Thành lập từ năm 1954, Bệnh viện Bình Dân là chiếc nôi của ngành ngoại khoa của TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam. Với bề dày truyền thống giảng dạy và học tập, trong hợp tác với các trường Y khoa hàng đầu, Bệnh viện Bình Dân là địa chỉ uy tín của người dân trong lựa chọn nơi khám chữa bệnh và là ngôi trường thực hành lâm sàng chất lượng của các thế hệ giảng viên và học viên y khoa. Dưới đây là bài viết cung cấp thông tin về những điều cần lưu ý khi đi khám tại bệnh viện Bình Dân Tp. Hồ Chí Minh.
Thông tin về bệnh viện Bình Dân
Bệnh viện Bình Dân là một bệnh viện chuyên khoa hạng I ở TP. Hồ Chí Minh. Được thành lập vào năm 1954, đây là cái nôi của ngành ngoại khoa của TP. Hồ Chí Minh nói riêng và của cả nước nói chung.
Với bề dày truyền thống giảng dạy và học tập, trong hợp tác với các trường Y khoa hàng đầu, Bệnh viện Bình Dân là địa chỉ uy tín để người dân lựa chọn là nơi khám chữa bệnh. Ngoài ra đây cũng là ngôi trường thực hành lâm sàng chất lượng của các thế hệ giảng viên và học viên y khoa.
Hằng năm với 790 giường bệnh, số ca phẫu thuật của Bệnh viện Bình Dân lên đến hơn 10.000 ca phẫu thuật tổng quát và 13.000 ca phẫu thuật niệu khoa. Bên cạnh đó, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú mỗi năm gần 400.000 người.
Hiện tại, bệnh viện Bình Dân là bệnh viện uy tín, chất lượng, hàng đầu về phẫu thuật tổng quát & tiết niệu khoa với trang thiết bị hiện đại, phát triển nhiều lĩnh vực chuyên sâu do các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên gia đảm trách.
Năm 2016, đây cũng là nơi đầu tiên triển khai phẫu thuật nội soi ứng dụng robot tại Việt Nam.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ:
- Trụ sở chính: 371 Điện Biên Phủ, Phường 4, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- Khu kỹ thuật cao: 326 - 328 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Chăm sóc khách hàng: 1900 7123
Email: cskhbvbd@gmail.com
Website: www.bvbinhdan.com.vn
Fanpage: www.facebook.com/bvbinhdanhcm/
Thời gian khám bệnh
Bệnh viện Đa khoa Bình Dân có lịch làm việc từ thứ 2 đến thứ 6:
- Giờ làm việc cho bệnh nhân đến khám bệnh:
- Sáng từ 6:00 - 11:30 (lấy số từ 05:30 - 11:00)
- Chiều từ 13:00 - 16:00 (lấy số từ 12:45 - 15:00)
- Khám ngoài giờ thứ 7: từ 06:00 - 11:30
- Cấp cứu tất cả các ngày trong năm 24/24
Lưu ý: Khi đi khám bệnh người bệnh nên bắt đầu từ đầu giờ chiều để tránh tình trạng chờ lâu do lượng bệnh đông và chỉ lấy số đăng ký tại Quầy Chăm sóc hàng của Bệnh viện, không nghe theo lời chỉ dẫn của người bên ngoài.
Lưu ý quan trọng khi đến thăm khám tại bệnh viện
Cùng Toplist tìm hiểu một số lưu ý quan trọng khi đến thăm khám tại bệnh viện Bình Dân:
- Là bệnh viện lớn tại TP. Hồ Chí Minh, mỗi ngày, bệnh viện Bình Dân phải tiếp đón một lượng bệnh nhân khá đông, nhất là vào cuối tuần. Do đó, người bệnh nên thu xếp đi khám vào giữa tuần để không phải chịu cảnh chờ đợi lâu vì quá tải. Và khi đến nên sắp xếp thời gian đến sớm để tránh mất thời gian chờ đợi.
- Khi đi khám bệnh tại Bệnh viện Bình Dân người bệnh cần mang theo: Chứng minh thư nhân dân; thẻ bảo hiểm y tế; giấy chuyển viện (nếu khám trái tuyến); sổ khám bệnh, đơn thuốc và các kết quả xét nghiệm cũ.
- Luôn có người hướng dẫn trực ở sảnh chờ. Nếu có bất cứ điều gì chưa rõ về thủ tục hay quy trình khám bệnh ở Bệnh viện Bình Dân, hãy xin hướng dẫn để được làm xét nghiệm một cách nhanh chóng nhất.
- Nhiều giáo sư, bác sĩ chuyên khoa có tiếng thường chỉ làm việc một số ngày trong tuần. Vì vậy, nếu muốn được khám với những bác sĩ này, người bệnh nên tìm hiểu trước thông tin về lịch làm việc, thời gian làm việc để thuận tiện sắp xếp kế hoạch đi khám.
