Toàn bộ dân số trên thế giới ở thời điểm hiện tại vào khoảng 7,2 tỷ người. Trên thế giới có khoảng hơn 220 nước, nhưng chỉ tính riêng tổng số dân của 12 nước dẫn đầu thì cũng đã chiếm hơn cả một nửa dân số toàn thế giới. Việc dân số tăng nhanh và tăng một cách liên tục qua các năm đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển kinh tế xã hội, chính trị, cũng như môi trường cả về tích cực lẫn tiêu cực. Hãy cùng toplist điểm danh những quốc gia đông dân nhất thế giới nhé!
Trung Quốc
Tính tới tháng 12/2019 Trung Quốc với số dân: 1.422.035.502 người, Trung Quốc hiện đang nắm giữ kỷ lục là quốc gia có dân số đông nhất trên thế giới chiếm khoảng 18,34% dân số thế giới. Diện tích Trung Quốc khoảng gần 9,6 triệu km2, là đất nước có diện tích lục địa đứng thứ hai trên thế giới và là quốc gia có tổng diện tích đứng thứ ba trên thế giới.
Tính đến năm 2013, nền kinh tế của Trung Quốc đã lớn thứ hai trên thế giới nếu xét theo GDP, với tổng giá trị nằm trong khoảng 9325 tỷ USD theo IMF. Dân số tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc đạt trên 300 triệu người, số người nghèo thì vào khoảng 98,99 triệu người.
Ấn Độ
Ấn Độ là quốc gia có dân số đông thứ hai trên thế giới, dân số đạt: 1.375.874.187 người, chiếm 17,74% dân số thế giới tính đến tháng 12/2019 và trong tương lai có thể Ấn Độ sẽ là nước có dân số đông nhất thế giới vượt mặt cả Trung Quốc. Vì tốc độ tăng dân số tại đất nước này khá nhanh trong thời gian gần đây. Mặt khác đây cũng là quốc gia có diện tích lớn thứ bảy trên thế giới (3,29 triệu km2). Nền kinh tế của Ấn Độ đứng thứ 11 thế giới khi xét theo GDP và lớn thứ ba thế giới khi xét theo sức mua tương đương.
Sau các cuộc cải cách kinh tế vào năm 1991, Ấn Độ đã trở thành một trong những các nền kinh tế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất và được đánh giá là một nước công nghiệp mới. Thế nhưng, quốc gia này vẫn phải đối mặt với những thách thức từ chuyện nghèo đói, tham nhũng, y tế công thiếu thốn, suy dinh dưỡng và cả chủ nghĩa khủng bố.
Ethiopia.
Ethiopia là đất nước thuộc Đông Bắc Châu Phi. Ethiopia có phía Bắc giáp Eritrea, Nam giáp Kenya, Đông giáp Djibouti và Somalia, Tây giáp Sudan. Thủ đô của Ethiopia là Addis Ababa nằm ở chân núi Entoto với khí hậu trong lành và dễ chịu. Nhiệt độ quanh năm tương đối ổn định. Đây cũng là quốc gia có số đân đứng vị trí thứ 12 trên thế giới. Tổng số dân Ethiopia đạt 111.462.870 người.
Tuy Ethiopia đang phát triển rất nhanh nhưng trình độ dân trí còn thấp, giáo dục tại đây không phải bắt buộc nên chỉ 50% số trẻ đến trường. Chế độ chăm sóc sức khỏe nhân dân còn chưa ổn định, tình trạng suy dinh dưỡng và các căn bệnh truyền nhiễm như: Tả, sốt rét, vàng da là những căn bệnh phổ biến tại đất nước này.
Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là một nước cộng hòa lập hiến liên bang với tất cả là 50 tiểu bang cùng 1 đặc khu liên bang. Dân số Hoa Kỳ xếp thứ 3 thế giới với 330.273.458 người. Diện tích của quốc gia này đứng thứ 4 thế giới với 9,83 triệu km2. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn có 14 lãnh thổ nằm rải rác trong khu vực vùng biển Caribe và Thái Bình Dương.
Hoa Kỳ cũng là một trong những quốc gia đa dạng về chủng tộc nhất trên thế giới. Do kết quả của các cuộc di dân đến từ những quốc gia khác nhau. Nền kinh tế quốc dân của nước này lớn nhất trên thế giới (tính trên giá trị thực tế, với tổng lượng sản phẩm nội địa (GDP) được ước tính trong năm 2015 là khoảng trên 18,1 ngàn tỉ đô la). Đây là siêu cường quốc duy nhất còn lại sau cuộc Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ cũng được nhiều quốc gia nhìn nhận như là một thế lực về quân sự, văn hóa và kinh tế có sức ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới.
