Trải qua hàng triệu năm lịch sử, con người dần tiến hóa từ thô sơ đến hiện đại như ngày nay, hàng trăm hàng nghìn phát minh khoa học quan trọng được ra đời cải thiện rõ rệt cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên trên thế giới vẫn tồn tại khá nhiều hủ tục lập dị, dường như ánh sáng văn minh của nhân loại chưa chiếu sáng tới những vùng đất tăm tối và lạc hậu đó. Phải nói là rất may khi mà những nghi lễ đáng sợ và cả những hủ tục ăn thịt người đã gần như là bị xóa nhưng ở tại nhiều nơi, thì hủ tục đó vẫn được coi như là một phần tất yếu của cuộc sống. Hãy cùng Toplist tìm hiểu những hủ tục đáng sợ nhất của thế giới loài người qua bài viết dưới đây nhé.
Nghi lễ đấu roi của bộ tộc Fulani
Những cư dân của bộ tộc Fulani ở Benin, châu Phi có nghi lễ đánh dấu tuổi trưởng thành vô cùng đặc biệt. Các cậu bé sẽ được xem là trưởng thành sau khi trải qua một trận roi hành hạ đẫm máu để thể hiện sức mạnh, tự chủ và lòng dũng cảm. Người ta chọn một cây gậy dài và được vót nhọn, sắc để đảm bảo mỗi roi quất ra là một đòn đau đớn nhất.
Sau khi các cậu bé đã có vũ khí, gia tộc ở khắp nơi tập hợp lại để chứng kiến hai thanh niên đọ sức với nhau. Cả hai cậu bé đều sẽ xông vào và quật nhau dữ dội. Mục tiêu của các cậu bé là gây khó dễ cho đối thủ, mỗi cậu bé được ra ba đòn và không ai được thể hiện sự đau đớn, sợ hãi. Đám đông sẽ quyết định ai là người thể hiện sự can đảm nhất thông qua thử thách này và đó sẽ là người chiến thắng của trận đấu. Đứa trẻ chiến thắng sẽ được mọi người trong bộ tộc công nhận đã trở thành đàn ông.
Bó chân
Trong tất cả các tập tục hủ tục cổ xưa, thứ làm người ta hận nhất có lẽ bó chân. Nó kéo dài từ thời Minh cho tới mãi thời Dân Quốc mới xem như chấm dứt. Trong suốt chiều dài lịch sử hiện diện của mình, bó chân được xem như một mốt thời thượng, thậm chí dần dà biến thành một quy định. Nếu một cô gái xuất thân từ gia đình đứng đắng mà không thực hiện bó chân, thì cô ta sẽ bị xã hội khinh thường, thậm chí không thể lấy chồng hoặc sau khi lấy sẽ bị nhà chồng khinh ghét. Bó chân là dùng vải vóc buộc vòng quanh chân các bé gái, để phần chân trở nên nhỏ và nhọn và được xưng là ba tấc sen vàng, nó là một trong những biểu tượng cái đẹp của Trung Quốc thời cổ đại. Nhưng thời gian khởi nguyên và lý do đây được xưng là sen vàng thì tới nay vẫn chưa ai biết. Hủ tục này hiện nay đã bị huỷ bỏ hoàn toàn.
Tuy nhiên để miêu tả việc bó chân, dân gian có câu: “Bó một đôi chân, khóc một hang nước mắt”. Cái tên ba tấc sen vàng dù có đẹp mấy thì cũng là đánh đổi bằng sức khoẻ và máu của các cô gái. Tuổi để thực hiện bó chân tuỳ mỗi nơi mỗi khác, ở Thiên Tân thì khoản 4 - 5 tuổi, bất khoản 3 - 4 năm để hoàn thành việc này, đến 7 - 8 tuổi thì xem như đã có hình dáng sơ bộ. Theo ghi chép về quá trình này thì vào lúc chuẩn bị bó chân, các bé gái sẽ được ngâm chân trong nước nóng, nhân lúc chân còn ấm, bé quặp phần ngón chân trừ ngón cái vào lòng bàn chân, đồng thời bôi phèn chua lên các ngón chân, phần lưng bàn chân sẽ được đẩy lên cao, giữ nguyên tư thế này và bó lại. Bằng cách này chân sẽ cong lại, chiều dài chân cũng nhỏ theo.
