Top 12 Đặc sản của “quê hương quan họ” Bắc Ninh

Bắc Ninh không chỉ nổi tiếng với những làn điệu quan họ mượt mà thể hiện nét đẹp ngàn đời của xứ Kinh Bắc mà nơi đây còn có những món ăn đặc sản nức tiếng xa gần khiến ai lỡ ăn một lần cũng không thể quên.

Gà Hồ

Chẳng biết gà Hồ có từ bao giờ nhưng tên tuổi của nó gắn với dòng tranh Đông Hồ thì không ai phủ nhận. Giống gà này rất đẹp mã, thịt thơm ngon nên ăn một lần thì sẽ nhớ mãi chẳng thể quên. Gà Hồ được mệnh danh là đặc sản tiến Vua nức tiếng đất quan họ.


Tùy thuộc mẫu mã, cân nặng mỗi con gà có giá khác nhau: Gà dưới 4kg có giá từ 400.000-450.000 đồng/kg; gà 5-6kg được bán từ 500.000 đồng/kg trở lên. Những con gà siêu đẹp có giá cả triệu đồng 1kg người ta còn tranh nhau. Nhiều vị khách đến đây mua gà đã phải thốt lên có tiền mua chẳng dễ. Thế mà người ta vẫn nhớ mãi chẳng thể nào quên được cái hương vị bùi bùi, ngọt ngọt của gà Hồ Bắc Ninh.


Gà Hồ chỉ ăn ở làng Hồ mới là ngon nhất, bất kì đâu trong làng bạn ghé 1 quán ăn có phục vụ món ăn đều có thể thưởng thức hương vị tuyệt vời nhất. Gà Hồ luộc, hấp, hầm thuốc bắc.... đều ngon nức lòng.

Gà Hồ tiến Vua
Gà Hồ tiến Vua
Địa chỉ mua gà Hồ đúng chuẩn Bắc Ninh

Nem làng Bùi

Nem là một món ăn chơi được nhiều người ưa chuộng, trở thành một phần không thể thiếu trong ẩm thực đất Việt. Về Bắc Ninh, bạn không nên bỏ qua món Nem Bùi, một trong những món ăn nức tiếng vùng Kinh Bắc.


Nem Bùi được khai sinh ở làng Bùi Xá, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Nghề làm nem ở đây đã có từ hàng trăm năm nay, đời này nối tiếp đời kia phát triển và gìn giữ nghề của cha ông để lại. Hiện nay, nem Bùi đã có mặt trên thị trường, trở thành món ẩm thực ngon, rẻ và là món quà tặng ý nghĩa cho bạn bè, người thân sau mỗi dịp ghé qua Bắc Ninh.

Nem làng Bùi
Nem làng Bùi
Có nem nơi đâu ngon như Làng Bùi

Bánh phu thê Đình Bảng

Đình Bảng là nơi gắn bó với phát tích của triều Lý và cũng là nơi đầu tiên làm ra loại bánh phu thê (hay được gọi là bánh xu xê hoặc bánh xu xuê). Bánh thường được gói thành từng cặp là một trong những lễ vật không thể thiếu trong đám cưới hỏi của người Kinh Bắc, như một biểu tượng chung thủy của lứa đôi.

Bánh phu thê - thứ bánh ngon từ lúc ngắm bằng mắt cho đến khi tận hưởng hương vị đặc biệt không chỉ là thứ quà quê dân dã được lòng du khách ghé chơi mà còn là đặc sản nổi tiếng của vùng Kinh Bắc. Loại bánh đặc biệt này chứa đựng biết bao hàm ý mà người dân muốn gửi gắm và mang những giá trị văn hóa vô cùng độc đáo. Bạn có thể mua bánh phu thê ở bất cứ đâu tại Bắc Ninh, cũng có thể tìm mua ở những cửa hàng, siêu thị lớn trên cả nước.