Indonesia
Indonesis là quốc gia đứng thứ 4 thế giới về dân số với khoảng 270.856.521 người. Indonesia còn được mệnh danh là "Xứ sở vạn đảo" cũng như được biết đến là một quốc gia có số dân theo đạo Hồi lớn nhất trên thế giới. Diện tích Indonesia vào khoảng 1,9 triệu km2, xếp thứ 15 trên thế giới. Vì có rất nhiều đảo, nên quốc gia này có nhiều nhóm sắc tộc, ngôn ngữ cũng như tôn giáo riêng biệt. Người Java được xem là nhóm sắc tộc đông đúc và có vị thế chính trị lớn nhất tại nước này.
Dù dân số lớn và nhiều vùng đông đúc, thế nhưng Indonesia vẫn có khá nhiều khu vực hoang vu, đồng thời là quốc gia có mức độ đa dạng sinh học ở vị trí thứ hai thế giới. Nước này rất giàu về các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thế nhưng sự nghèo khó vẫn chính là một đặc điểm của Indonesia hiện đại.
Pakistan
Pakistan là một quốc gia Nam Á với hơn 206.475.732 người, xếp thứ 6 trên thế giới. Diện tích của nước này là 880.000 km2 (xếp thứ 34 thế giới). Pakistan cũng là một thành viên tích cực của Liên hiệp quốc (UN) và của cả Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC). Khoảng 20% dân số Pakistan vẫn đang sống trong sự nghèo khổ quốc tế ở mức 1.25 USD một ngày.
Dù là một nước rất nghèo vào năm 1947, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của quốc gia này đã ở trên mức trung bình của thế giới trong vòng khoảng 4 thập niên sau đó. Thời gian gần đây, các chính sách cải cách kinh tế trên diện rộng đã dẫn tới triển vọng về một nền kinh tế mạnh mẽ hơn và tăng tốc phát triển, đặc biệt là trong các lĩnh vực liên quan đến chế tạo và dịch vụ tài chính. Từ khoảng thập niên 1990, đã có sự cải thiện một cách đáng kể trong vị thế ngoại hối cùng với sự tăng trưởng một cách nhanh chóng trong dự trữ ngoại tệ mạnh của Pakistan.
Brazil
Brazil là một quốc gia có diện tích lớn thứ 5 trên thế giới (8,5 triệu km2), dân số nước này cũng thuộc hàng thứ 5 trên thế giới, với khoảng 213.103.040 người. Kinh tế Brazil được đánh giá là nền kinh tế lớn thứ 8 thế giới dựa trên giá trị GDP. Kinh tế nước này là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh thuộc vào hàng bậc nhất thế giới. Các cuộc cải cách kinh tế đã đem lại cho quốc gia này sự công nhận mới của quốc tế.
Brazil cũng chính là quốc gia đứng thứ 10 thế giới về tiêu dùng năng lượng và ở vị trí số 1 tại khu vực Mỹ Latinh. Thế nhưng, Brazil cũng lại là nước khai thác dầu mỏ và khí đốt bậc nhất trong khu vực và là một nhà sản xuất năng lượng ethanol lớn nhất thế giới tại thời điểm này.
Nhật Bản
Nhật Bản là một quốc gia hải đảo thuộc khu vực Đông Á, có dân số ở vị trí thứ 11 trên thế giới với khoảng 126.661.022 người, diện tích thì đứng thứ 62 trên thế giới (378.000 km2). Nhật Bản vốn là một quần đảo núi lửa với số lượng là khoảng 6.800 đảo, chủ yếu nằm trong vùng khí hậu ôn đới với bốn mùa rõ rệt. Bốn hòn đảo lớn nhất chiếm khoảng 97% diện tích đất liền của quốc gia này, nhưng phần lớn chỉ là rừng và núi cùng với nguồn tài nguyên khoáng sản vô cùng hạn chế.
Nhật Bản chính là một nước phát triển với mức sống và chỉ số phát triển con người ở mức cao. Người dân Nhật Bản có tuổi thọ trung bình thuộc vào hàng cao nhất thế giới. Đây là một trong số nước có trình độ công nghệ cao trên thế giới. Mức thu nhập trung bình của người dân tại đây khá cao so với thế giới.
