Top 6 Bài soạn "Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt" kì I (lớp 8) hay nhất

Cuối mỗi học kì, chúng ta lại có tiết ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt để ôn lại và củng cố các kiến thức về tiếng Việt đã được học trong chương trình. Qua bài học này, chúng ta sẽ hệ thống lại các kiến thức về tiếng Việt có trong chương trình ngữ văn kì 1 lớp 8, từ đó có ý thức vận dụng để hiểu nội dung ý nghĩa văn bản hoặc tạo lập văn bản. Dưới đây, Toplist sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt.

Bài soạn "Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt" số 4

I – TỪ VỰNG

1. Câu 1 trang 157 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Lý Thuyết

– Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.

– Trường từ vựng.

– Từ tượng hình, từ tượng thanh.

– Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

– Các biện pháp tu từ từ vựng (nói giảm, nói tránh).


2. Câu 2 trang 157 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Thực hành

a) Dựa vào kiến thức về văn học dân gian và về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, hãy điền từ ngữ thích hợp vào những ô trống theo sơ đồ sau:

Giải thích những từ ngữ có nghĩa hẹp trong sơ đồ trên. Cho biết trong những câu giải thích ấy có từ ngữ nào chung.

b) Tìm trong ca dao Việt Nam hai ví dụ về biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm nói tránh.

c) Viết hai câu, trong đó một câu có dùng từ tượng hình, một câu có dùng từ tượng thanh.

Trả lời:

a) Truyện dân gian bao gồm những thể loại nhỏ sau:

– Truyền thuyết: Truyện dân gian về các nhân vật và sự kiện lịch sử xa xưa, có nhiều yếu tố thần kì.

– Truyện cổ tích: Truyện dân gian kể về cuộc đời, số phận của một số nhân vật quen thuộc (người mồ côi, người mang lốt xấu xí, người em, người dũng sĩ) có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.

– Truyện ngụ ngôn: Truyện dân gian mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió chuyện con người.

– Truyện cười: Truyện dân gian dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc phê phán, đả kích.

Phần giải thích những từ ngữ đó có cái chung là từ truyện dân gian là từ ngữ có nghĩa rộng hơn (cấp độ khái quát cao hơn).

Khi giải thích những từ ngữ có nghĩa hẹp hơn so với một từ ngữ khác, ta thường phải xác định được từ ngữ có cấp độ khái quát cao hơn (có nghĩa rộng hơn).

b) Ví dụ về biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm nói tránh trong ca dao Việt Nam:

– Nói quá:

Tiếng đồn cha mẹ em hiền.Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ hai.

– Nói giảm nói tránh:

Áo anh rách chỉ đã lâuHay mượn cô ấy về khâu cho cùng.

c) Viết hai câu có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh:

– Từng hạt mưa tí tách trên những tán lá non.

– Bộ váy mới mua của em gái tôi sặc sỡ như con tắc kè hoa.


II – NGỮ PHÁP

1. Câu 1 trang 158 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Lý thuyết

Trợ từ, thán từ và tình thái từ, câu ghép (câu ghép chính phụ và câu ghép liên hợp).


2. Câu 2 trang 158 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Thực hành

a) Viết hai câu, trong đó một câu có dùng trợ từ và tình thái từ, một câu có dùng trợ từ và thán từ.

b) Đọc đoạn trích sau:

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập)

Hãy xác định câu ghép trong đoạn trích trên. Nếu tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn thì có được không? Nếu được thì việc tách đó có làm thay đổi ý cần diễn đạt hay không?

c) Xác định câu ghép và cách nối các vế câu trong đoạn trích sau:

Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào cũng như không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chúng ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.

(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)

Trả lời:

a) Viết câu

– Có trợ từ và tình thái từ: Mới đó đã 5 năm trôi qua rồi ư?

– Có trợ từ và thán từ: Trời ơi, chính cô ấy là người đã vẽ bưc tranh này!

b) Câu ghép trong đoạn trên:

– Pháp/ chạy, Nhật/ hàng, vua Bảo Đại/ thoái vị.

