Top 10 Tên lửa có sức hủy diệt lớn nhất thế giới

Tiếp tục với đề tài quân sự và khoa học, ngày hôm nay tôi sẽ giới thiệu cho các bạn những chiếc tên lửa có sức mạnh hủy diệt lớn nhất thế giới. Khi trực thăng, tàu sân bay và xe tăng ra đời đã làm chiến tranh chuyển sang một giai đoạn mới. Không chỉ có vậy, một trong những tác nhân làm thay đổi cục diện chiến tranh cần phải kể đến đó là tên lửa. Hãy cùng TopList tìm hiểu các bạn nhé.

M51 SLBM

Chiếc tên lửa xếp ở vị trí thứ tám là một chiếc tên lửa trực thuộc quân đội Pháp. Tên lửa M51 SLBM được được đánh giá là một trong những tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm mạnh nhất thế giới. M51 SLBM được sử dụng trong Hải quân Pháp. Với tầm bắn xa lên tới 11.000 km, từ năm 2010, chiếc tên lửa này được đưa vào sử dụng. Đây là một trong những tên lửa đạn đạo liên lục địa đáng sợ nhất trên thế giới. Lí do vì sao ư? Bởi lẽ tên lửa này sở hữu 6-10 đầu đạn hạt nhân cùng hệ thống dẫn đường mạnh mẽ cùng siêu máy tính có khả năng xác định được mục tiêu một cách chính xác. Đó cũng là lí do vì sao M51 SLBM trở thành nỗi ám ảnh cho nhiều quốc gia trên thế giới.
Tên lửa M51 SLBM của Pháp.
Tên lửa M51 SLBM của Pháp.

RS-24 Yars

Tiếp theo, không thể không kể đến RS-24 Yars - một phiên bản cải tiến của tên lửa Topol-M ICBM trực thuộc quân đội Nga. Sau sự tan rã của Liên bang Xô viết thì có lẽ Topol-M là chiếc tên lửa đầu tiên được phát triển. Theo các chuyên gia phân tích, Topol-M được thiết kế nhằm mục đích tiêu diệt bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào của Mỹ ở thời điểm hiện tại hoặc là trong tương lai. Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của của tên lửa Topol-M là thời gian rời động cơ ngắn sau khi cất cánh nhằm giảm sự phát hiện qua vệ tinh của những hệ thống phòng thủ tên lửa. Bên cạnh đó, chiếc tên lửa này còn có khả năng chuyển hướng bay chính vì vậy mà rất khó để xác định được mục tiêu mà nó hướng tới. RS-24 Yars nặng hơn so với tên lửa Topol-M được trang bị tới 10 đầu đạn hạt nhân. Được đưa vào hoạt động từ năm 2010, với tầm bay là 11.000 km, RS-24 Yars không chỉ khiến Mỹ phải dè chừng mà ngay cả các quốc gia khác cũng vậy do đó mà vị trí thứ ba trong danh sách này không thể nhường chỗ cho tên lửa nào khác ngoài RS-24 Yars.
Tên lửa RS-24 Yars của Nga.
Tên lửa RS-24 Yars của Nga.

LGM-30G Minuteman III

Vị trí thứ hai trong danh sách những chiếc tên lửa mạnh nhất thế giới dành cho Minuteman III, một tên lửa đạn đạo của lực lượng quốc phòng của Mỹ. Minuteman III là tên lửa đạn đạo mạnh thứ hai trên thế giới và có nguy cơ trở thành đối thủ đáng gờm với tên lửa R-36M2 của Nga. Có thể bạn chưa biết, Hoa Kỳ hiện nay đang dự trữ khoảng 400 loại tên lửa này. Theo các chuyên gia thì đây có lẽ chính là khắc tinh của S-400, hệ thống phòng thủ hàng đầu của Liên Bang Nga. Một số ý kiến cho rằng chiếc tên lửa này mang nhiều đầu đạn hạt nhân, do hãng Boeing của Mỹ sản xuất, lượng nổ tối đa của mỗi đầu đạn hạt nhân có thể từ 170 - 500 kiloton tương ứng với 500.000 tấn TNT, sai số là không nhiều, từ 85 - 450 m. Chiếc tên lửa này có tốc độ cực nhanh, độ chính xác cao và sức công phá khủng khiếp đã khiến cho nó trở thành cơn ác mộng cho bất kì chiếc tên lửa nào.
Tên lửa LGM-30G Minuteman III của Hoa Kỳ.
Tên lửa LGM-30G Minuteman III của Hoa Kỳ.