- Bệnh viện hiện nay không nhận khám BHYT trái tuyến, tuy nhiên nếu không có giấy chuyển tuyến người bệnh khi nhập viện nội trú vẫn được hưởng BHYT đúng tuyến theo quyền lợi trên mã thẻ
- Quý khách hàng có thể tham khảo thêm bảng giá khám, điều trị bệnh tại Bảng giá có trên website hoặc được cung cấp trong không gian bệnh viện để tìm hiểu kỹ về bảng giá trước khi đi thăm khám. Bởi vì, chi phí thực tế có thể thay đổi trên từng trường hợp cụ thể do sự khác biệt về yêu cầu thuốc, dịch vụ chuyên môn, và dịch vụ phát sinh theo chỉ định bác sĩ hoặc theo yêu cầu của người bệnh
- Ngoài những giấy tờ và dịch vụ khám, chữa bệnh cần lưu ý là bệnh nhân có thể truy cập vào trang website: www.bvbinhdan.com.vn, để tìm hiểu về các thông tin hướng dẫn cho người bệnh bao gồm: Lịch khám bệnh, hướng dẫn đi xe buýt, hướng dẫn khám bệnh… tất cả những thông tin đó rất bổ ích cho người khám và chữa bệnh thuận tiện hơn.
Những giấy tờ cần chuẩn bị khi đi thăm khám tại Bệnh viện Bình Dân
Vì bệnh viện hằng ngày phải tiếp nhận số lượng bệnh nhân rất nhiều nên cần phải lưu ý chuẩn bị trước những loại giấy tờ sau để tránh mất thời gian:
- Sổ khám bệnh và giấy xuất viện (nếu có)
- Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc thẻ hình có dấu giáp lai, ghi nhận họ tên, năm sinh của người bệnh
- Bảo hiểm y tế (BHYT)
- Giấy chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến dưới đối với người bệnh có BHYT.
- Giấy hẹn khám tái của bác sĩ
- Các giấy tờ liên quan đến việc khám chữa bệnh từ các bệnh viện khác
- Các chẩn đoán cận lâm sàng (hình ảnh, xét nghiệm,…)
- Chỉ định điều trị của bác sĩ
- Các toa thuốc đang sử dụng
Các chuyên khoa của bệnh viện
Nhằm cung cấp cho người bệnh khi khám và chữa bệnh được thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm chuyên khoa thích hợp cho mình. Bệnh viện có 16 chuyên khoa và các dịch vụ khác nhau phục vụ người bệnh.
Dưới đây sẽ là tổng hợp các chuyên khoa có trong bệnh viện Bình Dân:
- Ngoại tiết niệu: Khoa ngoại tiết niệu chuyên điều trị sỏi niệu, bướu niệu, các dị tật về đường tiết niệu và các viêm nhiễm niệu đạo. Khoa có các phương pháp chữa bệnh hiện đại như nội soi tán sỏi LASER, nội soi tán sỏi qua da, phẫu thuật nội soi lấy sỏi, phẫu thuật nội soi cắt các loại bướu tiết niệu…
- Nội soi niệu: Khoa nội soi niệu cung cấp các dịch vụ nội soi niệu đạo, bàng quang, nội soi tán sỏi bàng quang, niệu quản, sỏi thận bằng LASER với máy nội soi mềm, cắt đốt nội soi bướu bằng dao điện đơn cực, lưỡng cực, LASER, xẻ hẹp khúc nối niệu quản bể thận bằng tia LASER/C-arm…
- Nội khoa: Nội khoa không chỉ chăm sóc, điều trị cho tất cả các bệnh nhân khám nội khoa mà còn siêu âm tim, đọc ECG cho tất cả bệnh nhân.
- Tim mạch can thiệp – Can thiệp nội mạch: Chuyên khoa can thiệp các bệnh lý và hẹp tắc động mạch, các bệnh về tim như tắc nghẽn động mạch cảnh, bít liên nhĩ, hay hẹp động mạch chủ…
- Nam khoa: Khoa cung cấp dịch vụ chữa các bệnh nam giới thường gặp rối loạn cương dương, xuất tinh sớm và các rối loạn chức năng sinh dục nam khác, rối loạn biệt hóa giới tính, khám sức khỏe tiền hôn nhân. Bạn còn có thể tạo hình cơ quan sinh dục, làm tinh dịch đồ và cấp cứu gãy dương vật, xoắn dây tinh.
- Ngoại tiêu hóa: Bạn có thể phẫu thuật nội soi để điều trị thoát vị bẹn, cắt trĩ theo phương pháp Longo, phẫu thuật thực quản dạ dày, phẫu thuật đại tràng…
- Ngoại lồng ngực mạch máu: Khoa áp dụng phẫu thuật nội soi để cắt tuyến giáp, điều trị trung thất, cắt thùy phổi, điều trị tăng tiết mồ hôi… Ngoài ra, bạn còn có thể phẫu thuật chữa phình hoặc hẹp các động mạch và đặt stent.
- Ung bướu: Chuyên khoa ung bướu thực hiện hóa trị trước mổ, chăm sóc bệnh nhân ung thư và hội chẩn điều trị đa chuyên khoa.
