Top 10 Loài động vật có trái tim kỳ lạ nhất thế giới

Do kích thước cơ thể cùng những đặc điểm khác nhau nên trái tim của mỗi loài động vật cũng đa dạng về kích thước lẫn đặc trưng. Khi nghỉ ngơi, trái tim con người đập từ 60 đến 80 lần một phút, nhưng trong cùng thời gian đó, trái tim của một con nhím ngủ đông chỉ đập 5 lần và trái tim của một con chim ruồi có thể đạt tới 1.260 nhịp. Trái tim của con người nặng khoảng 0,6 pound (0,3 kg), trong khi hươu cao cổ có trọng lượng tim nặng khoảng 25 pound (11 kg). Cùng điểm qua những loài có trái tim đặc biệt nhất trong thế giới động vật qua danh sách dưới đây.

Loài gián

Giống như các loài côn trùng khác, gián có một hệ tuần hoàn mở, có nghĩa là máu của nó không chứa đầy các mạch máu. Don Moore III, một nhà khoa học cấp cao tại Vườn Quốc gia Smithsonian ở Washington, D.C cho biết máu ở loài gián chảy qua một cấu trúc duy nhất với 12 đến 13 ngăn.


Moore nói: “Gián và các loài côn trùng khác thở bằng các khe hở trên bề mặt cơ thể thay vì phổi, do đó máu không cần vận chuyển oxy từ nơi này đến nơi khác.” Thay vì gọi là máu, chất này được gọi là hemolymph, chứa các chất dinh dưỡng và có màu trắng hoặc vàng. Trái tim của gián cũng không tự đập. Cơ bắp trong khoang mở rộng và co lại để giúp tim gửi hemolymph đến phần còn lại của cơ thể.


Trái tim ở gián không cánh thường nhỏ hơn ở những con biết bay và trái tim của chúng đập với tốc độ tương tự trái tim của con người.


Trong số 4600 loài gián có khoảng 30 loài sống trong môi trường gần con người. Khoảng bốn loài gián được biết đến là loài gây hại. Những hóa thạch giống loài gián sớm nhất có từ kỷ Than Đá, vào khoảng 354–295 triệu năm trước đây. Tuy nhiên, những hóa thạch này khác so với những loài gián hiện đại ở chỗ chúng có cơ quan đẻ trứng dài và là tổ tiên của cả bọ ngựa lẫn gián hiện đại. Những hóa thạch đầu tiên của các loài gián hiện đại với cơ quan đẻ trứng nằm trong cơ thể xuất hiện vào đầu kỷ Creta.

Loài gián
Loài gián

Cá mút đá myxini

Cá mút đá myxini là loài cá biển kỳ lạ có hình thù giống lươn và có thể tiết ra lượng chất nhờn lên đến gần 4 lít. Số chất nhờn này có dạng sợi và bọc quanh cá mút đá myxini như một cái kén để bảo vệ chúng. Toàn bộ cơ thể của cá mút đá myxini khá kỳ lạ trong đó phải kể đến các đốt sống thô sơ và hình thù của hộp sọ.


Nhưng điều kỳ lạ nhất có lẽ chính là chúng có đến 4 quả tim. Một quả tim có nhiệm vụ bơm máu chính, nó được gọi là brachial heart, trong khi ba quả tim còn lại đóng vai trò hỗ trợ. Tim của cá mút đã phân bố ở nhiều khu vực khác nhau trong cơ thể.


Cá mút đá là một trong số ít các sinh vật cổ đại còn tồn tại tới ngày nay. Chúng đã xuất hiện và tồn tại trên trái đấy cách đây hơn 300 triệu năm. Cá mút đá biển hay còn gọi là cá ninja có tên tiếng anh là Petromyzon marinus vốn là loài cá ký sinh. Chúng xuất hiện nhiều nhất ở Đại Tây Dương cũng như biển Địa Trung Hải.