R-29RMU2 Layner

Xếp ở vị trí thứ mười trong danh sách này là R-29RMU2 Layner. Đây là một trong những tên lửa bắn từ tàu ngầm mạnh nhất của nước Nga sở hữu 12 đầu đạn hạt nhân với tầm bắn lên tới 12.000 km. Đây là những loại đến lửa thường được được sử dụng trong Hải quân Nga từ năm 2014 cho đến nay. Tiền thân của R-29RMU2 Layner là tên lửa R-29RMU Sineva SLBM tuy nhiên sức mạnh của nó lại gấp đến những ba lần. Chưa kể loại tên lửa này có thể tấn công nhiều mục tiêu cùng một lúc cơ đó. Tên lửa này có khối lượng lớn, điều đó cho phép nó có thể xuyên thủng bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo nào của các quốc gia trên khắp thế giới.
Tên lửa R-29RMU2 Layner của Nga.
Tên lửa R-29RMU2 Layner của Nga.

R-36M2

Vị trí đầu tiên trong danh sách này dành cho R-36M2 của Liên Bang Nga. Nó được biết đến là tên lửa đạn đạo liên lục địa mạnh nhất trên thế giới. Các thế hệ của R-36M2 được sản xuất trong cuộc chiến tranh lạnh và càng nhiều các loại vũ khí tên lửa hơn nữa được phát minh ra. Khả năng của chiếc tên lửa này đó là ngắm bắn mục tiêu ở cự ly trung bình từ 10.200 đến 16.000 km. Các bạn có biết không, một số phiên bản khác của R-36M2 có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân. Vào tháng 1 năm 1971, chiếc tên lửa này đã được đem vào thử nghiệm, đó cũng là thời điểm đang diễn ra chiến tranh lạnh. Theo như tính toán, một tên lửa duy nhất này có khả năng phá hủy ba tiểu bang của Hoa Kỳ và do tốc độ cao của nó nên khả năng đánh chặn được nó là rất hiếm. Chúng được sử dụng đến năm 1919 và Nga dự kiến sẽ thay thế chúng bằng các loại Sarmat hạng nặng mới. Đây là nguyên nhân khiến cho nó trở thành chiếc tên lửa mạnh nhất thế giới đó các bạn ạ.
Tên lửa R-36M2 của Nga.
Tên lửa R-36M2 của Nga.

RS-28 Sarmat

Nếu như nhắc tới những chiếc tên lửa mạnh nhất thế giới thì không thể không kể đến RS-28 Sarmat. Nó được biết đến là một tên lửa đạn đạo liên lục địa hạng nặng mạnh nhất do Nga phát triển. Chiếc tên lửa này được trang bị MIRV, tên lửa hạt nhân hạng nặng có khả năng mang theo 10 đầu đạn hạt nhân với phạm vi lên đến 10.000 km. Tính đến thời điểm hiện tại thì chúng đang được phát triển và sẽ đi vào hoạt động vào năm 2016 theo dự kiến. ICBM theo đánh giá của các chuyên gia thì trong tương lai phát triển, nó có thể đánh bại bất cứ loại tên lửa nào trên thế giới. Đây chính là chiếc tên lửa mạnh thứ 7 trên toàn thế giới.
Tên lửa RS-28 Sarmat của Nga.
Tên lửa RS-28 Sarmat của Nga.

Jericho II

Vào năm 2011, Jericho III là phiên bản mạnh nhất của vũ khí hạt nhân ICBM được Israel đưa vào sử dụng. Những chiếc tên lửa này có tầm bắn xa chính thức lên tới 6.500 km tuy nhiên một cuộc khảo sát thực hiện bởi Cơ quan nghiên cứu Quốc hội chỉ ra rằng tầm bắn xa của nó có thể lên đến 11.500 km. Quả là một quãng đường đáng ngưỡng mộ mà tên lửa có thể đi được. Đây là một trong những loại tên lửa hạt nhân có khả năng hủy diệt các mục tiêu ở bất cứ nơi nào thuộc châu Phi, Trung Đông, toàn bộ châu Âu cũng như châu Á, các khu vực Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Một vài phiên bản của Jericho III cũng được sử dụng rộng rãi ở Cộng hòa Nam Phi. Và đây cũng là chiếc tên lửa mạnh thứ 6 thế giới đó nha.
Tên lửa Jericho III của Israel.
Tên lửa Jericho III của Israel.