- Ngoại gan mật: Chuyên khoa thực hiện phẫu thuật nội soi, phẫu thuật kỹ thuật cao và các thủ thuật kỹ thuật cao như nội soi lấy sỏi đường mật xuyên gan qua da, điều trị ung thư gan bằng sóng cao tần, tán sỏi đường mật điện thủy lực…
- Xét nghiệm: Chuyên khoa xét nghiệm đảm bảo cung cấp cho bệnh nhân kết quả nhanh chóng và chính xác với trang thiết bị hiện đại, chuyên nghiệp.
- Lọc máu – Nội thận: Bạn có thể điều trị nội khoa, lọc máu và thực hiện những thủ thuật sinh thiết thận để chẩn đoán bệnh, mổ tạo thông nối tĩnh mạch, mổ đặt catheter Tenckhoff…
- Nội soi tiêu hóa: Bạn có thể thực hiện nội soi để phát hiện sớm các ung thư dạ dày, đại tràng để tìm cách điều trị tại khoa nội soi tiêu hóa. Khoa cũng có những dịch vụ đặt stent để điều trị hẹp thực quản, hẹp ống mật hay lấy sỏi.
- Phẫu thuật tạo hình – thẩm mỹ: Khoa có cung cấp những dịch vụ phẫu thuật tạo hình phổ biến như sửa mắt, mũi, độn cằm, căng da, hút mỡ. Ngoài ra, bạn có thể điều trị sẹo, vết loét, các khiếm khuyết trên cơ thể như hở hàm ếch, tai nhỏ, u da hay các dị dạng vùng mặt khác.
- Chẩn đoán hình ảnh: Bạn có thể chụp X-quang hay siêu âm tại chuyên khoa để điều trị bướu gan, can thiệp mạch vành và khảo sát bệnh lý tuyến tiền liệt qua ngả trực tràng…
- Nội soi tiêu hóa: Bạn có thể nội soi tầm soát để phát hiện sớm các loại ung thư, đặt stent điều trị hẹp thực quản, ERCP cắt cơ vòng Oddi lấy sỏi…
- Giải phẫu bệnh: Khoa dùng kỹ thuật tế bào học và kỹ thuật sinh thiết lạnh để chữa dịch màng bụng, màng phổi, dịch rửa phế quản…
Điểm đặc biệt tại bệnh viện Bình Dân đó chính là kỹ thuật phẫu thuật bằng Robot, đây là một kỹ thuật hiện đại và tiên tiến hiện nay, điều trị triệt để, đồng thời bảo tồn nhất chức năng các cơ quan còn lại, giảm thiểu tối đa nguy cơ tai biến và biến chứng thường gặp sau phẫu thuật. Người bệnh trải qua phẫu thuật nhẹ nhàng hơn, hậu phẫu ít đau, hồi phục nhanh hơn, thời gian nằm viện ngắn hơn và chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật cao hơn.
Người bệnh có nhu cầu cần tư vấn chi tiết thêm liên quan đến vấn đề phẫu thuật robot và các dịch vụ khác tại Bệnh viện Bình Dân. Hãy liên hệ tại tổng đài Chăm sóc khách hàng 19007123 để được nhận sự hỗ trợ nhiệt tình từ nhân viên
Quy trình khám bệnh tại bệnh viện
Đối với trường hợp có BHYT:
- Bước 1: Bạn ký khám tại quầy hướng dẫn và nhận số thứ tự.
- Bước 2: Nhận số thứ tự để vào các phòng khám chuyên khoa phù hợp và thanh toán tiền khám.
- Bước 3: Khám bệnh với bác sĩ tại các phòng khám chuyên khoa.
- Bước 4: Thanh toán chi phí đồng chi trả và thực hiện các xét nghiệm (nếu bác sĩ có chỉ định làm các cận lâm sàng).
- Bước 5: Sau khi có kết quả xét nghiệm, trở lại phòng khám ban đầu để được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định (kê toa, nhập viện).
- Bước 6: Làm thủ tục nhập viện (nếu có chỉ định).
- Bước 7: Thanh toán chi phí đồng chi trả và nhận thuốc tại quầy thuốc BHYT.
Đối với trường hợp không có BHYT
- Bước 1: Bạn đăng ký khám chữa bệnh tại quầy hướng dẫn.
- Bước 2. Nhận số thứ tự để vào các phòng khám chuyên khoa phù hợp và thanh toán tiền khám.
- Bước 3. Khám bệnh với bác sĩ tại các phòng khám chuyên khoa.
- Bước 4. Đóng phí xét nghiệm và làm các cận lâm sàng theo chỉ định của bác sĩ (nếu có).
- Bước 5. Khi có kết quả xét nghiệm, trở lại phòng khám ban đầu để được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định (kê toa, nhập viện).
- Bước 6. Làm thủ tục nhập viện (nếu có chỉ định).
- Bước 7. Mua thuốc tại nhà thuốc bệnh viện rồi ra về.