Bánh phu thê vàng như viên ngọc đỗ ngọt mịn, thơm ngon
Bánh phu thê vàng như viên ngọc đỗ ngọt mịn, thơm ngon
Nào có ai quên chiếc bánh phu thê trọn nghĩa, vẹn tình xứ Bắc quan họ

Bánh khúc làng Diềm

Đến làng Diềm, du khách không chỉ được lắng nghe những câu quan họ mượt mà của liền anh, liền chị mà còn được thưởng thức những chiếc bánh khúc xanh thơm, thắm đượm hồn quê dân dã. Chẳng biết từ khi nào, bánh khúc làng Diềm (Yên Phong - Bắc Ninh) lại nổi tiếng và thu hút du khách gần xa như thế, chỉ biết rằng từng chiếc bánh tròn nhỏ như nắm xôi ấy đã tạo nên một nét văn hóa ẩm thực riêng cho mảnh đất Kinh Bắc này. Nhân bánh khúc làng Diềm có nhiều nét giống với bánh trưng như đỗ xanh đồ chín giã nhỏ, hạt tiêu thơm phức và thịt ba chỉ thái nhỏ, chỉ khác cho thêm chút tóp mỡ băm nhỏ trộn đỗ xanh để tăng vị béo ngậy khi ăn.


Thưởng thức bánh khi còn nóng hổi là thơm ngon nhất. Lúc này lớp vỏ bánh bóng mọng bốc hơi nghi ngút, khách vừa thổi vừa ăn để cảm nhận hương thơm, bùi của lá khúc cùng vị ngậy béo của nhân đỗ thịt. Chiếc bánh khúc dường như là sự kết hợp hoàn hảo các sản vật đặc trưng của làng Diềm, mang đến hương vị độc đáo, hấp dẫn không dễ gì trộn lẫn. Muốn nghe quan họ, muốn ăn bánh khúc, về Diềm quê em...!!!! Thế nên chẳng có ở đâu bánh khúc lại ngon như làng Diềm.

Bánh khúc làng Diềm
Bánh khúc làng Diềm
Bánh khúc làng Diềm, duyên tình miền quan họ

Bánh đúc lạc

Bánh đúc lạc là món ăn tiếp theo nằm trong danh sách những món ăn đặc sản khi đến với Bắc Ninh mà bạn nên thưởng thức. Bánh đúc lạc à món ăn được làm từ những nguyên liệu rất mộc mạc như là gạo tẻ, đậu phộng và các laoị gia vị để nêm nếm.


Với sự khéo léo, và tỉ mẫn của đôi bàn tay, các mẹ các chị ở Bắc Ninh đã làm ra món bánh đúc lạc khiến bao người mê mẩn này. Để làm bánh đúc lạc, người nấu cần ngam gạo tẻ với nước vôi trong sau đó nghiền nnhuyễn thành bột và bắc lên bếp, trong quá trình nấu pahỉ quậy thật đều tay cho đến khi đủ độ quyệnh bỏ thêm vào lạc rang và trộn đều để nguội là chúng ta đã có ngay bánh đúc lạc.


Khi ăn bánh đúc lạc thì phải ăn kèm với nước chấm đó chính là tương Đình Tổ. Đây là sự kết hợp hoàn hảo khi những nguyên liệu bà hương vị của hai món này bổ sung cho nhau đem đến sự đặc biệt cho món ăn.

Bánh đúc lạc
Bánh đúc lạc
Bánh đúc lạc
Bánh đúc lạc

Cháo thái Đình Tổ

Cháo thái Đình Tổ cũng là một trong những món ăn được xem là đặc sản của mảnh đất quan họ Bắc Ninh. Đây là một món ăn gắn liền với sự tích trạng nguyên Lê Văn Thịnh về thăm Đình Tổ. Và lâu dần cháo thái đã trở thành một trong nhưng điểm độc đáo trong ẩm thực Bắc Ninh mà hiếm nơi nào có được.


Để nấu một nồi cháo thái Đình Tổ ngon, người nấu cần phải xây khô bột gạo rồi sau đó nhồi với nước nắm thành một cục bột to. Tiếp đến, dùng dao thái cục bột thành từng lát mỏng khi nồi nước dùng sôi lên. Nước dùng của cháo thái được làm từ nước luộc thịt gà hoặc nước luộc thịt lợn và cho thêm vào đó các loại thịt để trên bếp một thời gian để nước có vị ngọt của thịt. Khi cháo chín, cho thêm một ít hành, hạt tiêu và nêm nếm một ít mắm, muối sao cho vừa ăn.


Khi thưởng thức món cháo thái Đình Tổ người ăn sẽ cảm nhận được hương thơm và vị ngọt béo của nước dùng,thêm vào đó là sự nhẹ nhàng, tan chảy của cháo khi cho vào miệng nên món ăn này tạo được sự độc đáo và gây án tượng cho những ai đã từng thưởng thức.

