Top 10 Quốc gia có trữ lượng vàng lớn nhất thế giới

Các nền kinh tế phát triển ví dụ như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Đức,.. đều xuất hiện trong danh sách những quốc gia có lượng vàng dự trữ lớn nhất thế giới. Ngoài ra, còn có sự góp mặt của nhiều quốc gia khác như Ấn Độ, Pháp, Hà Lan. Hãy cùng toplist tìm hiểu về trữ lượng vàng hiện có của các quốc gia này nhé!

Hoa Kỳ

Trữ lượng vàng chính thống của nước này đạt: 8.133,5 tấn. Trong đó, tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối chiếm 71,9%. Ngay từ năm 1952, Mỹ đã là quốc gia dự trữ vàng nhiều nhất thế giới với trữ lượng lên tới 20.663 tấn, quả là một con số khủng khiếp. Trữ lượng vàng lần đầu tiên trượt xuống dưới mốc 10.000 tấn là trong năm 1968.
Hoa Kỳ

Pháp

Trữ lượng vàng chính thống của nước này đạt 2.435,4 tấn. Trong đó, tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối chiếm 65,1%. Pháp đã bán ra 572 tấn vàng trong CBGA 2. Không những thế, Pháp cũng đã chuyển khoảng 17 tấn cho Ngân hàng thanh toán quốc tế vào năm 2004 để mà thanh toán thỏa thuận mua cổ phần của ngân hàng này. Pháp cũng cho biết là không có ý định bán vàng trong CBGA 3. Cũng theo Ngân hàng Trung ương, thì định chế này sẽ không bán vàng dự trữ bởi vì tự tin vào năng lực cũng như sự đa dạng hóa, điều có thể thẩm thấu phần nào các biến động bất ngờ trong bảng cân đối thu chi.
Pháp

Hà Lan

Trữ lượng vàng chính thống của quốc gia này là: 612,5 tấn. Trong đó, tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối chiếm 54,3%. Được biết, một phần lớn trữ lượng vàng của Hà Lan vẫn đang được cất giữ tại Mỹ, số khác thì được để tại Canada và Anh. Ngân hàng Trung ương Hà Lan vẫn hiện đang tìm kiếm những nơi thích hợp để lưu trữ vàng khi hầm chứa đã quá đầy. Theo một số thông tin thì các ngân hàng của Hà Lan cũng đã nhập về một số lượng lớn vàng từ Mỹ.
Hà Lan

Trung Quốc

Trữ lượng vàng chính thống của nước này đạt: 1,797.5. Trong đó phần trăm dự trữ nước ngoài chiếm 2,2%. Vào mùa hè năm 2015, ngân hàng nhân dân Trung Quốc cũng đã bắt đầu chia sẻ hoạt động mua bán vàng của mình hàng tháng khi lần cuối cùng là từ năm 2009. Trung Quốc đã chính thức vượt mặt Ấn Độ để trở thành thị trường tiêu thụ vàng lớn nhất vào năm 2013. Thế nhưng, vàng vẫn giữ ở tỷ lệ khá thấp trong kho dự trữ ngoại hối của nước này tại mốc 1,1%, so với mức trung bình là 10% của cả thế giới. Tích trữ vàng cũng là một nhiệm vụ cần thiết đối với nước này, trong bối cảnh hiện tại là chính quyền Bắc Kinh đang muốn quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ, với tham vọng biến đồng nội tệ thành đồng tiền dự trữ.
Trung Quốc

Nhật bản

Nhật bản là nước đứng vị trí thứ tám trong những quốc gia có lượng dự trữ vàng lớn nhất thế giới. Trữ lượng vàng chính thống của Nhật Bản đạt: 765,2 tấn. Trong đó, tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối chiếm 2,5%. Vào năm 1950, Nhật Bản chỉ nắm trong tay khoảng 6 tấn vàng. Trữ lượng vàng tại Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã nhảy vọt lần đầu tiên 9 năm sau khoảng thời gian đó, khi mua liền 169 tấn vào năm 1958. Năm 2011, Ngân hàng Nhật Bản đã bán vàng để đẩy hơn 19 tỷ USD vào nền kinh tế đất nước, với mục đích nhằm bình ổn các nhà đầu tư sau sự hủy hoại của thảm họa kép động đất và sóng thần.
Nhật bản