– Có thể tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn. Nhưng nếu thay đổi thì ý diễn đạt của câu cũng thay đổi.

c) Câu ghép

– Dùng từ nối: Chúng ta/không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào cũng như ta/không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên.

– Nối bằng cặp quan hệ từ: Có lẽ tiếng Việt của chúng ta/ đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta/ rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay/ là cao quý, vĩ đại nghĩa là rất đẹp.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt" số 2

I . TỪ VỰNG

1. Lý Thuyết

2. Thực hành

a. Dựa vào kiến thức văn học dân gian và cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống theo sơ đồ.

b. Tìm trong ca dao Việt Nam hai ví dụ về biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm nói tránh.

c. Viết hai câu, trong đó một câu có dùng từ tượng hình, một câu có dùng từ tượng thanh

Trả lời:

a.

Truyện dân gian bao gồm những thể loại nhỏ sau:

- Truyền thuyết: Truyện dân gian về các nhân vật và sự kiện lịch sử xa xưa, có nhiều yếu tố thần kì.

- Truyện cổ tích: Truyện dân gian kể về cuộc đời, số phận của một số nhân vật quen thuộc (người mồ côi, người mang lốt xấu xí, người em, người dũng sĩ) có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.

- Truyện ngụ ngôn: Truyện dân gian mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió chuyện con người.

- Truyện cười: Truyện dân gian dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc phê phán, đả kích.

Phần giải thích những từ ngữ đó có cái chung là từ truyện dân gian là từ ngữ có nghĩa rộng hơn (cấp độ khái quát cao hơn).

Khi giải thích những từ ngữ có nghĩa hẹp hơn so với một từ ngữ khác, ta thường phải xác định được từ ngữ có cấp độ khái quát cao hơn (có nghĩa rộng hơn).

b.

- Nói quá:

Tiếng đồn cha mẹ em hiền.

Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ hai.

c.

Hà Nội bây giờ không còn tiếng chuông tàu điện leng keng. Thay vào đó là dòng người đông đúc trên những chiếc xe máy, xe ô tô.


II. NGỮ PHÁP

1. Lý thuyết

Trợ từ, thán từ và tình thái từ, câu ghép (câu ghép chính phụ và câu ghép liên hợp).

2. Thực hành

a. Viết hai câu, trong đó có một câu có dùng trợ từ và tình thái từ, một câu có dùng trợ từ và thán từ

b. Hãy xác định câu ghép trong đoạn trích (trang 158 SGK Ngữ văn 8 tập 1). Nếu tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn thì có được không? Nếu được thì việc tách đó có làm thay đổi ý cần diễn đạt hay không?

c. Xác định câu ghép và cách nối các vế câu ghép trong đoạn trích (trang 158 SGK Ngữ văn 8 tập 1).

Trả lời:

a.

- Lan đi du lịch những nửa tháng à? (câu dùng trợ từ và tình thái từ)

- Trời ơi, chính em là người đạt giải nhất. (dùng trợ từ và thán từ)

b. Câu ghép trong đoạn trên:

- Pháp/ chạy, Nhật/ hàng, vua Bảo Đại/ thoái vị.

- Nếu tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn thì ý nghĩa của câu không thay đổi nhưng cách diễn đạt của người viết sẽ thay đổi.

c. Câu ghép

- Chúng ta/không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào cũng như ta/không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên.

- Có lẽ tiếng Việt của chúng ta/ đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta/ rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay/ là cao quý, vĩ đại nghĩa là rất đẹp.

=> Cách nối: nối bằng các quan hệ từ (in đậm).

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt" số 6

Câu 1. Mục I.2.a, trang 157 -158, SGK.

Dựa vào kiến thức về văn học dân gian và về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, hãy điền từ ngữ thích hợp vào những ô trống.

Giải thích những từ ngữ có nghĩa hẹp trong sơ đồ trên. Cho biết những câu giải thích ấy có từ ngữ nào chung.