Cháo thái Đình Tổ
Cháo thái Đình Tổ
Cháo thái Đình Tổ
Cháo thái Đình Tổ

Cháo cá Tích Nghi

Món ăn cuối cùng nằm trong danh sách những món ăn đặc sản tại Bắc Ninh đó chính là Cháo cá Tích Nghi. Vào một ngày tiết trời se lạnh mà được thưởng thức một tô cháo cá nóng nóng làm ấm bụng thì còn gì bằng. Bởi vậy, khi có dịp ghé đến với Bắc Ninh, đặc biệt là vào mùa đông thì hãy nhanh chân thưởng thức món cháo cá Tích Nghi, chắc chắn sẽ làm cho bạn cảm thấy hài lòng.


Để nấu được một nồi cháo cá ngon thì người nấu phải chú ý khi cháo vừa chín tới mới thả cá vào. Khi làm như vị thì cháo nấu ra sẽ không bị tanh mà lại còn thơm ngon hơn. Khi thưởng htức món này, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt và beo béo của từng miếng cá chắc nịch hòa quyện cùng với các loại rau thơm như hành, tía tô, mùi, thì là, cải cúc,… làm kích thích các vị giác của người ăn. Vì thế, nếu đến với bắc Ninh thì phải thử món cháo cá Tích Nghi nầy nhé!

Cháo cá Tích Nghi
Cháo cá Tích Nghi
Cháo cá Tích Nghi
Cháo cá Tích Nghi

Cỗ chay Đào Xá

Không chỉ được biết đến là làng quan họ gốc mà người Đào Xá còn có tài làm cỗ chay đãi khách vừa ngon vừa khéo. Cứ vào ngày hội chùa (mùng 7 tháng Giêng) hàng năm, người dân nơi đây lại làm cỗ chay đãi khách. Đặc biệt, trong mâm cỗ chay mời khách của làng Đào Xá, món bánh cắp và chái cái là hai món đặc trưng không thể thiếu. Dù là cỗ chay, nhưng mâm cỗ chay của làng Đào bao giờ cũng có gần chục món với hơn 10 cái bát đĩa để đựng. Trên mâm thường có bánh chưng, bánh rợm, bánh rán, bánh cắp, một đĩa giò, 4 bát nấu, 5 bát cháo cái…


Trong đó bánh cắp và cháo cái là hai món đặc trưng, nhất định không thể thiếu trên mâm cỗ mời khách của làng Đào Xá trước đây. Ngày nay, nguồn thực phẩm phong phú nên rất ít gia đình ở Đào Xá còn làm những món ăn này. Hiện, trong làng chỉ còn 5, 7 người biết làm hai món bánh cắp và cháo cái là cụ Nguyễn Thị Cư, Nguyễn Thị Bảy đều đã ngoài 70 tuổi và một vài phụ nữ khác là con gái và con dâu từng được cụ Cư, cụ Bảy truyền dạy. Vì thế mà muốn ăn cỗ chay ngon đúng vị Đào Xá thì hãy ghé miền quê quan họ.

Mâm cỗ chay Đào Xá
Mâm cỗ chay Đào Xá
Gợi ý mâm cơm chay

Bánh tẻ làng Chờ

Ai đã từng ăn bánh tẻ (hay còn gọi là bánh răng bừa), một thứ quà quê nổi tiếng của huyện Yên Phong thì sẽ khó mà quên được vị ngọt từ thịt, mùi thơm của hành, cái giòn của mộc nhĩ và sự dẻo thơm của bột bánh. Những ngày lễ tết ở vùng Yên Phong đã đành, nay thì ở hội Lim (Tiên Du), hội Đền Đô (Từ Sơn)... các nhà hàng khách sạn ở Bắc Ninh, Hà Nội rồi đến những ngày khánh thành, lễ cưới sang trọng đều thấy có bánh tẻ làng Chờ. Đang lúc rượu ngà ngà các món cao lương ngũ vị cũng đã ngán cả rồi thì thứ bánh tẻ quê mùa vừa dẻo vừa dai, vừa giòn vừa thơm, vừa thanh vừa mát làm cho người thêm tỉnh táo, lại chắc cái dạ thì thật là tuyệt.