Cá mút đá có cơ thể khá dài, trung bình một chú cá ninja trưởng thành kích thước cơ thể có thể đạt tới 90cm. Cá mút đá có da trơn, mập mạp, không có xương, chỉ có phần sụn trắng trải dài theo cơ thể. Về màu sắc: Cá mút đá thường có 2 màu phổ biến là trắng nâu và xám đen trên lưng và bụng. Ngoài ra, cá mút đá cũng được tạo hóa bạn tặng rất nhiều hệ thống tiết chất nhờn dọc chiều dài cơ thể. Khi gặp nước biển có thể sản xuất ra hàng lít dung dịch nhờn trong một thời gian ngắn.

Cá mút đá myxini
Cá mút đá myxini

Cá voi

Trái tim của cá voi xanh giữ kỷ lục lớn nhất trong giới động vật sống ngày nay. James Mead thuộc khoa động vật có xương sống tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia thuộc Viện Smithsonian cho biết nó có kích thước bằng một chiếc ô tô nhỏ và nặng khoảng 430 pound (430 kg). Giống như các loài động vật có vú khác, tim của cá voi có bốn ngăn. Khi cá voi xanh lặn sâu xuống đại dương, nhịp tim của chúng chậm lại còn 4 nhịp mỗi phút, điều này giúp chúng kéo dài hơi thở trong thời gian lặn và thậm chí có thể giảm thiểu chứng bệnh giảm áp.


Cá voi xanh là động vật lớn nhất còn tồn tại và nặng nhất từng tồn tại, miệng của nó có thể nuốt trọn một đội bóng đá 11 cầu thủ và trái tim của nó có kích thước tương đương một chiếc xe hơi 4 chỗ ngồi. Nhìn chung, các con cá voi xanh ở bắc Đại Tây Dương và Thái Bình Dương nhỏ hơn các cá thể ở các vùng nước gần Nam Cực. Tuy nhiên, giá trị đo trung bình trong khoảng 150-170 tấn được ghi nhận cho cá thể dài 27 m. Một cá thể có chiều dài 30 m theo Phòng thí nghiệm động vật có vú biển quốc gia Hoa Kỳ (National Marine Mammal Laboratory) đạt tới 180 tấn. Con cá voi xanh lớn nhất được các nhà khoa học ở đây xác định được là con cái có khối lượng 177 tấn.


Một loài vật khổng lồ có nghĩa là các bộ phận cơ thể của nó cũng thuộc loại "hàng khủng", ví dụ như chiếc lưỡi của cá voi xanh ước tính khối lượng trung bình khoảng 3 tấn. Trong khi đó khối lượng trung bình của 1 con voi chỉ khoảng 2,7 tấn, điều đó có nghĩa là lưỡi của cá voi xanh còn nặng hơn cả 1 con voi.


Thậm chí, cá voi xanh còn vượt trội về kích thước so với những sinh vật đã biến mất như khủng long. Một trong những chi khủng long lớn nhất trong Đại Trung Sinh là Argentinosaurus, chỉ nặng đến 90 tấn, bằng với cá voi xanh trung bình. Trong khi đó loài khủng long cổ dài thường thấy trong các bộ phim hay chương tình khoa học, Amphicoelias fragillimus, dù đạt chiều dài 58 m, được ước tính nặng 122,4 tấn vẫn nhẹ hơn cá voi xanh.

Cá voi
Cá voi

Chim ruồi

Trái tim con người thường đập 72 nhịp/phút, nhưng cùng thời gian đó, trái tim động vật như chim ruồi đập 1.260 lần trong suốt chuyến bay. Nhịp tim của chim ruồi có thể đẩy lên 1200 lần/phút, và nhịp thở của chúng là 250 lần/phút.