Người cá sấu ở Papua New Guinea
Nghi lễ này là một nghi lễ trưởng thành của những bộ tộc đang sinh sống dọc theo sông Sepik ở Papua New Guinea. Những người tham gia vào nghi lễ thì sẽ được những người già ở trong làng dùng dao hoặc là những vật sắc nhọn để chích và rạch vào cơ thể. Những vết rạch sẽ được cố tình để lại vết sẹo lồi lên, rất thô ráp giống y như vảy của con cá sấu. Không chỉ vậy, trước khi được coi là một người đàn ông, các cậu bé còn phải chịu sự sỉ nhục, miệt thị của nhiều người cùng bộ tộc trong vài tuần. Bởi họ nghĩ, điều này sẽ giúp tăng sức chịu đựng của những chàng trai, nếu không, họ sẽ trở nên yếu đuối như phụ nữ.
Sau khi nghi lễ kết thúc, vết thương sẽ được các bậc tiền bối lau sạch máu và để lành tự nhiên. Những cơn đau sẽ kéo dài trong nhiều ngày khiến cho các chàng trai khó có thể sinh hoạt như bình thường. Theo những gì mà thổ dân người Papua New Guinea nghĩ thì chính lớp da cá sấu được tạo ra sau nghi lễ này sẽ có thể hút hết được tính trẻ con của những cậu bé và có thể người đàn ông thực thụ.
Nghi lễ nhảy cắm đầu
Khi nghe tới tên của nghi lễ này thôi ai cũng phải hoảng sợ và hình dung được hình thức của nghi lễ này rồi phải không ạ? Đây là một trong những nghi lễ truyền thống của người dân Vanuatu sinh sống ở Nam Thái Bình Dương. Để mà được công nhận là một chiến binh thực thụ, thì hầu hết tất cả các cậu bé sẽ phải trải qua nghi lễ kinh sợ, đó chính là nhảy từ trên cao nhất của căn chòi ở trên xuống dưới đất với tư thế là cắm đầu.
Ở Nam Thái Bình Dương, trên một khoảng đất trống, các thành viên trong bộ tộc Vanuatu dựng lên một tòa tháp có cấu trúc "ọp ẹp" cao 20 - 30m từ thân cây. Những cậu bé chỉ được công nhận là những chiến binh thực thụ khi vượt qua được nghi lễ đáng sợ này. Những thanh niên, kể cả cậu bé 7 - 8 tuổi cũng đều được tham gia vào nghi lễ. Họ sẽ nhảy từ tháp gỗ cao đó xuống mà chỉ được "bảo hiểm" bằng 2 sợi dây tết bằng lá nho.
Có khá nhiều người tham gia bị thương, thậm chí bị chết do các cành cây gãy đâm vào người, vỡ đầu, gãy cổ... Tuy nhiên, cũng có không ít chàng trai được công nhận là đàn ông sau khi vượt qua thử thách nguy hiểm này. Họ quả là người may mắn và đương nhiên trở thành người trưởng thành. Theo người dân bộ tộc Vanuatu, nghi lễ này được thực hiện để cầu mong cho vụ mùa năm đó sẽ bội thu, nếu người nhảy xuống từ độ cao càng cao thì vụ mùa càng thắng lợi. Và những chàng trai dám chiến đấu và vượt qua thử thách, không sợ hi sinh thân mình cho bộ tộc, dân làng thì mới xứng đáng là những chiến binh của Vanuatu.