Bánh tẻ ăn lúc còn nóng mới ngon. Mâm cỗ ngày tết sau khi nhâm nhi chén rượu, mới bóc bánh ra, dùng con dao bài xắt bánh bày lên đĩa, lúc bấy giờ mọi người cùng thưởng thức. Bánh tẻ làng Chờ dẻo chứ không nhão, nát như thứ bánh giò mà bạn thường thấy, vừa có độ giòn lại vừa có vị đậm, vị béo của nhân, nồng nàn của mùi lá, không thể lẫn vào thứ bánh tẻ nào khác được.

Bánh tẻ làng Chờ
Bánh tẻ làng Chờ
Có vị ngọt nào bằng bánh tẻ làng Chờ

Tương Đình Tổ

Đã có bánh đúc lạc thì không thể không nhắc đến Tương Đình Tổ khi nói về những món đặc sản của Bắc Ninh. Khác với những loại tương khác, tương Đình Tổ được làm với nguyên liệu chủ yếu đó chính là hạt ngô. Để làm được một tương đình Tổ ngon, người làm cần phải lựa chọn kĩ càng những hạt ngô, những hạt ngô được lựa chọn phải là những hạt ngô đỏ có hạt mẩy, căng bóng, đỗ tương hảo hạng, hạt đều vàng sữa thơm ngon và nếp cái hoa vàng có hạt thơm, chắc. Tiếp đến đem ngô phơi, làm sạch lớp mỏng bên ngoài rồi đem đồ thành xôi và ủ lên men tự nhiên tròng vòng khoảng nửa tháng.


Sản phẩm tương Đình Tổ trải qua một quá trình lựa chọn kỹ càng và công phu nên chắc chắc hương vị của nó cũng rất thơm ngon, đặc biệt là rất tốt cho sức khỏe và giàu dinh dưỡng. Tương Đình Tổ đặc sánh vừa dậy mùi béo ngậy, ngọt ngọt thích hợp để chấm với rau luộc, cá nướng, thịt luộc hay bún. Bên cạnh đó, Tương Đình Tổ cũng được xem như là một ón quà mà các du khách khi ghé đến với Bắc Ninh đều đem về một ít làm qua cho bạn bè và người thân.

Tương Đình Tổ
Tương Đình Tổ
Tương Đình Tổ
Tương Đình Tổ

Bún làng Tiền

Từ lâu, bún đã trở thành món ăn không thể thiếu trong đời sống của người dân Kinh Bắc nói riêng, cả nước nói chung. Mỗi khi thưởng thức món riêu cua, chả nướng… họ đều nhắc tới bún làng Tiền, xã Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh. Tất cả các công đoạn từ chọn gạo, xay bột, làm chín, ép qua khuôn tạo sợi đều rất tỉ mỉ và công phu mới có thể làm ra những sợi bún tươi ngon, dẻo dai như vậy. Thưởng thức bún chả phải về làng Tiền ăn đĩa bún với đủ gia vị ăn kèm mới không quên được.


Bún chả làng Tiền đặc biệt thơm ngon, bún được làm thủ công vừa trắng ngà bắt mắt, vị lại ngọt không dai vẫn mềm mà dính. Chả thịt được nướng bằng quen tre vô cùng thơm, còn nguyên vị ngọt của thịt mà không mất đi cái gia vị đã tẩm ướp vào đó. Bún ăn kèm rau sống cực quyện vị lại thêm chút ớt, nước chấm chua ngọt kèm chút dứa, tỏi nữa thì còn gì bằng.

Bún làng Tiền
Bún làng Tiền
Bún làng Tiền

Thịt chuột Đình Bảng

Nói đến thịt chuột nhiều người sẽ có cảm giác ghê sợ nhưng ở Đình Bảng đây lại được coi là đặc sản. Từ lâu lắm rồi, thiên hạ đồn thổi “cỗ Đình Bảng không có thịt chuột là không to”. Chỉ một câu nói ngắn gọn như này cũng đủ hiểu món thịt chuột “đặc biệt” với người dân nơi đây ra sao. Và có thể nói cỗ thịt chuột ở Đình Bảng đã đạt tiêu chí nghệ thuật ẩm thực xứ Kinh Bắc ngàn năm văn hiến nên tiếng lành đồn xa là thế.


Nghe có vẻ hơi đáng sợ nhưng món ăn nổi tiếng của làng Đình Bảng này phải thưởng thức ở làng Đình Bảng thì mới đúng vị nhất, ở quán dẫu có nhiều cũng không thể ngon bằng.

Thịt chuột Đình Bảng
Thịt chuột Đình Bảng
Thịt chuộc Đình Bảng nức tiếng gần xa

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?