Trẻ em là cơ thể đang lớn và phát triển. Quá trình tăng trưởng thể chất là một quá trình liên tục từ phôi thai cho đến trưởng thành, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng thể chất (chiều cao, cân nặng) và từng cơ quan không giống nhau ở mỗi trẻ. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này gồm:
Bệnh tật
Bệnh tật gây giảm sút sự tăng cân của trẻ, nhưng có thể được phục hồi. Tuy nhiên tình trạng suy dinh dưỡng vừa và nặng kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng thấp còi của trẻ. Nếu không được can thiệp kịp thời, tình trạng thấp còi kéo dài ở trẻ em sẽ ảnh hưởng đến tầm vóc và trí lực sau này. Mộ số bệnh nội tiết, chuyển hoá và di truyền tuy ít gặp nhưng là một nguyên nhân quan trọng gây rối loạn tăng trưởng và phát triển cho trẻ em.
Ngoài ra các bé thường mắc phải bệnh suy dinh dưỡng ở độ tuổi mầm non nên các mẹ hãy chọn cho bé một loại sữa giúp bé tăng cân tốt để đảm bảo cân nặng của con bạn luôn trong tầm kiểm soát và bé không bị còi xương nhé.
Yếu tố di truyền và gia đình
Tốc độ tăng trưởng và chiều cao cuối cùng thay đổi trong các dân tộc khác nhau. Chiều cao cuối cùng của người trưởng thành chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cơ sở di truyền. Tầm vóc của bố mẹ cũng có ảnh hưởng đến chiều cao của con. Chiều cao của con là sự tổ hợp những gen chi phối chiều cao bắt nguồn từ bố mẹ. Đồng thời một số tác nhân trong môi trường, dinh dưỡng và tập luyện cũng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao. Từ đó có thể ước đoán chiều cao (H) của con dựa trên chiều cao của bố mẹ.
H con trai = (H mẹ + H bố + 13)/2
H con gái = (H mẹ + H bố - 13)/2
Yếu tố dinh dưỡng
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng thể chất trẻ em, đặc biệt trong 1000 ngày đầu tiên của cuộc đời (giai đoạn trước sinh cho đến 2 tuổi). Tình trạng suy dinh dưỡng làm chậm quá trình tăng trưởng, đặc biệt thiếu dinh dưỡng mạn tính dẫn đến trẻ bị thấp còi. Ngược lại dinh dưỡng quá mức và giảm hoạt động thể chất sẽ dẫn đến gia tăng tăng trưởng và dậy thì sớm. Vì vậy hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng của con ngay từ trong bụng mẹ và những năm tháng đầu đời để giúp con phát triển tốt hơn từng ngày.
Yếu tố môi trường
Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tăng trưởng thể chất bao gồm môi trường tự nhiên (độ cao, khí hậu, thời tiết, mùa, nhịp điệu ngày đêm, mức độ ô nhiễm,...) và môi trường xã hội (các stress tâm lý, quá trình đô thị hoá, tình trạng kinh tế xã hội, lối sống, văn hoá,...).
Bé sẽ có khả năng phát triển thể chất và tinh thần tối ưu nếu được phát triển trong một môi trường trong xanh, lành mạnh. Ngược lại nếu bé có một môi trường sống không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, việc hình thành tính cách, và lối suy nghĩ của trẻ. Các mẹ nên chú ý đến môi trường sống của con để bé có thể phát triển một cách toàn diện.
Ảnh hưởng của hormon
Có nhiều nội tiết tố và yếu tố tăng trưởng tham gia vào quá trình tăng trưởng, nhưng vai trò của từng loại nội tiết tố khác nhau tuỳ theo giai đoạn phát triển của trẻ em.
Trong giai đoạn bào thai, sự tăng trưởng của thai nhi phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố của người mẹ và nhau thai. Hormon sinh trưởng (GH), insulin và hormon tăng trưởng (IGF) của mẹ không qua được hàng rào nhau thai, do đó không ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của thai. Nhau thai đóng vai trò quan trọng kiểm soát sự tăng trưởng của thai nhi. Chức năng của hợp bào nuôi nhau thai như là một cơ quan nội tiết chế tiết các hormon steroids như chriogonadoteophin, lactogen nhau thai, GH, các yếu tố tăng trưởng và các cytokin có vai trò như paracrine hoặc autocrine trong sự tăng trưởng của thai.
Trong giai đoạn sau sinh, GH là hormon chính tham gia vào sự tăng trưởng thể xác và thành phần cơ thể, tác động trực tiếp hoặc qua các tác dụng trên IGF-1, protein gắn với IGF và các tiểu đơn vị acid yếu.
Trong giai đoạn dậy thì các hormon và các steroid giới tính đều tăng, gây nên sự tăng vọt tăng trưởng và thay đổi thành phần cơ thể.