Bangladesh
Bangladesh là một quốc gia thuộc vùng Nam Á với dân số vào khoảng 168.931.236 người, xếp vị trí thứ 8 trên thế giới. Diện tích Bangladesh khá nhỏ, chỉ khoảng 144.000 km2, đứng thứ 91 thế giới. Chính vì vậy, Bangladesh là một trong các quốc gia có mật độ dân số thuộc vào hàng cao nhất thế giới. Hồi giáo chính là tôn giáo lớn nhất của Bangladesh, người Hồi giáo chiếm khoảng 89,5% dân số. Tiếp theo là đến Ấn Độ giáo chiếm 9,6%, ngoài ra còn có Phật giáo, Kitô giáo, cùng các tôn giáo nhỏ khác.
Dù có nhiều nỗ lực trong nước và quốc tế nhằm cải thiện được triển vọng kinh tế và nhân khẩu, thế nhưng Bangladesh vẫn là một quốc gia đang phát triển và dân số khá đông. Thu nhập bình quân đầu người trong năm 2004 ở mức thấp là 440 USD, cùng nhiều chỉ số kinh tế khác còn kém cỏi hơn thế nữa. Gần đây Bangladesh đã có bước phát triển khá ấn tượng trong lĩnh vực phát triển con người nhờ việc tập trung nâng cao trình độ học vấn, cũng như thực thi bình đẳng giới trong trường học và giảm tình trạng phát triển dân số.
Nigeria
Tổng số dân Ethiopia đạt 111.462.870 người. là một quốc gia nằm thuộc khu vực Tây Phi, có số dân đông nhất châu Phi và đứng thứ 7 thế giới với tổng số dân là 203.619.755 người. Diện tích Nigeria khoảng 923.700 km2. Quốc gia này đã giành được độc lập từ Vương quốc Anh vào năm 1960. Thế nhưng, sau đó Nigeria lại phải nằm dưới sự cai trị của chính phủ quân sự độc tài cho tới năm 1999, khi nền dân chủ đã được phục hồi.
Hiện nay, Nigeria vẫn được coi là một nước nghèo và chỉ số phát triển con người thì ở mức rất thấp. Nigeria cũng là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất khu vực châu Phi và là một thành viên của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Nhờ vào việc xuất khẩu dầu mỏ, kinh tế Nigeria đã bắt đầu phát triển trong thời gian gần đây nhưng cũng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức rất lớn. Vào năm 1960, Nigeria chính thức trở thành thành viên của Liên Hiệp Quốc, thêm vào đó còn tham gia những tổ chức khác như là Liên minh châu Phi và khối Thịnh vượng chung Anh.
Liên Bang Nga
Mặc dù là nước có diện tích rộng lớn nhất trên thế giới (17 triệu km2) nhưng dân số của Nga chỉ ở vị trí thứ 9 trên thế giới với 143.820.246 người. Nga là một trong năm nước có sở hữu vũ khí hạt nhân đã được công nhận và sở hữu kho vũ khí huỷ diệt hàng loạt lớn nhất trên thế giới. Các thành tựu lớn nhất của quốc gia này thuộc lĩnh vực công nghệ vũ trụ và thám hiểm vũ trụ.
Tuy quốc gia này có diện tích thuộc vào hàng lớn nhất trên thế giới và cũng là nhà sản xuất dầu lửa lớn nhất. Thế nhưng vào năm 2015 kinh tế Nga chỉ đứng thứ 10 trên thế giới sau Ấn Độ và Italia. Do tình trạng tham nhũng đã gây thiệt hại nặng cho nền kinh tế của Nga.
Mexico
Mexico là một đất nước tuyệt vời nằm ở Bắc Mỹ, giữa Hoa Kỳ ở phía Bắc và Guatemala và Belize ở Đông Nam. Với đường bờ biển dài hơn 10 nghìn km, gồm vịnh Mexico và biển Caribbean ở phía đông và biển Thái Bình Dương ở phía Tây. Đất nước Mexico có hơn 133.088.252 người và xếp đứng thứ 10 trong danh sách về dân số.
Mexico là một quốc gia rộng lớn với diện tích gần hai triệu km vuông, đứng hàng thứ 14 trên thế giới. Mexico có số lượng người nói tiếng Tây Ban Nha cao nhất trên thế giới và tôn giáo chủ yếu tại đây là Công giáo Roma. Nước này hiện là nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới và có thu nhập bình quân đầu người thuộc nhóm trung bình cao.