Con người thông minh chính là một trong những đặc điểm để giúp kinh tế phát triển. Vậy thì những nước giàu có trên thế giới giống như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật... có phải là những đất nước sở hữu nhiều người có chỉ số IQ cao nhất thế giới không? Hãy cùng toplist tìm hiểu về những quốc gia có nhiều người thông minh nhất thế giới nhé!
Hồng Kông là một đất nước rất xem trọng sự thành công cũng như thành tích trong giáo dục, với hơn 1.000 trường học phục vụ cho dân số 7,1 triệu người. Vậy nên, đất nước này được xếp hạng thứ hạng cao trong lĩnh vực toán học và cả khoa học. Tổ chức hợp tác phát triển và kinh tế OECD đã xếp Hồng Kông vào danh sách các nước có chất lượng giáo dục cao. Với chỉ số thông minh IQ trung bình đạt 107 điểm cũng đã đủ sức thuyết phục mọi người rằng tại sao đất nước này lại lọt top 10 dân tộc thông minh nhất thế giới.
Italia là đất nước có nhiều họa sĩ, nhà thơ, nhà điêu khắc và nhà văn nổi tiếng trên khắp thế giới, cả những thiên tài vĩ đại nhất mọi thời đại như Leonardo da Vinci, Dante Alighieri, Michelangelo, Galileo Galilei. Ngày nay, Italia vẫn vinh dự khi sở hữu hơn 20 giải Nobel cho những tên tuổi lớn nổi tiếng như Guglielmo Marconi và Enrico Fermi đã xuất sắc đoạt giải Nobel vật lý cho phát minh về bom nguyên tử. Riêng với Fermi đã phát hiện ra nguyên tố hóa học nằm trong bảng tuần hoàn mang tên ông (nguyên tố thứ 100).
Chúng ta không thể đánh giá một dân tộc được cho là thông minh nhất khi chỉ dựa vào chỉ số IQ, thế nhưng chính chỉ số này mới phản ánh một cách trung thực và chính xác nhất. Vậy nên, điển hình những trường hợp có chỉ số IQ cao nhất đã cho chúng ta thấy rằng người Mỹ thông minh đến thế nào. Nhà sản xuất truyền hình Mỹ nổi tiếng có khả năng tạo ra con chip truyền hình, cũng như phát triển vệ tinh di động trong mối quan hệ đối tác với DirecTV, Rick Rosner, có chỉ số IQ lên tới 192. Hoặc như “người đàn ông thông minh bậc nhất của nước Mỹ” Christopher Langan có chỉ số IQ nằm trong khoảng 195 – 210. Ông bắt đầu tập nói lúc 6 tháng tuổi, tự mình học đọc lúc 3 tuổi. Ông cũng là người đã phát triển “lý thuyết về mối quan hệ giữa tâm trí và thực tế”.
Có thể nói hệ thống giáo dục tại Hàn Quốc được đánh giá khá cao. Thế nhưng vì tình hình cạnh tranh cũng như nhiều quy tắc nghiêm ngặt đã dẫn đến tỷ lệ tự tử cao, đặc biệt là trong các kỳ thi đại học. Hậu quả của áp lực học tập đã khiến nhiều sinh viên Hàn Quốc phải dành hơn 14 giờ mỗi ngày cho việc học tập. Ngoài ra, quốc gia này hiện đang có tốc độ kết nối Internet trung bình thuộc vào hàng nhanh nhất trên thế giới, đã góp phần không nhỏ vào quá trình tiếp cận các nghiên cứu cũng như thông tin với nhiều nước khác.
Người Phần Lan không cho rằng hệ thống giáo dục của mình là hoàn hảo, thế nên họ không ngừng nghiên cứu và cải thiện để phù hợp với những thay đổi của xã hội. Người Phần Lan làm những gì mà họ cho là tốt nhất với con cái mình. Trẻ em tại nước này không ghét trường học, chúng cũng không bị áp lực về điểm số hay thành tích. Các em đều dành nhiều thời gian để tận hưởng cuộc sống ngay cả trong việc học tập của mình. Đặc biệt, học sinh tại quốc gia này không phải chi trả học phí hay các khoản như bữa trưa, các tour du lịch, hoạt động ngoại khóa, tham quan bảo tàng, máy tính, sách giáo khoa, tài liệu học tập và phụ huynh cũng không phải mua cho con dụng cụ riêng.
