Khả năng con người là không có giới hạn, chúng ta có người có khả năng thành thạo nhiều thứ ngôn ngữ, khả năng sáng tạo ra công nghệ mới,... Và vấn đề bài viết này muốn đề cập tới đó chính là khả năng ghi nhớ siêu phàm của những người có trí nhớ hàng đầu thế giới
John Von Neumann (1903-1957) là một nhà khoa học người Mỹ gốc Hungary, thừa hưởng trí tuệ của người Do Thái, ông được xưng là cha đẻ của máy tính, John có thể đọc lại được rất nhiều số điện thoại trong cuốn danh bạ điện thoại một cách chính xác qua một lần xem. Ông là một thiên tài có nhiều đóng góp cho nước Mỹ về vũ khí, khoa học máy tính, kinh tế, vật lý lượng tử, toán Logic,...
Ferdinand Marcos (1917-1989) từng là tổng thống của Philippines, là người có khả năng nhớ toàn bộ cuốn Hiến pháp Philippine năm 1935 và tự xưng mình là người có khả năng đọc những văn bản phức tạp và nhớ nó
Thiên tài Kim Peek sinh năm 1951 là một người Mỹ cực kì thông thái. Người ta xem ông là 1 nhà siêu bác học khi có thể thông thạo 15 lĩnh vực khác nhau bao gồm lịch sử, vũ trụ, âm nhạc,thể thao, địa lý,... là người có thể ghi nhớ lại nội dung của ít nhất 12.000 quyển sách không thiếu một chi tiết nào và khả năng đọc song song cùng hai trang giấy chỉ trong 8-10 giây. Điều đáng buồn là vị thiên tài này đã mất vào cuối năm 2009. Các nhà khoa học ở NASA đã cố gắng nghiên cứu bộ não của ông
Nikola Tesla (1856-1943) là một nhà khoa học người Mỹ gốc Serbia. Ông được mệnh danh là cha đẻ của công nghệ điện hiện đại với những phát minh làm thay đổi thế giới như 10 phát minh không tưởng: khai thác tia vũ trụ, điện cảm ứng, đốt lạnh, teslascope, máy phát tia chết chóc,điều khiển thời tiết, súng tia X, dòng điện xoay chiều, thắp sáng thế giới, máy giao động của Tesla. Ông tự xưng mình có khả năng “gặp qua cái gì là ghi nhớ.”, có thể đọc thuộc lòng nhiều cuốn sách mà không có khó khăn gì.
Tổng thống đầu tiên của Indonesia: Sukarno tên khai sinh là Kusno Sosrodihardjo (1901 -1970), là người có khả năng ghi nhớ nhiều ngôn ngữ trên thế giới
Said Nursi là người Thổ Nhĩ Kỳ, sinh năm 1878, mất năm 1960, là người có trí nhớ tuyệt vời. Trong một lần Molla Fethullah kiểm tra khả năng nhớ của Said Nursi: Ông đưa cho Said cuốn Al-Hariri of Basra, 1054-1122, Said đã đọc mỗi trang một lượt sau đó kể lại một lượt cuốn sách khiến Molla vô cùng kinh ngạc.
Charles Nalder Baeyertz (1866-1943) sinh ra và lớn lên ở New Zealand. Ông là nhà xuất bản và là nhà phê bình âm nhạc có thể xem qua một lượt là ghi nhớ được tất cả, cũng có thể đọc ngượi lại những bài báo mà ông chỉ đọc qua có một lần. Với trí nhớ uyên bác của mình, ông có thể học được nhiều loại ngôn ngữ khác nhau trên thế giới
Thật đáng tự hào phải không khi người đứng đầu bảng xếp hạng chính là chàng trai có trí nhớ siêu phàm tới từ Việt Nam - Dương Anh Vũ. Chàng trai 28 tuổi này đã khiến cả thế giới kinh ngạc khi liên tiếp lập 4 kỷ lục, có khả năng nhớ 108 hệ thống dữ liệu thống kê toàn cầu với 22.248 mục, trong đó chứa 41.725 con số, 18.725 hệ thống dữ liệu chữ, nhớ được 1.022 tác phẩm văn chương Việt Nam và thế giới, 2.500 địa danh trên bản đồ thế giới bằng ngôn ngữ quốc tế, 20.000 số pi trong toán học. Thật là đáng khâm phục phải không? Ngày 6-11 vừa qua, Dương Anh Vũ đã vinh dự được các tổ chức kỷ lục thế giới có trụ sở ở Mỹ, Ấn Độ, Hồng Công công nhận 4 kỷ lục liên tiếp về trí nhớ học thuật. Với tài năng trí nhớ như thế, con đường tương lai hiện đang mở rộng ngay trước mắt chàng trai trẻ này
Arturo Toscanini (1867-1957) là một người Ý. Ông là nhạc trưởng có khả năng nhớ được gần 100 vở opera và hơn 100 bản giao hưởng, chỉ cần nghe người khác hát một lần là ông có thể đánh dương cầm được bài đó
Stephen Wiltshire sinh năm 1947 ở Lôn Đôn. Cuộc đời ông tưởng chừng chỉ là những bất hạnh khi ông mắc bệnh tự kỉ và bị câm ngay từ nhỏ nhưng cuộc sống của ông lại tràn đầy sức sống chỉ với trí nhớ siêu phàm của mình. Hội họa như một mảnh đời riêng ông dùng để vẽ lên cuộc sống. Ông có thể vẽ toàn cảnh thành phố tỉ mỉ đến từng chi tiết với thời gian ngắn ngồi trên máy bay hoặc tàu hỏa. Ông đã từng vẽ quang cảnh nhiều nơi như Rome, Hong Kong, Madrid, Dubai và Luân Đôn chỉ bằng chí nhớ của mình mà không cần bất cứ phương tiện lưu trữ nào