Ý

Trữ lượng vàng chính thống của nước này đạt: 2.451,8 tấn. Trong đó tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối chiếm 67%. Italy không còn bán vàng theo CBGA 1 và 2, cũng như chưa đưa ra thông báo cho kế hoạch bán vàng theo CBGA 3. Tuy nhiên năm 2011, các nhà băng tại Ý đã rất trông chờ Ngân hàng Ý mua vào vàng và củng cố bản cân đối thu chi. Vào năm 2013, khi một phóng viên đã hỏi Thống đốc ngân hàng của Ý, vai trò quan trọng của vàng trong danh mục đầu tư của ngân hàng Trung ương là gì thì ông ấy đã trả lời rằng vàng là “nguồn dự trữ an toàn và ít biến động hơn so với đồng đô la”.
Ý

Thụy sĩ

Trữ lượng vàng chính thống của nước này đạt: 1.040,0 tấn. Trong đó, tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối chiếm 8,0%. Vào năm 1997, có một số đề xuất cho rằng đất nước này nên bán đi một phần trữ lượng vàng bởi vì chúng không còn được đánh giá là "công cụ cần thiết để phục vụ chính sách tiền tệ" nữa. Năm 2000, Thụy Sĩ bắt đầu bán đi 1.300 tấn vàng thặng dư dựa theo Thỏa thuận vàng Ngân hàng trung ương (CBGA). Đây cũng là cam kết mà Ngân hàng Trung ương châu Âu đã thay mặt cho cả 15 Ngân hàng Trung ương đưa ra với mục đích nhằm khống chế lượng vàng bán ra các năm.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Thụy Sĩ cũng như các nước trung lập khác đã trở thành trung tâm của việc buôn bán vàng ở châu Âu, thông qua các giao dịch với đồng minh và phe đối lập. Hiện nay, đa số các giao dịch vàng được thực hiện với Trung Quốc và Hồng Kông.
Thụy sĩ

Liên bang Nga

Trữ lượng vàng chính thống của nước này đạt: 1,460.4. Trong đó, tỷ lệ phần trăm dự trữ nước ngoài là 15%. Đất nước này vẫn liên tục xây dựng lại khu dự trữ vàng của mình trong nhiều năm qua. Vào năm 2015, Nga là bên mua vàng lớn nhất với kỷ lục lên tới 206 tấn với mục đích nhằm đa dạng hóa nền kinh tế từ đồng đô la Mỹ, cũng như để cải thiện mối quan hệ với các nước phương Tây trở nên tốt hơn, kể từ sự kiện sát nhập bán đảo Crimea vào giữa năm 2014 vừa qua.
Liên bang Nga

Ấn Độ

Trữ lượng vàng chính thống của nước này đạt: 557,7 tấn. Trong đó, tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối chiếm 7,3%. Lượng vàng nhập khẩu vào đất nước này được dự đoán là vẫn sẽ tiếp tục sụt giảm năm thứ 3 liên tiếp, trong khi đó thì Ngân hàng Trung ương Ấn Độ đang giám sát một cách chặt chẽ việc nhập khẩu. Hiện nay, ngân hàng dự trữ Ấn Độ cũng đã nới lỏng các quy định về tín dụng, cho phép ngân hàng có thể tịch thu những tài sản cầm cố là bằng vàng với điều kiện "số vàng đó không được sử dụng vào mục đích cuối cùng là nông nghiệp". Hiện tại chính phủ Ấn Độ đang rất nỗ lực để giảm thiểu hoạt động mua kim loại quý của người dân. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cán cân thâm hụt trầm trọng là do lượng vàng nhập khẩu cao quá mức. Ông Raghuram Rajan là thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ cũng cho biết có thể quốc gia này sẽ trả các khoản nợ bằng vàng.
Ấn Độ

Đức

Trữ lượng vàng chính thống của nước này đạt: 3.384,2 tấn. Trong đó, tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối chiếm 68,4%. Hàng năm, ngân hàng Bunesbank đã bán ra 6 - 7 tấn vàng cho Bộ Tài chính Đức. Nước này đã bán vàng trong CBGA 1 và 2 với mục đích nhằm đúc tiền xu vàng lưu niệm. Trong năm đầu tiên của CBGA3 (2008 - 2009), ngân hàng Bundesbank đã bán khoảng 6 tấn. Cũng giống như Hà Lan, Đức đang trong giai đoạn mua lại nguồn vàng từ nước ngoài nhằm dự trữ, gồm cả New York và Paris.
Đức

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?