Trả lời:

Những từ ngữ có nghĩa hẹp trong sơ đồ có thể được giải thích như sau :

- Truyền thuyết : truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử xa xưa, có nhiều yếu tố thần kì.

- Truyện cổ tích, truyện dân gian kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc (người mồ côi, người mang lốt xấu xí, người em, người dũng sĩ,...), có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.

- Truyện ngụ ngôn : truyện dân gian mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió chuyện con người.

- Truyện cười : truyện dân gian dùng hình thức gây cười, để mua vui hoặc phê phán, đả kích.

Qua đó, có thể biết được từ ngữ chung trong phần giải thích nghĩa của những từ ngữ có nghĩa hẹp trong sơ đồ. Từ ngữ chung đó chính là từ ngữ có nghĩa rộng hơn (có cấp độ khái quát cao hơn) những từ ngữ được giải thích trên đây.


Câu 2. Mục I.2.b, trang 158, SGK.

Tìm trong ca dao Việt Nam hai ví dụ về sử dụng biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm nói tránh.

Trả lời:

Ví dụ :

Tiếng đồn cha mẹ anh hiền

Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ tan.

(Ca dao)


Câu 3. Mục I.2.c, trang 158, SGK.

Viết hai câu, trong đó một câu có dùng từ tượng hình, một câu có dùng từ tượng thanh.

Trả lời:

Ví dụ : Hà Nội bây giờ không còn tiếng chuông tàu điện leng keng.


Câu 4. Mục II.2.a, trang 158, SGK.

Viết hai câu trong đó có một câu dùng trợ từ và tình thái từ, một câu có dùng trợ từ và thán từ.

Trả lời:

Ví dụ : Cuốn sách này mà chỉ 20 000 đồng à?


Câu 5. Mục II.2.b, trang 158, SGK.

Đọc đoạn trích sau:Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.

(“Tuyên ngôn độc lập” - Hồ Chí Minh)

Hãy xác định câu ghép. Nếu tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn thì có được không ? Nếu được thì có làm thay đổi ý cần diễn đạt không ?

Trả lời:

Câu ghép trong đoạn trích này biểu hiện những sự kiện diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian ngắn.


Câu 6. Mục II2.c, trang 158, SGK.

Xác định câu ghép và cách nối các vế câu trong đoạn trích:Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào, cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chúng ta cảm thấy thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp, bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.

Trả lời:

Đoạn trích gồm ba câu, trong đó có hai câu ghép.


Câu 7. Cho biết biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong câu ca dao sau :

Thương nhau thương cả đường đi

Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng.

Trả lời:

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu ca dao này là nói quá : "thương cả đường đi", "ghét cả tông ti họ hàng".


Câu 8. Cho biết sự khác biệt về nghĩa giữa hai câu sau đây và phương tiện dùng để thể hiện sự khác biệt đó.

a) Thằng bé ăn mỗi một bát cơm.

b) Thằng bé ăn những một bát cơm.

Trả lời:

Sự khác biệt về nghĩa giữa hai câu đã cho là :

- Trong câu (a), người nói (người viết) cho rằng thằng bé ăn một bát cơm là ít.

- Trong câu (b), người nói (người viết) cho rằng thằng bé ăn một bát cơm là nhiều.

Phương tiện dùng để thể hiện sự khác biệt đó là các trợ từ mỗi, những.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt" số 3

I - Từ vựng

1. Lí thuyết : cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ ; trường từ vựng ; từ tượng hình, từ tượng thanh ; từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ; các biện pháp tu từ từ vựng (nói quá, nói giảm nói tránh).

2. Thực hành :

a) Dựa vào kiến thức về văn học dân gian và về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, hãy điền từ ngữ thích hợp vào những ô trống theo sơ đồ sau :

Truyện dân gian gồm : Truyện cổ tích, truyện truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, truyện cười

b) Ca dao Việt Nam hai ví dụ về biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm nói tránh

- Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

- Gió đưa cây cải về trời

Rau dăm ở lại chịu lời đắng cay.

c) Viết hai câu có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh

- Bầy chim sẻ hót líu lo trên cành cây cạnh đầu hồi nhà.

