Cưới hỏi luôn là việc trọng đại của cô dâu chú rể với những lễ nghi, nghi thức quan trọng. Bên cạnh đó có những phong tục cưới hỏi kì lạ của các quốc gia trên thế giới mang nét độc đáo của mỗi quốc gia. Hãy cùng toplist tìm hiểu những phong tục độc đáo này nhé!
Mang đồng xu - Thụy Điển
Một phong tục cổ xưa và vẫn được sùng bái đến ngày nay của người Thụy Điển là cô dâu phải mang những đồng xu trong giày của mình. Một đồng xu bằng bạc do cha cô tặng được giấu vào trong giày trái, trong khi đồng xu bằng vàng của mẹ cô cho được giấu vào trong giày phải để tâm niệm rằng dù cô có đi đâu chăng nữa thì cha mẹ cô luôn ở bên cạnh bảo vệ cô. Tại các buổi tiếp đón của lễ cưới, những vị khách tới dự đám cưới có cơ hội được hôn cô dâu hoặc chú rể.
Làm đám cưới giả - Ấn Độ
Làm đám cưới giả là phong tục cưới kì lạ của người Ấn Độ để trừ tà. Người Ấn Độ luôn tin vào linh hồn và bói toán, đặc biệt là bói toán dựa theo ngày tháng năm sinh. Theo đó, một số cô gái được coi là có tướng sát phu và có thể gây nguy hiểm cho người chồng sẽ phải làm đám cưới giả với cái cây hoặc con vật như dê, chó,... Lễ cưới phải được làm y như thật, cô dâu mặc lễ phục đeo đồ trang sức và một sợi chỉ. Những tục lệ này được áp dụng với những người phụ nữ có ngoại hình sứt môi, có răng từ lúc mới đẻ,... để trừ tà.
Bắt cóc cô dâu - Namibia
Bộ tộc Himba cư trú ở phía Bắc của Namibia có điểm đặc biệt là phụ nữ ở bộ tộc này rất biết cách làm đẹp cùng với thân hình đẹp như một lợi thế trời ban nên họ được phong danh hiệu - phụ nữ đẹp nhất "lục địa đen". Có lẽ chính bởi vẻ đẹp này mà nhà trai có tục lệ bắt cóc cô dâu vào ngày cưới. Vào ngày cưới, chú rể cùng gia đình sẽ tới nhà gái để bắt cóc cô dâu. Khi cô dâu bị chú rể và gia đình chú rể bắt cóc về làm vợ, cô dâu phải dùng chiếc khăn da bò để che mặt để tránh bị chú rể khác nhìn thấy mặt và cướp mất.
Chân, tay và răng của cô dâu đều nhuộm đen - Mali
Khóc sụt sùi - Trung Quốc
Khóc sụt sùi là phong tục của dân tộc Thổ Da ở Trung Quốc, trước khi cưới 1 tháng, cô dâu chú rể phải khóc sụt sùi 1 tiếng. Khóc được 10 ngày thì mẹ cô dâu cũng tham gia, mẹ cô dâu khóc được 10 ngày thì đến bà và sau đó mấy ngày là các dì, các chị gái cùng nhập bữa tiệc "khóc", cuối cùng đến hôn lễ các khách mời đều phải khóc nức nở.
Theo người Thổ Da, ý nghĩa của việc khóc tập thể này sẽ làm tăng nên bầu không khí đám cưới, kéo niềm vui, hạnh phúc tới qua những lời than buồn bã. Tương truyền trong nhiều đám cưới xưa, nhiều cô dâu do "khóc" không đạt nên đã trải qua một cuộc hôn nhân vất vả và bất hạnh.
Nam đi tu, nữ cắt tóc - Thái Lan
Nam đi tu, nữ cắt tóc là phong tục cưới ở Thái Lan, nam thanh niên Thái Lan đến tuổi trưởng thành phải đi tu, vào chùa sống một thời gian, nếu không trong cả cuộc đời mình chàng trai sẽ không được mọi người tin yêu, con gái khi trưởng thành phải cắt tóc mới lấy được chồng. Các cô gái Thái cho rằng các chàng trai từng làm hòa thượng là người có đạo đức, là những người bạn đời lí tưởng. Vì vậy, các chàng trai sau khi hoàn tục có thể kết hôn với bất cứ cô gái nào đã làm lễ cắt tóc.
Nhốt cô dâu chú rể 3 ngày - Indonexia
Các nghi lễ đám cưới của người Tidong ở Indonesia có rất nhiều điểm độc đáo, kì quái nhưng đặc biệt nhất là những đôi uyên ương mới cưới không được phép đi vệ sinh, tắm rửa và bị nhốt trong nhà suốt 3 ngày để tránh xui xẻo. Trong suốt thời gian diễn ra đám cưới, cô dâu không được phép ra khỏi nhà dù chỉ một bước. Nhưng có lẽ điều kỳ lạ nhất sau lễ thành hôn là cô dâu và chú rể không được phép sử dụng nhà tắm trong ba ngày. Đối với những người Tidong thì nghi lễ này giúp các cặp vợ chồng mới cưới tránh được những bất hạnh trong cuộc sống sau này. Nếu như không hoàn tất được nghi lễ 3 ngày này hôn nhân của họ sẽ không lâu dài, không chung thủy, hôn nhân sẽ không có hạnh phúc. Sau 3 ngày, đôi uyên ương sẽ được đi vệ sinh và tắm rửa để bắt đầu một cuộc sống bình thường.