Là ngực của phụ nữ
Cameroon và một số quốc gia ở châu Phi thực hiện hủ tục "là ngực" vô cùng rùng rợn dành cho nữ giới. Ngay từ khi còn nhỏ, các bé gái đã phải chịu đựng sự đau đớn để ngực phẳng như nam giới với quan niệm sẽ tránh được những cuộc tấn công tình dục. Các cô gái khi mà đến độ tuổi mới lớn, thì hầu hết sẽ phải trải qua một hình thức với tên gọi là “là ngực”.
Trong nghi lễ này người ta sẽ dùng bàn là, một thanh sắt hoặc là những viên đá nóng cho áp vào ngực của những đứa trẻ với mục đích duy nhất là để kìm hãm sự phát triển về mặt kích cỡ của chúng. Những người Cameroon tin rằng khi làm điều này sẽ giúp cho những bé gái có thể thoát khỏi những kẻ hiếp dâm và những lũ người xấu. Cho tới tận ngày nay tại nhiều vùng trên đất nước Cameroon, thì hủ tục này vẫn còn được tồn tại mặc dù là nó đã từng bị phản đối gay gắt từ liên hiệp quốc và từ cộng đồng quốc tế.
Lật giường gai
Ở thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông,Trung Quốc đến nay vẫn còn lưu giữ một nghi thức cổ xưa tên là lật giường gai. Tức là lấy dây gai quấn thành giường, những người dũng cảm trong thôn sẽ cởi trần nằm lên giường lật người và quay người vài vòng, thường những người này sẽ bị thương khắp toàn thân sau khi nghi thức kết thúc.
Giường gai có hai loại, một loại là dùng tấm ván gỗ nguyên khối, ghim đầy dinh sát, chế thành một cái giường đinh đầy đinh nhọn, một loại khác là dùng chiếu làm nền, bên trên phủ kín các loại thực vật có góc cạnh gân đầu bò hoang... hình thành một cái giường gai. Người tham gia sẽ cởi trần nằm lên giường quay lật người, bên cạnh có người gõ trống khua chiên cổ vũ.
Nghi thức này được thực hiện để chứng minh một người được thần linh che chở hoặc ban cho sức mạnh, sau khi thực hiện nghi thức, nếu người thực hiện không bị thương hoặc chảy máu, người này sẽ được người dân tôn sùng và kính trọng như thần thánh.
Hủ tục xiên giáo qua lưỡi hoặc má
Đây là phong tục truyền thống bao đời nay của lễ hội Thaipusam xuất phát từ Ấn Độ. Họ kỉ niệm ngày ra đời của Chúa Murugan bằng cách dùng ngọn giáo nhọn đâm xuyên qua 2 bên má hoặc lưỡi của họ. Các tín đồ của đạo Hindu không ngại đau khi xỏ các xiên sắt dài xuyên qua cơ thể nhằm bày tỏ lòng thành với thần Murugan.
Theo thời gian lễ hội này ngày càng trở nên đa sắc và “đẫm máu hơn”. Trong lễ hội, các tín đồ tham gia nhiều hoạt động để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần và xin được ban phước lành. Không chỉ đàn ông mà phụ nữ đều sẵn sàng chịu đau đớn để xỏ vô số vật thể sắc nhọn như những xiên sắt hay móc câu xuyên qua lưỡi, miệng, lưng. Người Hindu tin rằng hành động này sẽ giúp gột rửa hết tội lỗi. Họ dùng một loại bột để cầm máu và giảm đau. Không chỉ bó hẹp trong phạm vi Ấn Độ, ngày nay tục lệ này cũng đã bắt đầu xuất hiện ở Sri Lanka, Malaysia, Mauritius, Singapore, Thái Lan và Myanmar.
Tục ăn thịt người
Có tới 4 tộc người đang lưu giữ hủ tục này trên thế giới. Đó là tộc aghori babas, bộ tộc Wari, tộc người Korowai và tộc người xiximes. Nhóm người Aghori Babas sống ở Varanasi, Ấn Độ có tục ăn thịt người chết. Họ là những người đàn ông suốt đời độc thân. Không chỉ ăn thịt người chết, họ còn bôi lên cơ thể tro từ các xác chết được hỏa táng, uống rượu đựng trong đầu lâu và lấy xương người chết làm giường ngủ.