Ngoài ra, Chim ruồi, một loài chim kỳ lạ, giữ nhiều kỷ lục trong thế giới loài chim như có tốc độ bay nhanh nhất, loài chim duy nhất có thể bay lùi, loài chim nhỏ nhất. Dưới đây là 19 điều thú vị về chim ruồi, mời các bạn khám phá. Chim ruồi là loài chim duy nhất có thể bay lùi do cánh của chúng có thể hoạt động tự do theo chiều hướng của vai. Cấu tạo đặc biệt này còn cho phép chim ruồi có thể bay đứng yên một chỗ và giữ cho đầu chim cố định. Chim ruồi nổi tiếng với khả năng vỗ cánh cực kì nhanh với tần suất 70-80 lần/giây. Với chiều dài khoảng 8cm, nặng từ 2 - 20gram, chim ruồi là loài chim nhỏ nhất trên Trái Đất.


Theo các chuyên gia về chim ruồi, loài chim nhỏ bé này có thị giác rất tốt giúp chúng có thể nhìn thấy thức ăn cách xa khoảng 1,3km. Tổ chim ruồi rất nhỏ, có kích thước bằng một quả óc chó Anh. Chim ruồi có khoảng 400 loài, chúng sinh sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới, gần đường xích đạo. Não bộ của chim ruồi chỉ to bằng hạt gạo nhưng chúng có trí nhớ siêu hạng khi cần tìm kiếm thức ăn. Chim ruồi có thể nhớ được bông hoa nào chúng đã từng hút mật và thời gian cần thiết để một bông hoa tái tạo lại mật hoa.


Chim ruồi họng đỏ dài khoảng 7-9 cm, nặng khoảng 2,83 gram và có thể di cư hơn 600 dặm (khoảng 965km). Chỉ có chim ruồi họng đỏ đực mới có họng màu đỏ. Khi trưởng thành chim ruồi họng đỏ đực có kích thước nhỏ hơn so với con cái. Chim ruồi cái làm tất cả mọi việc mà không có sự giúp đỡ từ con đực, từ xây tổ, đẻ trứng cho đến chăm con non.

Chim ruồi
Chim ruồi

Gấu Bắc Cực

Mùa đông tại Bắc Cực, nhiệt độ xuống rất thấp, kéo theo các loại thức ăn rất khan hiếm. Gấu Bắc Cực có xu hướng giảm nhịp tim để tiết kiệm năng lượng trong kỳ ngủ đông. Giấc ngủ của chúng thường không chìm sâu. Nhịp tim giả m từ 70 lần xuống 8 lần/phút, thân nhiệt không thay đổi. Chúng có thể lập tức thức giấc khi cần. Khi ở trong hang, chúng không ăn và sống nhờ vào lượng mỡ của cơ thể; trong thời gian này, chúng không hề đại, tiểu tiện.


Khi nhiệt độ môi trường giảm, khó tìm thức ăn, gấu Bắc Cực bắt đầu ngủ đông. Gấu Bắc Cực còn có lớp mỡ dày đến 10 cm giúp giữ ấm cơ thể, ngay cả khi nhiệt độ xuống tới -40 độ C. Gấu Bắc Cực cách nhiệt rất tốt, nếu quan sát bằng camera hồng ngoại, chúng ta chỉ nhìn thấy bàn chân chúng mà thôi. Vì thế, khi gặp điều kiện mùa đông không thuận lợi, hoặc khi gấu cái mang thai, chúng chỉ việc chui vào hang, cuộn tròn lại và ngủ để tránh rét và tiết kiệm năng lượng.


Tuy ngủ đông trong một thời gian dài, nhưng gấu Bắc cực hầu như luôn bảo tồn được sức mạnh và sự cường tráng trong cơ bắp của chúng. Chúng sẽ hồi tỉnh sau giấc ngủ đông kéo dài khoảng ba tháng, nhưng vẫn giữ được hơn 3/4 sức mạnh của cơ bắp mà không cần đến một mẩu thức ăn hay giọt nước nào. Nếu con người cũng bất động trong khoảng thời gian tương tự, họ sẽ mất khoảng 90% sức mạnh.


