Trên thế giới có rất nhiều loài chim quý hiếm, làm nên tính đa dạng và phong phú cho giới động vật nói riêng và giới sinh vật nói riêng. Chúng không chỉ có hình dáng độc đáo, lạ lùng và lại còn vô cùng hiếm thấy trên thế giới, để săn được những tấm ảnh về chúng đối với nhiều nhà khoa học là cả một quá trình mòn mỏi. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu về các chim này nhé.
Chim chiến đảo Giáng sinh
Bức ảnh này ghi lại hình ảnh chú chim chiến đảo Giáng sinh bay trên Ấn Độ Dương. Các loài chim được tìm thấy trên lãnh thổ của đảo Giáng sinh đang dần biến mất do mất môi trường sống, việc khai thác mỏ phốt phát, ô nhiễm biển và đánh bắt quá mức.
Cú lợn rừng
Cú lợn rừng là một loài cú thuộc Họ Cú lợn. Con chim trưởng thành trán, đỉnh đầu và đĩa mặt màu hung, nâu phớt tím. Lông quanh mắt màu mận chín, vòng cổ trắng với mút lông màu nâu tím thẫm và đen. Phần còn lại của bộ lông nhìn chung có màu nâu với các đốm nhỏ màu đen rải rác. Đuôi hung nâu, có vằn đen nằm ngang. Mắt nâu thẫm, mỏ vàng hung, chân nâu hoặc nâu vàng. Loài chim này được đưa vào sách đỏ Việt Nam, có giá trị thẩm mỹ và hoa học rất cao, là nguồn gen quý, có số lượng cá thể hiểm và ít gặp.
Cò mỏ quăm
Chim vảy cá
Chim ruồi Honduran Emerald
Một bức ảnh của loài chim ruồi được chụp ở Honduras. Số lượng của loài này cũng đang giảm mạnh do môi trường sống bị mất.
Vẹt bụng cam
Vẹt đêm New Zealand
Vẹt đêm New Zealand hay gọi là vẹt kakapo, vẹt cú, là một loài chim trong họ Strigopidae. Nó là một loài vẹt không bay được đặc hữu New Zealand.
Loài này hiện nay cực kì quý hiếm và nguy cấp, tính đến tháng 2 năm 2012, loài chim này chỉ còn 126 cá thể được biết đến. Trước hết, do chúng chỉ sống trong rừng già New Zealand, thứ hai, do chúng chẳng còn được bao nhiêu (có thể nói, số lượng cá thể của loài kakapo hiện đếm được trên đầu ngón tay) nên loài này rất ít được biết đến.
Hiện nay, hai đảo lớn Fiordland, Resolution và Secretary, là chủ đề của các hoạt động phục hồi sinh thái quy mô lớn để chuẩn bị tự duy trì hệ sinh thái với môi trường sống thích hợp cho các con Kakapo.
Chim Palila
Sếu đầu đỏ
Sếu đầu đỏ hay còn gọi là sếu cổ trụi, là một phân loài của loài sếu Sarus. Đây là phân loài chim quý hiếm tại miền nam Việt Nam, nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ IUCN thế giới.
Trong các loài chim bay, thì sếu đầu đỏ là loài chim bay cao nhất. Chúng có chế độ ăn tạp, có thể ăn các thức ăn thô thường gặp tại đầm lầy và các vùng nước nông như rễ, củ cây, côn trùng, động vật giáp xác và một số loài thú có vú nhỏ. Sếu đầu đỏ phương Đông trưởng thành cao khoảng 150–180 cm; sải cánh từ 220–250 cm và có trọng lượng trung bình 8–10 kg, là loài lớn nhất trong họ sếu.
Tại Việt Nam, những năm gần đây, Sếu đầu đỏ đã trở lại vùng Đồng Tháp Mười rộng lớn do sinh cảnh đất ngập nước nơi đây đã được phục hồi gần với điều kiện tự nhiên trước đây, giúp cho các bãi thức ăn của chúng phát triển trở lại. Hàng năm, có khoảng gần 20 cá thể xuất hiện tại khu vực này.
Chim ô-tit Ấn Độ
Loài chim tuyệt đẹp và dũng mãnh này cũng đang nằm trong danh sách cần bảo vệ. Môn thể thao săn bắn đã đưa nó vào danh sách sách đỏ.