Ở bộ tộc Wari, vào trước thập niên 60 của thế kỷ XX, việc ăn thịt người, đặc biệt là xác người chết được coi là việc vô cùng thiêng liêng, nhằm bày tỏ tình yêu và lòng tôn kính với những người đã khuất. Bộ tộc này từng tồn tại tục ăn thịt người, săn đầu người. Theo đó, những người trong gia đình bị trù ếm sẽ có quyền giết và ăn thịt những người được cho là phù thủy đã ám hại họ.
Hầu hết những bộ xương người rải rác từ năm 1425 đến nay được tìm thấy ở khu vực từng có người Xiximes sinh sống đều cho thấy những vết tích của việc nấu chín hoặc chặt, cắt bằng đá. Đây chính là điểm khác biệt của bộ tộc ăn thịt người này so với các tộc khác. Đó là không chỉ ăn sống, họ còn nấu chín thịt người lên. Nghe thôi, bạn đã thấy rùng rợn chưa nào?
Cắm roi vào miệng
Papua New Guinea được xem là một vùng đất của những bộ lạc có rất nhiều những hủ tục lạc hậu. Một trong số những hủ tục đó chính là nghi lễ cắm roi vào miệng người dân trong bộ tộc Matausa. Đây là được xem là một phần trong nghi lễ trưởng thành dành cho những cậu bé của những người tộc Matausa. Những cậu bé chỉ khi trải qua nghi lễ này thì mới được coi là những người đàn ông. Các chàng trai của bộ tộc Matausa, Papua New Guinea chỉ thực sự được công nhận là đàn ông sau khi trải qua một nghi lễ trưởng thành rùng rợn.
Họ sẽ phải dùng những que dài, hay chiếc roi mỏng bằng gỗ, đưa qua miệng, xuyên qua họng tới khi nôn ra hết mọi thứ. Sở dĩ những chàng trai này phải thực hiện nghi lễ đó là bởi người dân Matausa cho rằng, họ cần phải làm sạch dạ dày - cho ra ngoài hết những thứ có trong cơ thể trước khi chính thức trở thành một người đàn ông. Sau đó, họ tiếp tục cắm những chiếc roi này vào mũi khiến cho chảy máu. Cuối cùng, những chàng trai sẽ dùng đầu gậy đâm vào lưỡi nhiều lần. Theo cư dân bộ tộc Matausa, nghi lễ này là một hình thức thanh tẩy cơ thể và tâm hồn một cách toàn diện, khiến họ đủ tiêu chuẩn để trở thành một đấng nam nhi thực thụ.
Nghi lễ không ngủ
Nghi lễ này được xem là một thử thách dành cho những chiến binh tương lai của một bộ lạc Mandan ở Pakistan. Tất cả những chàng trai khi mà đã được tham gia vào nghi lễ này thì sẽ không được ăn và ngủ trong vòng 4 ngày liền. Đến ngày thứ 5, họ sẽ được đưa tới một căn lều và ở đây, họ sẽ phải ngồi để những người đi trước rạch ngực, vai bằng chiếc que gỗ vót nhọn. Những chiếc xiên gỗ này sẽ xuyên sâu vào các cơ bắp, sau đó, họ sẽ bị treo ngược lên tường cho đến khi ngất vì đau đớn.
Không dừng lại ở đó, những quả cân sẽ được đeo thêm ở chân của các chàng trai. Khi ngất đi, các chiến binh tương lai sẽ được kéo xuống, chờ phần thử thách tiếp theo. Sau khi tỉnh lại, chàng trai sẽ phải hi sinh, "hiến" ngón tay út của mình cho thần linh. Chỉ sau khi thực hiện tất cả những nghi lễ trên, các chàng trai trẻ này mới được công nhận là người đàn ông của bộ tộc.