Với hơn 22 giải Nobel nhận được, trong đó có phát minh Y học insulin cứu giúp cho hàng triệu người bị tiểu đường của tiến sĩ Canada nổi tiếng tên là Sir Frederick Banting vào năm 1921, đã giúp ích rất nhiều cho lịch sử y học thế giới trong việc phòng cũng như điều trị các căn bệnh hiện đại. Và ông cũng là một trong những người trẻ tuổi nhất khi được nhận giải thưởng Y học đầy cao quý Nobel. Hay như vị thủ tướng thứ 14 của Canada Lester B. Pearson cũng đã nhận giải Nobel hòa bình vào năm 1957 khi giúp đỡ được Liên Hiệp Quốc giải quyết thành công khủng hoảng kênh đào Suez.
Tuy là một đất nước thường xuyên phải hứng chịu những liên tục cơn động đất, núi lửa và sóng thần hằng năm nhưng Nhật Bản vẫn rất kiên cường chống trả cũng như học tập, phát triển đất nước mình một cách mạnh mẽ nhất. Nhật Bản chính là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới về công nghệ, đại học Tokyo cũng chính là đại học tốt nhất Châu Á và đã lọt vào top 25 trường đại học có thứ hạng cao của thế giới. Hơn thế nữa, tỷ lệ người dân biết chữ tại Nhật Bản đạt là 99% và thường xuyên đạt thành tích tốt trong những nghiên cứu dựa trên tài năng khoa học và toán học.
Đức cũng là nước có những trường đại học lâu đời nhất và được đánh giá cao nhất thế giới như Đại học Heidelberg (được thành lập vào năm 1386), là nơi học tập và nghiên cứu của 55 người đã đoạt giải Nobel. Người Đức luôn khiến cho cả thế giới nể phục trước trình độ cơ khí của mình. Các nhà khoa học người Đức tiêu biểu phải kể đến như Max Planck là người khai sinh ra thuyết lượng tử, Milton Friedman – là người có ý tưởng thực tế nhằm cải thiện chính sách kinh tế châu Âu năm 80 và Henry Kissinger là người giành được giải thưởng Hòa bình khi thuyết phục thành công người Mỹ rút quân khỏi Việt Nam.
Tuy nước Áo chỉ là một quốc gia nhỏ bé nằm giáp ranh với các nước như Đức, Italia và Thụy Sĩ nhưng giáo dục luôn được ưu tiên hàng đầu, miễn phí và bắt buộc đối với toàn bộ trẻ em Áo trong ít nhất là chín năm đầu, trước khi lựa chọn có tiếp tục vào các bậc học cao hay không. Mặc dù chỉ xếp hạng 9 về số lượng giải Nobel thế nhưng quốc gia này cũng đã sở hữu tới 7 giải Nobel cao nhất. Nhờ vào những đóng góp của các nhà khoa học nổi tiếng như Friedrich Hayek và Erwin Schrodinger với phát hiện đặc biệt về tiền và nền kinh tế, đã giúp châu Âu cải tổ nền kinh tế vào những năm 1970.
Tuy là hiện nay người Do Thái sống rải rác chủ yếu tại nhiều quốc gia khác nhau, thế nhưng chỉ Israel mới là quốc gia Do Thái duy nhất trên thế giới, người dân phần đông là người Do Thái và quốc đạo chính là Đạo Do Thái. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 0,19% dân số có nghĩa là gần 13,8 triệu người vào thế kỷ 19, nhưng 1/4 các nhà khoa học trên thế giới lại là người Do Thái. Hiện nay hơn một nửa giải Nobel đã thuộc về người Do Thái. Chính vì vậy, có khoảng hơn 50% đóng góp cho sự tiến bộ của loài người chính là người Do Thái đảm nhiệm. Albert Einstein, Sigmund Freud, hay Otto Frisch… đều là người Do Thái và đã đóng góp những thành tựu để to lớn trong thế kỉ 20.