Nhiều loài động vật khác cũng buộc phải đi ngủ vào mùa đông vì không chạy trốn được, không kiếm ăn được, hay không có bộ lông dày để giữ ấm, chúng đành phải chọn hình thức... ngủ (vừa tiết kiệm năng lượng, vừa trốn kẻ thù và tránh rét) như loài chuột marmotte, hay gấu nâu ở Pyrenees, chúng ngủ liền 6 tháng.

Gấu Bắc Cực
Gấu Bắc Cực

Cá ngựa vằn

Cá ngựa vằn cũng là loài có trái tim độc đáo. Ngoài một tâm nhĩ và một tâm thất, chúng còn có hai cấu trúc chưa từng thấy ở người đó là xoang tĩnh mạch (là một túi nằm phía trước tâm nhĩ) và ống động mạch (là một ống nằm ngay sau tâm thất).

Nhưng tại sao trái tim ở cá lại được kết cấu như vậy? Bởi vì mang cá rất mỏng manh và có thể bị hỏng nếu huyết áp quá cao. Bản thân các ống động mạch bulbus rất có độ đàn hồi so với bản chất cơ bắp của tâm thất.


Bên cạnh đó, tim cá ngựa vằn có thể tái sinh. Khi cá ngựa vằn bị tổn thương tim, nó có thể ngay lập tức tái tạo một quả mới để thay thế. Nghiên cứu chỉ ra rằng cá ngựa vằn có thể tái tạo lại 20% cơ tim bị phá hủy chỉ sau hai tháng. Tim của loài cá này chỉ có một tâm nhĩ và một tâm thất đồng thời có tới hai cấu trúc khác hoàn toàn so với tim người.


Cá ngựa vằn hay cá sọc ngựa là một loài cá nước ngọt thuộc họ Cá chép, bộ Cá chép. Có nguồn gốc từ Nam Á, nó là một loài cá cảnh phổ biến, thường được bán dưới tên thương mại là cá ngựa vằn danio (và do đó thường được gọi là "cá nhiệt đới" mặc dù nó là cả cá nhiệt đới và cá cận nhiệt đới). Cá ngựa vằn là một sinh vật mô hình động vật có xương sống quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học, ví dụ như trong phát triển thuốc, đặc biệt là phát triển tiền lâm sàng. Nó cũng đáng chú ý vì khả năng tái tạo của nó, và đã được các nhà nghiên cứu biến đổi để tạo ra nhiều chủng chuyển gen.


Cá ngựa vằn được đặt tên do có năm sọc ngang, có sắc tố, màu xanh lam ở bên thân, gợi nhớ đến các sọc của ngựa vằn, và kéo dài đến hết vây đuôi. Hình dạng của nó có dạng hình trục chính và bị nén về phía bên, với miệng hướng lên trên. Con đực có hình ngư lôi, giữa các sọc xanh có sọc vàng; con cái có bụng lớn hơn, màu trắng và có sọc bạc thay vì vàng. Con cái trưởng thành có một nhú sinh dục nhỏ ở phía trước gốc vây hậu môn. Cá ngựa vằn có thể dài tới 4–5 cm, mặc dù chúng thường dài 1,8–3,7 cm trong tự nhiên với một số biến thể tùy thuộc vào vị trí. Tuổi thọ của nó trong điều kiện nuôi nhốt là khoảng hai đến ba năm, mặc dù trong điều kiện lý tưởng, thời gian này có thể kéo dài đến hơn năm năm.Trong tự nhiên, nó thường là một loài hàng năm.

Cá ngựa vằn
Cá ngựa vằn

Giun đất

Bạn muốn “chiếm” được trái tim của loài giun? Đó là điều không thể vì thực tế chúng không có tim. Thay vào đó, loài giun có năm phần giả bọc quanh thực quản của nó. Những bộ phận giả này không bơm máu, mà chúng ép các mạch máu để giúp lưu thông máu khắp cơ thể. Nó cũng không có phổi và hấp thụ oxy qua lớp da ẩm. Giun đất có máu đỏ chứa hemoglobin, một loại protein mang oxy, nhưng không giống như người, giun có hệ tuần hoàn mở.


