Biến đổi khí hậu và lượng khí thải quá mức luôn là các vấn đề đau đầu với nhân loại hiện nay. Các quốc gia đang tìm mọi cách để cắt giảm lượng khí thải qua những cuộc họp cũng như cam kết cắt giảm. Tuy nhiên top 10 quốc gia sau đây vẫn đang là những quốc gia tạo ra nhiều khí thải nhất trên thế giới, số liệu dựa theo Global Carbon Atlas.
Hàn Quốc (592 triệu tấn CO2 một năm)
Thủ đô Seoul có dân số lớn hơn cả New York hay London, dù có diện tích nhỏ hơn, và người dân ở đây phần lớn đều sử dụng ô tô cá nhân. Mỗi một ô tô đều thải ra một lượng khí thải nhất định và điều này tạo ra một bầu không khí độc hại cho Seoul. Trong năm 2015, có 53 ngày Seoul có bầu không khí bị đánh giá là “độc hại” (unhealthy).

Nga (1617 triệu tấn CO2 một năm)
Tất nhiên không phải khu vực nào của Nga cũng tồi tệ như thế, nhưng tình hình cũng không mấy khả quan. Thủ đô Moscow của Nga ghi nhận sự ô nhiễm kỉ lục trong năm 2010, bằng một loạt đám mây khí độc. Tình hình cắt giảm rừng tự nhiên ở khu vực Siberia vẫn đang gia tăng một cách chóng mặt.

Trung Quốc (10 357 triệu tấn CO2 một năm)
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bầu không khí của đất nước này cũng độc hại như không khí khi ta hút thuốc vậy. Trung Quốc đã tham gia vào hiệp ước Paris cam kết cắt giảm lượng khí thải. Tuy nhiên thống kê đã cho rằng tình hình ở đây ngày càng tệ hơn theo thời gian.

Ả rập Xê út (601 triệu tấn CO2 một năm)
Ả rập Xê út là quốc gia sở hữu và khai thác dầu mỏ số 1 thế giới. Các hoạt động khai thác và lọc hóa dầu ở đây đã ảnh hưởng không nhỏ tới bầu không khí. Chính phủ Ả rập Xê út từng cam kết sẽ cắt giảm 50% lượng khí thải ra, nhưng cuối cùng họ chỉ có thể cắt giảm được 10%.

Đức (798 triệu tấn CO2 một năm)
Không khí ở đây bị đánh giá là cực kì độc hại trong 64 ngày của năm 2014. 28 khu vực của Đức, bao gồm thủ đô Berlin, Hamburg, Munich, có tỉ lệ ô nhiễm không khí rất cao. Trong năm 2013, ô nhiễm không khí bị cho là nguyên nhân giết chết hơn 10 600 người Đức.Tình hình tệ đến mức EU phải yêu cầu Đức cắt giảm lượng khí thải nhanh chóng.

Canada (557 triệu tấn CO2 một năm)
Tuy vậy chính phủ Canada đang tìm mọi cách để cắt giảm lượng khí thải của mình. Tháng 10 năm 2016 chính phủ Canada đã đánh thêm thuế vào lượng khí carbon thải ra với mong muốn cắt giảm lượng khí thải của mình.

Ấn Độ (2274 triệu tấn CO2 một năm)

Nhật Bản (1237 triệu tấn CO2 một năm)
Nhật Bản đã cố gắng thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch bằng công nghệ năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên thảm họa Fukushima năm 2011 lại dẫn đến việc toàn bộ dây truyền năng lượng hạt nhân của Nhật Bản phải đóng cửa, dẫn đến việc sử dụng lại nhiều hơn các nhiên liệu hóa thạch.

Mỹ (5414 triệu tấn CO2 một năm)

Iran (648 triệu tấn CO2 một năm)
Vào tháng 11 năm 2016 các trường học ở thủ đô Tehran đã phải đóng cửa do bầu không khí bất ngờ quá độc hại. Hơn 400 người chết do thảm họa không khí đó chỉ trong 23 ngày. Iran sở hữu một lượng lớn xe ô tô không có khả năng lọc khí thải tốt, cũng như lượng xăng sử dụng kém chất lượng dẫn tới lượng khí thải ra nhiều.