- Tiếng bầy dế rích rích… ri ri dưới mặt đất còn ẩm hơi nước sau cơn mưa.

- Dáng mẹ liêu xiêu trong nắng chiều.


II - Ngữ pháp

1. Lí thuyết : trợ từ, thán từ; tình thái từ ; câu ghép

2. Thực hành :

a) Viết hai câu trong đó một câu có dùng trợ từ và tình thái từ, một câu có dùng trợ từ và thán từ.

- Nó đi chơi những hai ngày à? (câu dùng trợ từ và tình thái từ).

- Trời ơi, chính nó là người tiết lộ bí mật! ( dùng trợ từ và thán từ).

b) Câu ghép trong đoạn trên :

- Pháp/ chạy, Nhật/ hàng, vua Bảo Đại/ thoái vị.

- Nếu tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn. Nếu thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi.

c) Câu ghép

- Chúng ta/không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào (cũng như) ta/không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên.

- Có lẽ tiếng Việt của chúng ta/ đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta/ rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay/ là cao quý, vĩ đại nghĩa là rất đẹp.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt" số 5

1. Từ vựng

1.1. Lí thuyết:

Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng; từ tượng hình, từ tượng thanh; từ địa phương, biệt ngừ xã hội; các biện pháp tu từ từ vựng; trợ từ, thán từ; tình thái từ; câu ghép.Cấp độ khái quát của nghĩa của từ: Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) nghĩa của từ khác.
- Trường từ vựng: Là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
- Từ tượng hình: Là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
- Từ tượng thanh: Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người
- Từ ngữ địa phương: Là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc số) địa phương nhất định.
- Biệt ngữ xã hội: Là từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp XH nhất định.
- Biện pháp tu từ nói quá: Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
- Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.


1.2. Thực hành

a. Dựa vào kiến thức về văn học dân gian và cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, hãy điền từ ngữ thích hợp vào ô trống theo sơ đồ sau: Giải thích những từ ngữ có nghĩa hẹp trong sơ đồ trên

b. Tìm trong ca dao Việt Nam hai ví dụ về sử dụng biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm nói tránh.

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cà
(Ca dao)
Lỗ mũi mười tám gánh lông

Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho

Con tằm nó ăn lá dâu

Có khi ăn mất cả trâu lẫn bò

Làm trai cho đáng nên trai

Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng

Ước gì sông rộng một gang

Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi
c. Viết hai câu, trong đó một câu có dùng từ tượng hình, một câu có dùng từ tượng thanh.

Trả lời: Nằm trong nhà, Thanh bỗng nghe thấy tiếng rơi tí tách trên mái ngói, đêm nay trời lại mưa.
Những con trâu bụng căng tròn, ve vẩy chiếc đuôi, gặm cỏ bên bờ sông


2. Ngữ pháp

2.1. Lí thuyết:

- Trợ từ, thán từ, tình thái từ, câu ghép

- Trợ từ: Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến của từ ngữ đó.
- Thán từ: Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để hỏi đáp.
Thán từ có 2 loại chính :Á, ái, ơ, ôi… có thể tách ra khỏi các câu khác làm thành câu đặc biệt, là thán từ biểu lộ tình cảm.
Này, ơi, vâng, dạ… là thán từ gọi đáp.

- Tình thái từ: Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói .
- Câu ghép: Là những câu do hai hoặc nhiều cụm C- V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C- V này được gọi là một vế câu.


2.2. Thực hành

a. Viết hai câu trong đó có một câu dùng trợ từ và tình thái từ, một câu có dùng trợ từ và thán từ

Cậu chỉ mua cho mình hai cuốn vở thôi nhé

Ôi! Chính mình cũng cảm thấy bất ngờ vì chuyện này


b. Đọc đoạn trích sau:Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.(“Tuyên ngôn độc lập” - Hồ Chí Minh)

Hãy xác định câu ghép. Nếu tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn thì có được không? Nếu được thì có làm thay đổi ý cần diễn đạt không?