Một đặc tính rất thú vị ở giun đất là khả năng phục hồi cơ thể sống. Nếu giun đất không may bị tách rời làm đôi, chúng vẫn có thể sống mà thiếu phần còn lại. Tuy nhiên, hai phần tách rời vẫn là của một cá thể. Giun đất tuyệt đối không thể tự tạo thành 2 cá thể mới khi bị tách rời.


Giun đất có khả năng tái tạo phân đoạn bị mất, tuy nhiên khả năng này phụ thuộc vào từng loài riêng biệt. Bên cạnh đó, nếu bị thương quá nghiêm trọng thì chúng cũng không thể nào sống sót được. Khác với những gì nhiều người lầm tưởng, nếu một con giun đất bị cắt đôi, chúng sẽ không mọc lại thành hai con giun mới. Lúc này, nửa thân trước chứa đầu giun có thể vẫn tiếp tục sống và tái tạo ra phần đuôi của nó. Thay vào đó, phân nửa còn lại chứa đuôi giun lại không thể tự mọc đầu và sẽ chết.


Giun đất có môi trường sống rất đơn giản, là một loại động vật thường sinh sống trong môi trường ẩm ướt, nương rẫy, ruộng đồng,…. Nói chung, tất cả những nơi có đất ẩm ướt sẽ có giun đất tự hình thành và phát triển. Đặc biệt, những nơi có nhiều mùn hữu cơ càng có số lượng giun đất dồi dào hơn.

Giun đất
Giun đất

Bạch tuộc và mực

Được biết đến khi sở hữu tới 3 quả tim trong một cơ thể, các loài động vật thân mềm như mực, bạch tuộc duy trì hô hấp bằng cách bơm oxy qua các mạch máu bằng 2 quả tim ở hai bên cơ thể trong khi quả tim trung tâm sẽ vận chuyển oxy đến các cơ quan còn lại. Các loài Cephalopods (động vật thân mềm) cũng có máu xanh theo nghĩa đen vì chứa nguyên tố đồng trong máu.


Bạch tuộc có 8 chi dạng xúc tu, đặc điểm này được thể hiện trong tên khoa học của chúng, gốc từ tiếng Hy Lạp: ὀκτώπους có nghĩa là "tám chân". Những cánh tay này là một kiểu buồng thủy tĩnh học cơ bắp. Không như đa số những động vật thân mềm khác, phần lớn loài bạch tuộc trong phân bộ Incirrina có những thân thể trọn vẹn mềm mà không có bộ xương trong. Chúng không có vỏ ở ngoài bảo vệ như ốc hay bất kỳ vết tích nào của vỏ hoặc xương bên trong, như mực biển hay mực ống. Một vật giống như mỏ vẹt là bộ phận cứng cáp duy nhất của bạch tuộc. Nó giúp loài bạch tuộc len qua những kẽ đá ngầm khi chạy trốn kẻ thù. Những con bạch tuộc trong phân bộ Cirrina có hai vây cá và một vỏ bên trong làm bớt đi khả năng chui vào những không gian nhỏ.


Bạch tuộc có vòng đời tương đối ngắn, có loài chỉ sống được 6 tháng. Loài bạch tuộc khổng lồ ở Bắc Thái Bình Dương có thể sống tới 5 năm trong điều kiện lý tưởng. Tuy nhiên, sinh sản là một trong những nguyên nhân gây ra sự ngắn ngủi của vòng đời: những con bạch tuộc đực có thể chỉ sống được vài tháng sau khi kết bạn, và những con bạch tuộc cái chết không lâu sau khi ổ trứng nở.


