Giày là phụ kiện vô cùng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, xã hội ngày càng phát triển, ngành thời trang và công nghiệp sản xuất giày rộng mở, những đôi giày đã mang trong mình những kiểu dáng mới, được biến tấu vô cùng phong cách. Tuy vậy, không thể nói rằng từ xa xưa, giày không có những kiểu dáng đa dạng và phong cách, top 5 đôi giày truyền thống dưới đây chính là minh chứng rõ ràng nhất.
Giày cao gót của đàn ông châu Âu
- Chắc chắn khi nhìn thấy những hình ảnh dưới đây bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên vì mức độ điệu đà của các quý ông phương Tây thời xưa cũng không thua kém gì phụ nữ cả. Bởi vì những đôi giày của đàn ông vào thế kỉ 17 ở châu Âu được trang trí khá điệu với ruy băng, hoa thêu hoặc in. Đặc biệt là những đôi giày này còn có phần đế cao, thoạt nhìn bạn có thể nghĩ đó là đôi giày của phái nữ vậy.
- Khá dễ hiểu bởi vì vào thời kì này giày tất là một phần rất quan trọng trong cuộc sống của đàn ông phương Tây và vua Louis 14 là một trong những người đầu tiên chọn đi giày cao gót khiến nó trở thành mốt thời ấy.
Giày cô dâu bằng gỗ - Pháp
- Đôi giày truyền thống độc đáo này được dùng phổ biến trong các lễ cưới ở Pháp vào thế kỉ thứ 19. Quê hương của đôi giày này là thung lũng Bethmale, phía Nam thành phố Saint Girons ở quận Ariege.
- Hình dáng của chúng vô cùng độc đáo, bởi đế làm bằng gỗ và có phần mũi nhọn hoắt hướng lên trên. Theo phong tục, những người đàn ông thường tặng cho vợ sắp cưới của mình những đôi giày này trong ngày lễ trọng đại, và giày có mũi càng nhọn thì chứng tỏ tình yêu của anh ta dành cho vợ càng sâu sắc.
Okobo - Nhật Bản
- Không khó để nhận biết đôi giày trong bức ảnh dưới đây là đôi giày truyền thống của đất nước Nhật Bản. Ra đời từ những năm 70 của thế kỉ 20, loại guốc này được dùng phổ biến trong giới maiko (hay còn gọi là geisha tập sự). Nó đặc biệt bởi có chiếc đế cực cao, nó giúp họ tránh vấy bùn lầy vào những bộ kimono.
- Vào mùa hè những đôi Okobo này lại được dùng phổ biến, chúng được thiết kế với một khúc gỗ chắc chắn duy nhất để làm đế cao. Những đôi giày loại này thường cao 14 cm, khi đi trên sàn gỗ hoặc đá tạo ra những tiếng kêu cách cách.
- Ngoài ra, màu sắc của giải chữ V trên đôi Okobo này thường thể hiện đẳng cấp trong giới maiko, những đôi có màu đỏ tượng trưng cho maiko mới vào nghề, còn đôi có màu vàng là của những maiko sắp chuyển sang geisha.
Giày Sen - Trung Quốc
- Đôi giày này xuất hiện vào thế kỉ thứ 10 tức thời đại cai trị của nhà Hán, đây là đôi giày nhằm thu gọn đôi chân của phụ nữ. Lúc bấy giờ người ta quan niệm rằng người phụ nữ đẹp phải có đôi chân nhỏ, chính vì vậy đôi giày Sen ra đời.
- Đôi giày này có dạng như một cái bát, dáng con và đế xuồng thường được làm bằng da để bó thật chặt bàn và gót chân. Giày Sen kiểu này có mặt nhiều ở phía Bắc Trung Quốc, đặc biệt là Bắc Kinh xưa. Còn ở vùng phía Nam như Quảng Đông thì giày này thường được làm bằng lụa đen hay vải cotton, đế bằng phẳng hơn.
- Đôi giày Sen này có kích cỡ rất nhỏ, hầu hết phụ nữ thời đại này đều phải bó xương chân lại mới có thể đeo vừa. tục lệ này khiến cho những người phụ nữ xưa có đôi chân nhỏ nhưng phải chịu rất nhiều đau đớn và khó khăn trong đi lại sinh hoạt. Rất may là đến nay, tục lệ này không còn nữa.
Kabkabs – Lebanon
- Kabkabs là những đôi giày truyền thống của Lebanon, đây là loại giày được làm bằng gỗ đính bạc dành cho phụ nữ khi đi trên những con đường nhiều bùn đất. Những đôi giày kiểu này nhưng sang trọng hơn là gắn đá, ngọc, bạc thì chỉ dành cho tầng lớp quý tộc hay những người có địa vị, tài sản và quyền lực.
- Đôi giày này khi đi trên đá cẩm thạch phát ra tiếng kêu vang, cái tên Kabkabs ra đời cũng là vì thế. Vào những dịp lễ quan trọng người ta còn làm đẹp cho mình bằng cách gắn bạc lên giày.