Trả lời: Trong đoạn trích trên, câu: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị là câu ghép.
Câu này có thê tách thành ba câu đơn. Tuy nhiên, khi tách thành ba câu đơn thì mối liên hệ, sự liền mạch của các sự việc sẽ bị phá vỡ. Do đó, ý cần diễn đạt của câu sẽ thay đổi.


c. Xác định câu ghép và cách nối các vế câu trong đoạn trích:Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào, cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chúng ta cảm thấy thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp, bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.


Trả lời: Đoạn trích gồm ba câu. Câu thứ nhất và câu thứ ba là câu ghép.

Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹph như thế nào, cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp, bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
Các vế câu được nối với nhau bởi các quan hệ từ (cũng như, bởi vì).

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt" số 1

I. Từ vựng

1. Lí thuyết

a. Trường từ vựng: là tập hợp tất cả các từ có nét chung. Về nghĩa (xem lại bài 2 trang 21 SGK Ngữ Văn lớp 8/I)
b. Từ tượng hình: là từ có khả năng gợi ra hình dáng, đường nét, hình khối màu sắc của sự vật, hiện tượng: Ví dụ: hí hoáy, tất bật, hì hục, thoăn thoắt.
c. Từ tượng thanh: là từ có sức gợi cảm về âm thanh của sự vật hiện tượng. Ví dụ: rả rich, đàng hoàng, róc rách, tí tách.
d. Từ ngữ địa phương: là từ ngữ chỉ sử dụng ở một hay một số địa phương nhất định. Ví dụ: mợ = mẹ (tiếng thành phố Hà Nội), đọi = bát tiếng Thanh Hóa, nón = mũ (tiếng Nam Bộ)
e. Biệt ngữ xã hội: là các từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. Ví dụ: “bắt mồi” (tìm hàng), “thét” (nêu giá) là tiếng của bọn buôn gian bán lận.
f. Nói quá, nói giảm: (Các em tìm và trả lời câu này)

2. Thực hành

a. Sơ đồ :

- Truyền thuyết : truyện dân gian về các nhân vật và sự kiện xa xưa, có nhiều yếu tố thần kì.

- Truyện cổ tích : truyện dân gian kể về cuộc đời, số phận một số nhân vật quen thuộc, có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.

- Truyện ngụ ngôn : truyện dân gian mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió chuyện con người trong xã hội.

- Truyện cười : truyện dân gian dùng hình thức gây cười để mua vui, phê phán, đả kích thói hư tật xấu.

→ Trong những câu giải thích có từ chung là “truyện dân gian”.

b. Ví dụ về biện pháp nói quá hoặc nói giảm nói tránh trong ca dao :

- Nói quá: “Lỗ mũi mười tám gánh lông / Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho”

- Nói giảm nói tránh :

Tiếc thay hạt gạo tám xoan

Thổi nồi đồng điếu lại chan nước cà.

c. Câu có dùng từ tượng hình : Áo dài Việt Nam duyên dáng, thướt tha.

- Câu có dùng từ tượng thanh: Những máy múc bên công trường cứ ầm ầm trút đá.


II. Ngữ pháp

1. Lí thuyết

2. Thực hành

a. – Câu có dùng trợ từ và tình thái từ :

“ Ôi, ngay đến thầy cũng hắt hủi con !”

- Câu có dùng trợ từ và tình thái từ :

“Chính mẹ là người đã ngăn cản không cho con đi học ư ?”

b. Câu ghép trong đoạn trích : “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”

Có thể tách các vế của câu ghép thành các câu đơn. Nhưng khi tách thành các câu đơn thì sự liên tục của sự kiện không được thể hiện rõ ràng bằng khi gộp lại.

c. Câu ghép trong đoạn trích là câu thứ nhất và câu thứ ba. Các vế câu được nối với nhau bằng quan hệ từ (cũng như, bởi vì).

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?