Bạch tuộc có đến 3 trái tim. Hai trái tim bơm máu xuyên qua hai mang trong khi trái tim thứ ba bơm máu đi khắp thân thể. Máu bạch tuộc chứa đựng protein giàu hemocyanin chuyên chở oxy. Ít hiệu quả hơn huyết cầu giàu sắt của nhóm động vật có xương sống, haemocyanin được hòa tan trong huyết tương thay vì trong những hồng cầu và tạo ra màu xanh cho máu. Bạch tuộc đưa nước vào các khoang rồi xuyên qua mang. Như những động vật thân mềm khác, bạch tuộc có những mang được chia ra và có những mạch máu quấn bên trong.

Bạch tuộc và mực
Bạch tuộc và mực

Hươu cao cổ

Trái tim con người nặng khoảng 0,3kg nhưng của hươu cao cổ nặng tới 12kg do loài này cần một quả tim khỏe để có thể bơm máu chạy qua cái cổ dài. Hươu cao cổ có một quả tim rất lớn, chúng nặng khoảng 12kg. Khi một con hươu cao cổ nâng đầu lên, các mạch máu trên đầu nó sẽ chuyển gần như toàn bộ máu chảy đến não mà không tới các phần khác ở đầu như má, lưỡi hay da. Cùng lúc đó lớp da dày của nó và một bó cơ kỳ lạ trong tĩnh mạch - tĩnh mạch thường không có cơ - sẽ bổ xung huyết áp cho tĩnh mạch để tĩnh mạch có thể mang máu từ đầu trở lại tim.


Máu sẽ dồn về đầu của hươu cao cổ khi nó cúi đầu xuống mặt đất và huyết áp sẽ tăng lên gấp đôi. Khi con vật nâng đầu của nó lên để gặm lá cây máu lại rút đi nhanh chóng.


Điều này cũng tương tự đối với chúng ta. Bạn có thể cảm thấy không được minh mẫn nếu treo ngược mình lên và mặt sẽ bị đỏ lên, bạn nhanh chóng lộn ngược mình lại. Nếu huyết áp của bạn quá thấp không đủ máu để chảy lên não bạn có thể bị hôn mê bất tỉnh.


Với một cái cổ dài, hươu cao cổ dùng phần lớn thời gian để di chuyển cái đầu của mình từ thấp lên cao và vì vậy chúng cần có biện pháp giữ cho việc lưu thông máu lên não để chúng không bị choáng váng. Các nhà khoa học từng cho rằng mạch máu ở cổ của hươu cao cổ giúp cho việc dẫn máu từ tim lên não. Tuy nhiên nghiên cứu của Mitchell's cho thấy chúng dùng một cái bơm rất khỏe để đưa máu lên não và huyết áp của chúng thì cao gấp 2 lần chúng ta.

Hươu cao cổ
Hươu cao cổ

Loài ếch

Daniel Mulcahy, cộng tác viên chuyên nghiên cứu về động vật lưỡng cư và bò sát tại Viện Smithsonian, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Washington, cho biết động vật có vú và chim có trái tim bốn ngăn nhưng con số này chỉ là ba ở loài ếch. Đa số ở các loài, trái tim có nhiệm vụ lấy máu đã khử oxy từ cơ thể đưa đến phổi để lấy oxy và cung cấp cho các cơ quan khác. Ở người, máu oxy và máu khử oxy được chứa trong các ngăn riêng biệt. Nhưng ở ếch, các rãnh được gọi là trabeculae giữ cho máu được oxy hóa tách biệt với máu đã khử oxy trong cùng một ngăn.


Mulcahy cho biết ếch có thể lấy oxy không chỉ từ phổi mà còn từ da của chúng. Khi máu được khử oxy đi vào tâm nhĩ phải, nó sẽ được dẫn vào tâm thất sau đó ra phổi và da để lấy oxy. Thậm chí kỳ lạ hơn là trái tim của những con ếch có thể đông lạnh. Tim của loài ếch gỗ hoàn toàn ngừng đập khi ếch bị đóng băng trong quá trình ngủ đông.

Loài ếch
Loài ếch

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?