗ lực năng lượng tái tạo để giảm thiểu tác động của xe điện.
Vốn hóa thị trường: 80,31 tỷ USD