Dongfeng-41

Lại có thêm một chiếc tên lửa của Trung Quốc được xếp vào trong danh sách những chiếc tên lửa mạnh nhất thế giới. Đó chính là DF-41 hay còn gọi là Dongfeng-41. Đây là một chiếc tên lửa đạn đạo hạt nhân lớn nhất của Trung Quốc với tầm bắn khoảng từ 12.000 đến 15.000 km. Theo các chuyên gia phân tích thì có lẽ DF-41 là tên lửa có tầm đe dọa lớn đối với các nước khác trên thế giới. Chiếc tên lửa này được thử nghiệm thành công vào ngày 6 tháng 8 năm 2015 với mô phỏng có 2 đầu đạn hạt nhân.

Chưa hết, nó còn sở hữu công nghệ cảm ứng MIRV được Hoa Kỳ triển khai trên hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia với mục đích giảm khả năng đe dọa hạt nhân từ Trung Quốc với Hoa Kì. Theo như một số đánh giá, Dongfeng-41 là một chiếc siêu tên lửa đạn đạo có tầm bắn lên tới 14.500 km đầu tiên sẽ được triển khai tại Lữ đoàn cao cấp thuộc Lực lượng tên lửa mới của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đóng tại Tín Dương, tỉnh Hà Nam, từ đây tên lửa có thể tấn công Mỹ chỉ trong vòng nửa giờ đồng hồ nếu bay qua Bắc Cực hoặc là băng qua Thái Bình Dương với khoảng thời gian hơn 30 phút. Vị trí thứ tư dành cho DF-41 cũng không có gì là lạ cả phải không nào?
Tên lửa Dongfeng-41 của Trung Quốc.
Tên lửa Dongfeng-41 của Trung Quốc.

Dongfeng-5 (DF-5)

Vị trí thứ 9 trong danh sách này dành cho một tên lửa của Trung Quốc. Đó là DF-5 hay còn gọi là Dongfeng-5, nó được biết đến là tên lửa mạnh của Trung Quốc. Với tổng trọng lượng lên tới 183 tấn, tầm bắn xa khoảng 13.000 – 15.000 km đã khiến cho DF-5 trở thành mối lo ngại cho rất nhiều quốc gia trên thế giới. Từ những năm 1981, những chiếc tên lửa Dongfeng đã được đưa vào sử dụng. Đây là một tên lửa có sức hủy diệt lớn tuy nhiên nó lại có một nhược điểm là phải mất từ 30 phút đến một tiếng để tiếp nhiên liệu. DF-5 có phiên bản cải tiến hiện đại được gọi là DF-5B. DF-5 được đánh giá là chiếc tên lửa đầu tiên có khả năng đe dọa tới Mỹ.
Tên lửa DF-5 - Dongfeng của Trung Quốc.
Tên lửa DF-5 - Dongfeng của Trung Quốc.

UGM-133 Trident II

Vị trí thứ năm sẽ dành cho một chiếc tên lửa của Mỹ. Đó chính là UGM-133 Trident II - tên lửa ICBM phóng từ tàu ngầm mạnh mẽ nhất trên thế giới, được sử dụng bởi cả Anh và Mỹ. Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Trident II D5 có tên khác là UGM-133A do Tập đoàn Lockheed Martin sản xuất từ năm 1983 với đơn giá mỗi quả 37,3 triệu USD. Hiện tại, chỉ có Hải quân Mỹ và Hải quân Hoàng gia Anh sử dụng nó. Kể từ năm 1898, khi thiết kế của nó hoàn thành, đã có hơn 150 lần phóng thử nghiệm thành công.

Đây là hệ thống tên lửa có khả năng tấn công nhiều mục tiêu với độ chính xác rất cao. Người ta vẫn còn sử dụng phiên bản mở rộng Trident D5LE cho đến năm 1942. Tên lửa đạn đạo liên lục địa Trident II D5 có tổng trọng lượng vào khoảng 59 tấn, dài 13,57 mét, đường kính thân tầng 1 2,11 mét. Chưa hết, nó còn có thể mang theo 14 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập W76 100 kt hoặc là W88 475 kt. Do nó có thể tiếp cận GPS nên hành trình bay đạt độ chính xác gần như tuyệt đối. Vận tốc tối đa của chiếc tên lửa này vào khoảng 12.000 km.
Tên lửa UGM-133 Trident II của Mỹ.
Tên lửa UGM-133 Trident II của Mỹ.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?