Bạn thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường so với những đứa trẻ khác trong độ tuổi nhưng chưa xác định được đó là biểu hiện của bệnh gì. Sau đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết dấu hiệu của bệnh tự kỷ.
Trẻ tự kỷ thường gắn bó với những đồ vật vô tri vô giác. Trẻ dễ dàng quan tâm đến những chi tiết, đến hình thức đặc biệt của một số đồ vật mà không quan tâm đến công dụng thực sự của nó, thường có kèm các động tác liếm và ngửi.
Trẻ tự kỷ thường có biểu hiện về rối loạn giấc ngủ, trẻ không thể phân biệt được ngày và đêm,nhiều lúc dẫn đến trẻ khó chịu bực tức nếu nghiêm trọng có thể bị mộng du trong đêm. Các bậc phụ huynh phải chú ý quan tâm về giấc ngủ của trẻ để kip thời chữa trị cho trẻ.
Có những việc trẻ vừa đã làm nhưng trẻ lại làm lại một cách vô thức. Hay có đôi lúc ở trên lớp học giáo viên hỏi trẻ vừa trả lời nhưng sau đó lại lặp lại nhiều lần. Ngoài ra trẻ còn xuất hiện một số biểu hiện như trẻ hay lặp lại những hành vi quen thuộc như chơi với bàn tay trước mắt, thường lắc đầu, lắc lư thân mình.
Trẻ bệnh tự kỷ thường có những hành vi kỳ lạ, khác thường như đi trên các ngón chân, chạy vòng tròn, đi từng bước, lắc lư, đu đưa thân người. Đôi khi, trẻ có những hành vi tự gây thương tích như đánh vào đầu, tự cắn, cào cấu bản thân, nhổ tóc,…
Rối loạn ăn uống là một dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỷ thường gặp ở trẻ. Trẻ có biểu hiện chán ăn thường xuyên ói mửa trong lúc ăn, và thích ăn mút. Ở tuổi lớn hơn, trẻ có thể ăn uống một cách khác lạ hơn trẻ bình thường như: từ chối ăn những thức ăn không được băm nhỏ; các thức ăn từ sữa hầu như chiếm vị trí độc quyền.
Bệnh tự kỷ thường hay xuất hiện ở lứa tuổi học sinh tiểu học. Ở lứa tuổi này so với những trẻ bình thường thì các em rất hiếu động vui vẻ và hòa đồng, thấy thích thú khi tham gia các hoạt động xã hội như múa hát sân trường, hay trò chơi có đông người. Nhưng nếu trẻ bị tự kỉ các em lại ngại tiếp xúc với đám đông các em thường muốn ngồi một mình trong góc tối và không muốn tham gia bất kì các hoạt động nào ngay khi ở nhà với bố mẹ và người thân.
So với những trẻ bình thường thì trẻ tự kỷ có trí tuệ phát triển chậm hơn. Các em chậm trong suy nghĩ và chậm trong trong học tập, ở lớp học các em không thể theo kịp được các bạn học cùng lớp. Có nhiều vấn đề giáo viên đã lặp lại rất nhiều lần nhưng học sinh vẫn không biết và thường hay hỏi những câu hỏi hết sức ngây ngô.
Trẻ tự kỷ thường có biểu hiện chậm chạp hơn so với các trẻ cùng lứa tuổi. Ví dụ như khi học thể dục ở trường các bạn trong lớp sẽ hăng hái tham gia tập luyện nhưng đối với trẻ tự kỷ các em ngại tham gia các bài tập đó, các em có cảm giác sợ hãi và đôi khi trẻ còn xuất hiện các biểu hiện như nhăn nhó mặt, xoắn vặn bàn tay, xoay đầu, đập đầu,... nhưng đều diễn ra một cách chậm chạp.
So với những trẻ cùng chăng lứa thì trẻ tự kỷ sẽ có dấu hiệu là bị rối loạn về ngôn ngữ một số em còn bị chậm nói hoặc nói không được rõ lời, phát âm từng tiếng. Ngoài ra còn còn một số trường hợp ngôn ngữ có thể hoàn toàn không có, trẻ bị câm hoặc chỉ phát ra những tiếng động, những âm thanh vô nghĩa hoặc tiếng kêu lặp đi lặp lại.
Khác với những đứa trẻ khác thì trẻ tự kỷ thích chơi một không muốn chơi với bất kì bạn bè nào, nhiều lúc các em còn nói chuyện một mình, trẻ chỉ thích chơi với những đồ chơi luôn gắn bó bên mình và xem nó là bạn. Người bạn bạn đặc điệt có thể là con búp bê, con gấu bông, chú mèo,… và nếu bạn lấy đi “người bạn thân thiết” ấy của trẻ và thay thế bằng một đồ chơi khác, trẻ sẽ lập tức phản ứng rất dữ dội như khóc thét, la hét và sau đó là lầm lì.
Hành vi chống đối là biểu hiện rõ nhất khi trẻ bị tự kỷ. Trẻ nhìn mọi thứ xung quanh đều cảm thấy khó chịu mà không thích thú. Nếu ai đó lấy đi của trẻ một cái gì hoặc bị thay đổi một thứ gì đó ở trong phòng hay đồ dùng của trẻ thì các em sẽ có những biểu hiện tức giận mãnh liệt nhiều lúc còn hét ầm lên và ném đồ đạc và mọi thứ xung quanh.